Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 265/KL-TTrB | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 138/QĐ-TTrB ngày 02/7/2015 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế về thanh tra công tác quản lý nhà nước (QLNN) về an toàn thực phẩm (ATTP), quản lý chất thải y tế, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, hành nghề y tư nhân, các hoạt động dịch vụ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai tại Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh; Quyết định số 144/QĐ-TTrB ngày 09/7/2015 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế về việc thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh.
Xét báo cáo kết quả thanh tra ngày 28/9/2015 của Trưởng đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh tại báo cáo số 7544/SYT-TTra ngày 23/10/2015 là đối tượng thanh tra,
Chánh Thanh tra Bộ Y tế kết luận như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn trực thuộc Trung ương với diện tích 2.095,6 km2. Dân số năm 2014 khoảng 7.9 triệu người (thực tế hiện nay, thành phố có khoảng gần 10 triệu người), về mặt hành chính, thành phố được tổ chức thành 19 quận và 5 huyện với 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc sức và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố, gồm: Y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; ATVSTP; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan Sở Y tế gồm 9 phòng chức năng.
- Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập của thành phố gồm 46 đơn vị, trong đó:
+ Khối khám chữa bệnh (KCB): 32 đơn vị (10 bệnh viện đa khoa và 22 bệnh viện chuyên khoa).
+ Khối trung tâm chuyên ngành và y tế dự phòng: 12 đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp khác: 02 đơn vị (Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế và Trung tâm Mua sắm hàng hóa tài sản công).
- Tại tuyến quận/huyện, xã/phường có:
+ 23 bệnh viện quận/huyện;
+ 24 Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện;
+ 318 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện.
- Về y tế tư nhân:
+ Cơ sở hành nghề y tư nhân: 4.694 cơ sở, trong đó bao gồm 40 bệnh viện tư, 180 phòng khám đa khoa, 3.937 phòng khám chuyên khoa, 301 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 171 dịch vụ y tế…;
+ Cơ sở dược tư nhân: 7.563 cơ sở, trong đó bao gồm 1.072 cơ sở bán buôn thuốc, 6.002 cơ sở bán lẻ thuốc, 102 cơ sở bán buôn dược liệu, 244 cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu...
- Về các cơ sở hành nghề y, dược có liên quan đến quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc:
* Cơ sở khám, chữa bệnh: 67 bệnh viện công do Bộ/ngành, thành phố và quận/huyện quản lý; 38 bệnh viện tư và trên 5.000 cơ sở khám chữa bệnh khác.
* Cơ sở sản xuất kinh doanh dược: 25 cơ sở sản xuất thuốc tân dược, 31 cơ sở xuất, nhập khẩu thuốc tân dược, 1.091 cơ sở bán buôn thuốc tân dược và 5.948 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược.
- Về tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác ATTP: Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế, được thành lập từ tháng 3/2009 theo quyết định của UBND Thành phố. Hiện tại, Chi cục ATVSTP được tổ chức thành 06 phòng, trong đó Phòng Thanh tra mới được thành lập từ 08/9/2014 theo Quyết định của Sở Y tế và chính thức hoạt động từ tháng 01/01/2015. Biên chế của Chi cục ATVSTP tại thời điểm tháng 7/2015 với 161 người, trong đó phòng thanh tra 36 người.
- Về tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác DS-KHHGĐ:
* Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế, được thành lập theo quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 25/7/2008 của UBND thành phố có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn. Chi cục DS-KHHGĐ hiện có 27/32 chỉ tiêu biên chế hành chính và 13/19 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp. Bộ máy của Chi cục hiện tại được tổ chức thành 5 phòng nhưng chưa có Phòng thanh tra.
* Tại tuyến quận, huyện, bộ phận công tác DS - KHHGĐ có từ 4 - 5 người được đặt trong Phòng Y tế. Hiện tại, toàn thành phố có 107 cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện
* Đối với tuyến xã/phường, toàn thành phố có 322 người không chuyên trách thuộc UBND của 322 xã/phường làm công tác DS-KHHGĐ.
Phần 2. Kết quả kiểm tra, xác minh
I. Kết quả thanh tra công tác quản lý nhà nước về ATTP
1. Việc ban hành văn bản chỉ đạo và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo về ATTP:
Để thực hiện tốt công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố, từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành và ban hành theo thẩm quyền 04 văn bản các loại. Đồng thời, Chi cục ATVSTP đã chủ động ban hành 36 văn bản các loại để hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm ATTP. Các văn bản đã được phổ biến kịp thời tới tất cả các nhóm đối tượng đảm bảo việc triển khai công tác ATTP được tiến hành nghiêm túc, đạt hiệu quả.
2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông:
- Tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP: 241 lớp với tổng số 13.283 người tham dự bao gồm các ngành nghề khác nhau.
- Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến phụ gia thực phẩm và thực phẩm chức năng như:
+ In và cung cấp 1.176 đĩa CD truyền thanh cho tuyến phường/xã và các chợ ở 24 quận/huyện.
+ Phân phối USB bài giảng, bộ đề thi xác nhận kiến thức ATTP cho Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng 24 quận/huyện (01 USB/TTYTDP và 01 USB/Phòng Y tế).
+ Làm 02 phóng sự.
+ Tổ chức treo 400 băng rôn có liên quan đến phụ gia thực phẩm trong các đợt cao điểm.
+ Phát 24.125 tờ gấp 10 thông điệp không an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Cấp phát 10.000 cuốn cẩm nang sản xuất rau quả an toàn...
3. Về quản lý và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
a) Đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực phẩm: Thẩm quyền cấp thuộc Cục An toàn thực phẩm.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm
- Tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh: 160 cơ sở (Sản xuất: 40 cơ sở chiếm 25%; Kinh doanh: 120 cơ sở chiếm 75%).
- Tổng số cơ sở thuộc đối tượng phải được cấp Giấy chứng nhận: 160 cơ sở.
- Tổng hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận (cấp lần đầu và cấp lại): 143 hồ sơ. (có 17 hộ kinh doanh thuộc diện di dời giải tỏa tại chợ Kim Biên - Quận 5 và không đủ điều kiện kinh doanh). Trong đó:
+ Số cơ sở do Cục ATTP ủy quyền Chi cục thẩm định: 09 hồ sơ.
+ Số cơ sở do Chi cục ATVSTP cấp: 16 hồ sơ.
- Tổng số hồ sơ đã được cấp: 137 hồ sơ (bao gồm số cơ sở do Cục ATTP cấp và Chi cục ATVSTP Tp. Hồ Chí Minh cấp).
- Tổng số hồ sơ chưa được cấp: 23 hồ sơ. Lý do chưa được cấp (đối với cơ sở thuộc quyền quản lý của địa phương): 17 hộ kinh doanh tại chợ Kim Biên không đủ điều kiện thuộc diện di dời, từ ngày 01/01/2014 đến 30/6/2015 qua thanh, kiểm tra ghi nhận điều kiện chưa đạt 100% và đang chờ thẩm định.
4. Quản lý cơ sở sản xuất TPCN, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
- Tổng số cơ sở SX, KD (Số liệu năm 2014): 382 cơ sở, trong đó sản xuất 64 cơ sở (16,8%); Kinh doanh 215 cơ sở (56,2%); Công ty dược và nhà thuốc có kinh doanh TPCN: 103 cơ sở (27%).
- Tổng số cơ sở thuộc đối tượng phải được cấp Giấy chứng nhận: 382 cơ sở.
- Tổng hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận (cấp lần đầu và cấp lại): 135 hồ sơ. Trong đó:
+ Cục ATTP ủy quyền Chi cục thẩm định: 88 hồ sơ.
+ Chi cục ATVSTP thẩm định: 47 hồ sơ.
- Tổng số hồ sơ đã được cấp: 123 hồ sơ.
+ Cục ATTP ủy quyền và Chi cục đã thẩm định: 82 hồ sơ.
+ Chi cục ATVSTP thẩm định: 41 hồ sơ.
- Tổng số hồ sơ chưa được cấp: 12 hồ sơ (06 hồ sơ mà Cục ủy quyền và 06 hồ sơ thuộc thẩm quyền của Chi cục). Lý do chưa cấp: Đang chờ thẩm định.
5. Thực trạng tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ, thẩm định:
- Cơ sở thuộc thẩm quyền của Chi cục quản lý: Đa số cơ sở sản xuất là đạt yêu cầu nhưng sự sắp xếp trong quá trình sản xuất không đúng như quy định dẫn đến phải thẩm định lần hai đã gây nên sự quá tải công việc.
- Số cơ sở được Cục ATTP ủy quyền thẩm định nhiều và gấp dẫn đến làm ảnh hưởng tiến độ kế hoạch thẩm định của Chi cục.
6. Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP:
- Với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP của thành phố, Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành liên quan thường xuyên triển khai các hoạt động truyền thông, xử lý các sự cố liên quan đến rau, củ, quả, giám sát các lễ hội, tập huấn và đặc biệt là công tác triển khai chuỗi thực phẩm an toàn.
- Hằng năm, Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thành lập 02 đoàn liên ngành ở cấp thành phố để kiểm tra công tác QLNN về ATTP tại UBND quận/huyện trong đợt Tết Nguyên đán và Tháng hành động vì CLVSATTP. Qua đó đã kịp thời góp ý, chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân các quận/huyện triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn, trong đó có liên quan đến nội dung thực phẩm chức năng và chất bảo quản trong rau, củ, quả.
7. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại Chi cục ATVSTP:
7.1. Việc tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra:
Từ đầu năm 2014 đến nay, có 03 đoàn thanh, kiểm tra ATTP liên quan phụ gia thực phẩm và thực phẩm chức năng.
Trong năm 2015, Phòng Thanh tra thuộc Chi cục mới được thành lập nên chưa có kế hoạch và tiến hành thanh Tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các nhóm sản phẩm theo yêu cầu báo cáo của Đoàn.
7.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra do Chi cục ATVSTP tiến hành:
- Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý: 542 cơ sở (160 phụ gia thực phẩm, 382 thực phẩm chức năng).
- Tổng số cơ sở đã được kiểm tra: 230 cơ sở (42,4%). Trong đó:
+ Phụ gia thực phẩm: 143 cơ sở (89,4% số cơ sở).
+ Thực phẩm chức năng: 87 cơ sở (22,8% số cơ sở).
- Tổng số cơ sở có vi phạm: 29 (Chuyển Thanh tra Sở xử lý). Trong đó:
+ Phụ gia thực phẩm: 19 cơ sở (13,3% tổng số cơ sở).
- Thực phẩm chức năng: 10 cơ sở (11,5% tổng số cơ sở).
- Nội dung vi phạm chủ yếu:
* Nội dung vi phạm chủ yếu đối với Phụ gia thực phẩm:
+ 43,7% số cơ sở có nội dung ghi nhãn sản phẩm PGTP chưa phù hợp với nhãn dự thảo đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
+ 30% số cơ sở sử dụng bao bì chứa đựng PGTP, hương liệu thực phẩm chưa lưu giữ giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố hợp quy của bao bì, kết quả xét nghiệm bao bì chứa đựng PGTP;
+ 28,6% số cơ sở còn sang chiết phụ gia thực phẩm ra các bao bì nhỏ không đảm bảo theo quy định ATTP: không có nhãn phụ, không ghi hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc (chủ yếu xung quanh chợ Kim Biên trên địa bàn Quận 5);
+ 23,1% số cơ sở chưa được khám sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đầy đủ theo quy định;
+ 22,9% số cơ sở vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như: điều kiện kho bảo quản chưa đảm bảo; PGTP chưa tách biệt với hóa chất công nghiệp; bố trí sắp xếp hàng hóa chưa đúng quy định; trần, nền xuống cấp;
+ 11,9% số cơ sở Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực hoặc chưa có;
+ 9% số cơ sở sản xuất, kinh doanh PGTP có văn phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng xưởng sản xuất, kho bảo quản đặt tại các Tỉnh Bình Dương, Long An nên Chi cục ATVSTP thành phố không kiểm tra được.
* Nội dung vi phạm chủ yếu đối với Thực phẩm chức năng:
+ 35,6% số cơ sở vi phạm nội dung ghi nhãn sản phẩm;
+ 31% số cơ sở vi phạm điều kiện về con người;
+ 17,2% số cơ sở vi phạm công bố hợp quy/công bố xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
+ 17,2% số cơ sở vi phạm quảng cáo thực phẩm;
+ 9,2% số cơ sở vi phạm thực hiện xét nghiệm định kỳ sản phẩm;
+ 6,9% số cơ sở vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở;
+ 4,6% số cơ sở vi phạm Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP (chưa có hoặc hết hiệu lực);
+ 4,6% số cơ sở vi phạm điều kiện trang thiết bị, dụng cụ.
* Việc lấy mẫu và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra:
- Đối với phụ gia thực phẩm và các sản phẩm có sử dụng phụ gia: Tổng số 98 mẫu, trong đó: 64 mẫu đạt, 34 mẫu không đạt (34,7%).
- Đối với hóa chất sử dụng trong bảo quản rau, củ, quả: Tổng số 7.766 mẫu (Định lượng: 1.537 mẫu. Test nhanh: 6.229 mẫu). Trong đó: 7.724 mẫu đạt (chiếm tỷ lệ 99,5%); 42 mẫu không đạt (chiếm tỷ lệ 0,5%). Chỉ tiêu không đạt: dư lượng thuốc BVTV, chất bảo quản, vi khuẩn Listeria monocytogenes.
- Đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Sản phẩm này do Cục ATTP cấp giấy. UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 về danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
8. Kết quả kiểm tra trực tiếp của Đoàn thanh tra về ATTP và việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
8.1. Kết quả kiểm tra việc bảo đảm ATTP tại cơ sở thực phẩm
8.1.1. Kết quả kiểm tra về ATTP trong kinh doanh TPCN tại 04 Nhà thuốc:
a) Những mặt tích cực đã đạt được:
- Về cơ sở pháp lý: 04/04 Nhà thuốc có kinh doanh TPCN đã được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Chủ cơ sở và nhân viên kinh doanh thực phẩm được khám sức khỏe định kỳ tương đối đầy đủ.
- Về lưu giữ Hồ sơ công bố sản phẩm: 04/04 nhà thuốc được kiểm tra đã có lưu các Hồ sơ công bố sản phẩm, các Giấy tiếp nhận công bố hợp quy/Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn hiệu lực.
- Về điều kiện vệ sinh cơ sở: 04/04 Nhà thuốc đảm bảo các quy định về điều kiện ATTP, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, có giá kệ để bảo quản sản phẩm TPCN thành khu vực riêng, được bảo quản theo đúng quy định.
b) Một số tồn tại, hạn chế:
- 04/04 Nhà thuốc kinh doanh TPCN được kiểm tra đều có một số sản phẩm có nhãn chưa ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc theo quy định, các tờ hướng dẫn sử dụng còn ghi thêm các công dụng như thuốc chữa bệnh.
- Tại các nhà thuốc còn lưu hành một số tờ rơi giới thiệu sản phẩm có nội dung như thuốc, nhiều tờ rơi thiếu những nội dung bắt buộc như: Thiếu tên nhóm sản phẩm “thực phẩm chức năng”, thiếu dòng cảnh báo bắt buộc “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”...
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra phát hiện 02/04 nhà thuốc đang quảng cáo các sản phẩm TPCN trên Website có nội dung gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh, Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định.
Đồng thời, tại 04 nhà thuốc, qua kiểm tra chi tiết việc ghi nhãn và các tài liệu quảng cáo đối với từng sản phẩm của các công ty kinh doanh TPCN phát hiện 38 loại tài liệu quảng cáo có vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm và 5 sản phẩm có vi phạm về ghi nhãn thực phẩm.
8.1.2. Kết quả thanh tra việc thực hiện quy định về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
a) Kết quả thanh tra việc thực hiện quy định về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ tại 02 Bệnh viện:
* Về việc thực hiện 10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM):
- 02/02 bệnh viện đều đã được công nhận là “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”, các bệnh viện có Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, có các bảng quy định 10 bước NCBSM thành công và các bảng quy định NCBSM do bệnh viện ban hành treo ở hành lang các khoa, khu vực phòng khám. Tuy nhiên, một số bệnh viện thông tin về NCBSM tại bảng quy định chưa được cập nhật đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 100/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Các bệnh viện đã có Kế hoạch huấn luyện cho các thầy thuốc và nhân viên y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện những quy định về NCBSM, có đường dây tư vấn miễn phí riêng về các kỹ năng NCBSM cho các bà mẹ, được niêm yết tại khu vực phòng khám và bệnh viện.
- 02/02 bệnh viện đều có thông tin cho phụ nữ có thai về lợi ích của việc NCBSM và cách thức thực hiện bằng cách tuyên truyền và tổ chức các lớp học tập huấn tiền sản cho bà mẹ mang thai và cả người nhà của họ khi có nhu cầu.
Qua kiểm tra thực tế ghi nhận, việc tư vấn về lợi ích của việc NCBSM, cách thức thực hiện NCBSM được các y, bác sĩ thực hiện thường xuyên trong khi khám thai (In tờ rơi, sổ theo dõi khám thai, băng Video tuyên tuyền...).
- 02/02 bệnh viện đã có các nhóm hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn cho các bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, hướng dẫn cho các bà mẹ phương pháp da kề da để áp dụng đối với mình khi sinh con, thực hiện để con gần mẹ trong suốt 24 giờ trong ngày. Đối với các bà mẹ mổ đẻ, việc thực hiện còn hạn chế, thường ít nhất sau 02 giờ đầu sau khi sinh con mới được nằm gần mẹ và trường hợp phải tách mẹ theo yêu cầu điều trị.
- 02/02 Bệnh viện có chỉ dẫn và tư vấn trực tiếp cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con.
- 02/02 Bệnh viện có hướng dẫn không cho trẻ sơ sinh ăn, uống bất cứ đồ ăn, thức uống gì khác ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định của thầy thuốc và nhân viên y tế. Qua kiểm tra tại một số khoa, phòng của 02 bệnh viện không thấy hiện tượng bà mẹ cho con ăn sữa bột bằng bình bú với núm vú giả.
- 02/02 Bệnh viện đã tư vấn, hướng dẫn và khuyến khích các bà mẹ cho con bú theo nhu cầu.
* Về việc thực hiện những điều không được làm đối với thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh:
Cả 02 Bệnh viện đều là những Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành làm công tác chỉ đạo tuyến cho hơn ba mươi tỉnh, thành phố từ Miền Trung trở vào về lĩnh vực Sản, Nhi nên đã thực hiện tương đối tốt những điều không được làm đối với người đứng đầu và đối với thầy thuốc, nhân viên y tế, cụ thể là:
- Các bệnh viện đã có quy định không tổ chức bán hoặc cho phép bán sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện (Trừ nhà thuốc bệnh viện).
- Các Bệnh viện đã thực hiện việc không cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trưng bày, niêm yết tên của sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú với đầu vú nhân tạo, núm vú giả tại cơ sở.
- Các bệnh viện không nhận trực tiếp sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng; các lợi ích vật chất hoặc các hình thức biểu hiện khác có tên hoặc biểu tượng của sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng do các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ hoặc người đại diện của họ tặng. Tại Bệnh viện Từ Dũ có “Làng trẻ Hòa Bình”, Bệnh viện Hùng Vương có nhóm trẻ bị bỏ rơi nên bệnh viện phải nhận từ Hội chữ thập đỏ quà tặng của các Tổ chức từ thiện để nuôi dưỡng cho các cháu. Đoàn thanh tra đã trao đổi, hướng dẫn Bệnh viện về phương thức tiếp nhận sản phẩm, đảm bảo việc tiếp nhận hàng từ các tổ chức từ thiện thực hiện theo đúng quy định.
b) Kết quả thanh tra tại các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
Đoàn tiến hành thanh tra tại 01 cơ sở kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là hộ kinh doanh Trần Thị Như Hoa, địa chỉ số 249, Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh quận 1, kết quả thanh tra ghi nhận:
* Những mặt tích cực đã đạt được:
- Về cơ sở pháp lý: Cơ sở đã được UBND Quận I cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề kinh doanh thực phẩm và đã được UBND Quận I cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Về điều kiện ATTP: Cơ sở sạch sẽ, thoáng mát, được trang bị điều hòa nhiệt độ, có giá kệ để bảo quản sản phẩm, điều kiện bảo quản đáp ứng yêu cầu theo đúng quy định.
* Một số tồn tại, hạn chế: Cơ sở kinh doanh một số sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là hàng ngoại nhập không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt, không có hóa đơn, chứng từ (kinh doanh hàng nhập lậu).
II. Kết quả thanh tra công tác QLNN về hành nghề y tư nhân
1. Công tác quản lý nhà nước của Sở Y tế về hành nghề y tư nhân:
1.1. Về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động KCB:
1.1.1. Những văn bản chỉ đạo:
Sở Y tế đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 2805/QĐ-UBND ngày 31/5/2013 của UBND thành phố, công bố thủ tục hành chính lĩnh vực KCB thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế và ban hành theo thẩm quyền các bản liên quan cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động KCB tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý hành nghề KCB khám chữa bệnh trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính từ 01/01/2014 đến ngày 30/6/2015, Sở Y tế đã cấp được 14.741 Chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề trên địa bàn và 3.456 Giấy phép hoạt động cho các cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật KCB.
1.1.2. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở hành nghề y tư nhân của SYT:
a) Kết quả kiểm tra về hành nghề y tư nhân năm 2014:
+ Số cơ sở kiểm tra về hành nghề y tư nhân: 2.804 và YHCT: 228 cơ sở;
+ Số cơ sở vi phạm về hành nghề y tư nhân: 183 cơ sở và YHCT: 10 cơ sở;
+ 03 quận có số cơ sở kiểm tra cao: Quận 10: 302; Quận Bình Thạnh: 334; Quận 3: 348 cơ sở.
b) Công tác thanh tra:
* Năm 2014:
- Số cơ sở được thanh tra: 3.032 cơ sở
- Số cơ sở vi phạm: 483 chiếm 15,93%.
- Phạt tiền: 193 chiếm 39,96% số cơ sở vi phạm;
- Số tiền: 7.596.300.000 đồng
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động: 24 cơ sở chiếm 4,97% số cơ sở vi phạm;
+ Tước giấy phép hoạt động: 06 cơ sở chiếm 1,24% số cơ sở vi phạm;
+ Tước Chứng chỉ hành nghề: 01 cơ sở.
(Không xử lý, chỉ nhắc nhở: 290 chiếm 60,04% số cơ sở vi phạm).
* Đợt I/2015:
- Số cơ sở được thanh tra: 4.552 cơ sở;
- Số cơ sở vi phạm: 392 chiếm 8,61% số cơ sở được thanh tra;
- Phạt tiền: 258 chiếm 65,82% số cơ sở vi phạm;
- Số tiền: 3.307.150.000 đồng.
- Nhắc nhở: 91 cơ sở;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động: 23 cơ sở;
+ Tước giấy phép hoạt động: 02 cơ sở.
* Các hành vi vi phạm chủ yếu về hành nghề y tư nhân:
Nội dung vi phạm chủ yếu | Tỉ lệ % trên số cơ sở bị phạt tiền |
- Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động | 31% |
- Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật | 13% |
- Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề | 11% |
- Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định | 10% |
- Một số hành vi khác như: Quảng cáo dịch vụ KB không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn ghi trong giấy phép; Sử dụng người hành nghề không có Chứng chỉ hành nghề; Hoạt động có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động..., | Mỗi nhóm hành vi chiếm tỷ lệ từ 5-8%. |
2. Kết quả kiểm tra trực tiếp của Đoàn tại các cơ sở hành nghề y tư nhân: Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra trực tiếp thanh tra tại 07 cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố, cụ thể bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh; Bệnh viện Đa khoa STO Phương Đông; Bệnh viện Chuyên khoa Thẩm mỹ Việt Mỹ; Phòng khám đa khoa Đại Phước; Phòng khám đa khoa Quốc tế Sài Gòn; Phòng khám đa khoa 3/2; Phòng khám đa khoa Nancy. Kết quả thanh tra được tổng hợp như sau:
2.1. Những mặt làm được:
2.1.1. Hồ sơ pháp lý:
- Hiện tại 7/7 cơ sở được thanh tra đều đã được cấp Giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CCHN của bác sỹ phụ trách chuyên môn của phòng khám và các bác sỹ phụ trách các chuyên khoa và Giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng như: Giấy chứng nhận an toàn bức xạ phòng Xquang, môi trường; Phòng cháy, chữa cháy; Hợp đồng xử lý chất thải y tế...
- 6/7 cơ sở được thanh tra đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc danh mục kỹ thuật tại cơ sở. Riêng PKĐK Quốc tế Sài Gòn đang hoàn chỉnh hồ sơ trình SYT phê duyệt danh mục kỹ thuật.
- Hồ sơ quản lý lao động: Các cơ sở được thanh tra đều có hồ sơ, Hợp đồng lao động và đóng BHXH cho nhân viên làm việc tại cơ sở. Các bác sỹ Chủ nhiệm khoa chuyên môn có hồ sơ theo quy định.
2.1.2. Việc thực hiện các quy chế chuyên môn
- Tại thời điểm thanh tra, 7/7 cơ sở được thanh tra đều thực hiện KCB theo phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Các bệnh viện cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế để phục vụ KCB.
- Các cơ sở đều được trang bị một số máy móc trang thiết bị Xquang, siêu âm, xét nghiệm để phục vụ cho thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
2.2. Những tồn tại.
2.2.1. Hồ sơ pháp lý:
- 5/7 cơ sở có điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh chưa có CCHN. Các cơ sở giải trình đang tiến hành các thủ tục xin cấp CCHN cho những người còn lại (đã nộp hồ sơ xin cấp lên Sở y tế) hoặc mới ra trường đang thực hành chuyên môn.
- 1/7 cơ sở chưa được SYT phê duyệt Danh mục kỹ thuật chuyên môn (đang làm thủ tục gửi SYT đề nghị phê duyệt).
- Tại bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ Việt Mỹ có 04 bác sỹ chưa đăng ký hành nghề với Sở Y tế và 04 người nghỉ việc không báo cáo với SYT.
2.2.2. Việc thực hiện các quy chế chuyên môn:
- 6/7 cơ sở có biển hiệu ghi chưa đúng với Giấy phép hoạt động do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp như: không có số Giấy phép hoạt động, không có tên người phụ trách chuyên môn, không có thời gian hoạt động.
- 1/7 cơ sở (PKĐK Đại Phước) có bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh nhưng không thực hiện niêm yết công khai theo quy định.
- 5/7 cơ sở, tủ thuốc cấp cứu tại các khoa, phòng không có Danh mục thuốc cấp cứu hoặc có nhưng không được giám đốc phê duyệt.
- Việc thực hiện quy chế hồ sơ bệnh án, kê đơn tại 03 bệnh viện tư nhân:
+ 3/3 bệnh viện: Bệnh án cơ bản làm theo mẫu của Bộ Y tế nhưng ghi chép trong bệnh án còn sơ sài, chưa đầy đủ cột mục, chữ viết xấu, khó đọc.
+ 2/3 bệnh viện: Mẫu Phiếu chỉ định xét nghiệm máu không theo mẫu của Bộ Y tế (Bệnh viện Vạn Hạnh, BV chuyên khoa thẩm mỹ Việt Mỹ).
+ 2/3 bệnh viện (BV đa khoa Vạn Hạnh và STO Phương Đông): Sổ ghi Biên bản hội chẩn theo mẫu của Bộ Y tế, việc ghi chép còn sơ sài không đầy đủ: không có tên bác sỹ tham gia hội chẩn, không có hoặc không đầy đủ chữ ký của các bác sỹ tham gia hội chẩn.
+ 1/3 bệnh viện (BV chuyên khoa Thẩm mỹ Việt Mỹ): không có sổ ghi biên bản hội chẩn.
+ 2/3 bệnh viện: Một số Phiếu xét nghiệm sinh hóa huyết học, siêu âm không có chữ ký của Trưởng khoa xét nghiệm (BV chuyên khoa thẩm mỹ Việt Mỹ, STO Phương Đông).
+ 1/3 bệnh viện: Bệnh viện STO Phương Đông có 03 nhân viên không đeo biển tên khi đang làm việc.
III. Kết quả thanh tra về quản lý chất thải y tế
1. Kết quả kiểm tra công tác QLNN về chất thải y tế tại Sở Y tế TP. HCM
1.1. Về ban hành văn bản chỉ đạo: Theo báo cáo của Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường công tác quản lý chất y tế từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2015, Sở Y tế đã ban hành 13 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong ngành y tế triển khai các quy định về quản lý chất thải y tế.
1.2. Về công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về quản lý chất thải y tế: Theo báo cáo, từ năm 2014 - 2015 Sở Y tế đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định, các kiến thức kỹ năng về quản lý chất thải y tế; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý chất thải y tế cho các nhóm đối tượng, bao gồm cán bộ quản lý, các cán bộ. làm công tác chuyên môn liên quan quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế. Trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế trong việc quản lý chất thải y tế.
1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải y tế: Theo báo cáo, từ năm 2014 Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh có triển khai đoàn thanh tra hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Nhân Ái, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đồng 2. Qua thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị có những tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế. Đối với năm 2015, Sở Y tế chưa triển khai thanh tra về công tác này.
2. Kết quả kiểm tra trực tiếp của Đoàn về quản lý chất thải y tế tại 02 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
2.1. Kết quả kiểm tra tại 02 bệnh viện công lập (Từ Dũ và Hùng Vương):
a) Về hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan quản lý chất thải:
- 2/2 Bệnh viện đã lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- 2/2 Bệnh viện đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở Tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
- 2/2 Bệnh viện có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do sở Tài nguyên môi trường cấp.
- 2/2 Bệnh viện đã thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải định kỳ hằng năm.
- 2/2 Bệnh viện đã thực hiện giám sát môi trường định kỳ (04 lần/năm đối với bệnh viện Từ Dũ; 2 lần/năm tại Bệnh viện Hùng Vương).
b) Thực trạng việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế:
- 2/2 Bệnh viện hợp đồng với các đơn vị có chức năng đảm bảo tư cách pháp nhân để xử lý rác thải trong bệnh viện.
- 2/2 Bệnh viện có đầy đủ các chứng từ về chất thải nguy hại và bảng xác nhận rác thải Y tế.
- 2/2 Bệnh viện đã thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho viên chức của bệnh viện về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản hằng năm.
* Về thu gom, xử lý chất thải, qua kiểm tra thực tế 2 bệnh viện ghi nhận
- Đối với chất thải rắn: 2/2 bệnh viện đã tổ chức thu gom phân loại tại chỗ; có đủ thùng chứa chất thải, túi đựng chất thải theo đúng quy định; trên xe tiêm đều có thùng chứa rác thải tái chế, rác thải nguy hại, thùng chứa vật sắc nhọn; tại các phòng trong khoa đều có thùng chứa rác thải y tế, các thùng lưu giữ chất thải đều có biển hướng dẫn; qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ y tế đều cơ bản nắm được các quy định về quản lý chất thải y tế.
- Đối với chất thải lỏng: 2/2 bệnh viện có hệ thống thu gom và xử lý chất thải lỏng; Hệ thống xử lý nước thải vận hành tốt, có cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi và có sổ theo dõi vận hành hằng ngày.
- Đối với việc lưu giữ chất thải:
+ 2/2 bệnh viện có khu vực riêng để lưu giữ;
+ Kho lưu giữ có các thùng chứa đựng riêng cho từng loại chất thải và được chuyển đi hằng ngày.
+ Bệnh viện Từ Dũ đã có kho riêng để lưu giữ chất thải nguy hại.
+ Qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ y tế đều cơ bản nắm được các quy định về quản lý chất thải y tế.
Tồn tại: Tại Bệnh viện Hùng Vương chưa có kho riêng để lưu giữ chất thải nguy hại và chất thải tái chế; Sàn khu vực lưu giữ chất thải y tế còn ứ đọng nước.
2.1. Kết quả kiểm tra về quản lý chất thải y tế tại 07 cơ sở hành nghề y tư nhân (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh; Bệnh viện Đa khoa STO Phương Đông; Bệnh viện Chuyên khoa Thẩm mỹ Việt Mỹ; Phòng khám đa khoa Đại Phước; Phòng khám đa khoa Quốc tế Sài Gòn; Phòng khám đa khoa 3/2; Phòng khám đa khoa Nancy):
- Các cơ sở có Hợp đồng xử lý chất thải y tế, đã tiến hành phân loại ngay tại các khoa phòng, có trang bị túi nilon với màu sắc theo quy định. Chất thải y tế được thu gom, phân loại, vận chuyển hàng ngày cơ bản theo đúng quy định.
- 03 Bệnh viện tư nhân có hệ thống xử lý nước thải y tế Tại thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải vận hành tốt.
1. Công tác quản lý nhà nước về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh:
1.1. Việc tiếp nhận và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc:
Sau khi tiếp nhận các văn bản quản lý nhà nước về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, Sở Y tế đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở dược, khám, chữa bệnh trên địa bàn theo chuyên đề hoặc lồng ghép thông qua các lớp tập huấn các văn bản chuyên môn về lĩnh vực dược, cụ thể:
Kế hoạch ngày 11/8/2014 về việc tổ chức các lớp tập huấn Thông tư mới về lĩnh vực dược năm 2014.
Ngày 13/8/2014 Sở Y tế có công văn số 521/TM-SYT; 531/TM-SYT; 532/TM-SYT gửi về các đơn vị tham gia tập huấn các văn bản về công tác dược; các văn bản quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
Mặt khác các văn bản quản lý về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc cũng được đăng tải trên trang thông tin điện tử: www.medinet.hochiminhcity.gov.vn.
1.2. Công tác duyệt dự trù mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đối với các cơ sở dược, khám, chữa bệnh trên địa bàn:
- Các cơ sở dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn lập dự trù mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc nộp hồ sơ xin duyệt dự trù qua Bộ phận một cửa của Sở Y tế, sau đó sẽ được chuyển tới Phòng Quản lý dược để xem xét, giải quyết theo quy định.
- Số cơ sở dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp hồ sơ xin duyệt mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc:
Stt | Số cơ sở | Năm 2014 | Từ 01/01/2015 đến 30/6/2015 | Cộng |
1 | Số cơ sở khám, chữa bệnh | 150 | 153 | 303 |
2 | Số cơ sở dược | 7 | 8 | 15 |
| Cộng | 157 | 161 | 318 |
Trong giai đoạn từ 01/01/2014 đến 31/12/2014, Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh duyệt dự trù mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc cho 157 cơ sở trong đó có 7 cơ sở dược và 150 cơ sở khám, chữa bệnh với tổng số dự trù được duyệt là 664 bản (trong đó cơ sở khám, chữa bệnh là 648 bản và cơ sở kinh doanh dược là 16 bản).
Trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 30/6/2015, Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh duyệt dự trù mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc cho 161 cơ sở trong đó có 8 cơ sở dược và 153 cơ sở khám, chữa bệnh với tổng số dự trù là 408 bản (cơ sở khám chữa bệnh 394 bản; cơ sở kinh doanh dược 14 bản).
Đối với dự trù Methadone của các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, việc phê duyệt dự trù được thực hiện hàng tháng theo hướng dẫn tại Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế giai đoạn 2012-2015.
1.3. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trên địa bàn:
- Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện việc báo cáo Cục Quản lý dược và các cơ quan liên quan về công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất của các cơ sở trên địa bàn theo đúng quy định.
- Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh lưu báo cáo hằng năm, báo cáo tháng, báo cáo 6 tháng về tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của các cơ sở dược, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010, Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 và Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014.
1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc đối với các cơ sở dược, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn:
Hằng năm, Phòng Quản lý dược, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở dược, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Qua kiểm tra, Sở Y tế đã ghi nhận một số ưu điểm của các đơn vị được kiểm tra: Cơ sở có trang bị tủ riêng có khóa chắc chắn để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. Theo dõi, cập nhật sổ theo dõi xuất - nhập - tồn kho; lưu đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần theo quy định.
1.5. Kiểm tra hồ sơ dự trù và duyệt dự trù của 15/157 đơn vị trong đó:
Các đơn vị lập dự trù và Sở Y tế duyệt dự trù thuốc gây nghiện, hướng tâm thần chủ yếu theo tên hoạt chất của thuốc: Thuốc viên Gardenal 100 mg vỉ 10 viên cơ sở dự trù hoạt chất Phenobarbital 100mg dạng viên; Thuốc Danotan 100mg/ml cơ sở dự trù hoạt chất Phenobarbital 100mg/ml; Thuốc Dolargan 100mg/2ml cơ sở dự trù Pethidin 100mg/2ml…..
2. Việc chấp hành quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
2.1. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh (Bệnh viện quận 3; Bệnh viện Phụ sản Mê Kông):
a) Về cơ sở pháp lý: Bệnh viện quận 3 đã được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh và Bệnh viện phụ sản Mê Kông đã được Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.
b) Về tình hình nhân sự: Các cơ sở đã bố trí đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với quy mô hoạt động của cơ sở. Thủ kho quản lý thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học theo quy định.
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và bảo quản: Tủ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc của Bệnh viện quận 3 và Bệnh viện phụ sản Mê Kông có khóa đảm bảo chắc chắn và chống thất thoát thuốc, trong kho có thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Việc theo dõi và ghi chép nhiệt độ, độ ẩm được cập nhật đầy đủ theo quy định.
Tại thời điểm thanh tra, số lượng tồn kho thực tế thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phù hợp với số lượng theo dõi trên sổ sách; số lô, hạn dùng, số lượng của thuốc được theo dõi, cập nhật đầy đủ. Sổ theo dõi xuất-nhập-tồn kho có đóng dấu giáp lai từng trang, ghi rõ số trang.
d) Việc dự trù và thực hiện mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc: Các cơ sở thực hiện đầy đủ việc dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở dự trù được duyệt, việc mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không vượt quá số lượng và đúng tên đơn vị cung ứng.
đ) Việc cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc:
- Tủ thuốc cấp cứu tại các khoa được kiểm tra có cơ số thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc được lãnh đạo duyệt và số lượng tồn thực tế phù hợp với số lượng tồn trên sổ sách. Việc bàn giao giữa các ca trực có đầy đủ chữ ký của điều dưỡng trực. Kiểm tra 04 hồ sơ bệnh án lưu tại Bệnh viện quận 3 và 04 hồ sơ bệnh án lưu tại Bệnh viện phụ sản Mê Kông có số lượng thuốc sử dụng thực tế trong phiếu công khai thuốc và vật tư y tế tiêu hao phù hợp với số lượng theo y lệnh của bác sĩ trong phiếu điều trị. Các Bệnh viện đã thực hiện việc hủy vỏ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần theo đúng quy định.
e) Việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc gây nghiện: Các cơ sở đã có văn bản của Giám đốc bệnh viện về việc giới thiệu chữ ký bác sĩ kê đơn thuốc gây nghiện gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị bán thuốc gây nghiện trên địa bàn.
g) Chế độ báo cáo: Các bệnh viện thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo việc sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, lưu đầy đủ báo cáo tháng, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm 2014 theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014.
2.2. Tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm (Nhà thuốc số UF - PHARMA 1 - Công ty TNHH MTV Sức mạnh hợp nhất 1):
a) Về cơ sở pháp lý: Tại Nhà thuốc NF- Pharmal trực thuộc Công ty TNHH MTV Sức mạnh hợp nhất có đầy đủ cơ sở pháp lý hoạt động bán lẻ thuốc thành phẩm chữa bệnh cho người: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề của dược sĩ phụ trách chuyên môn; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định và các giấy tờ khác có liên quan.
b) Về tình hình nhân sự: Cơ sở được bố trí đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với quy mô tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tại các cơ sở bán lẻ: Thủ kho quản lý thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học, thủ kho quản lý thuốc hướng tâm thần là dược sĩ trung học theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014.
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở có khu vực bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc nằm trong nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc để trong tủ riêng biệt, có khóa chắc chắn chống thất thoát thuốc theo quy định, nhà thuốc có thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Việc theo dõi và ghi chép nhiệt độ, độ ẩm được cập nhật đầy đủ theo quy định.
d) Việc dự trù, duyệt dự trù, thực hiện mua, bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc:
Nhà thuốc thực hiện đầy đủ việc dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không vượt quá số lượng đã được Sở Y tế phê duyệt.
Nhà thuốc thực hiện bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo đơn của bác sĩ, lưu đầy đủ đơn thuốc, kiểm tra xác suất số lượng thuốc xuất bán phù hợp với số lượng theo dõi trên sổ sách.
đ) Việc duy trì, thực hiện các quy trình thao tác chuẩn liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc: Cơ sở được thanh tra đã ban hành các quy trình thao tác chuẩn liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn đã ban hành.
e) Việc thực hiện các quy định về vận chuyển, bảo quản, lưu giữ hồ sơ, sổ sách về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc:
- Vận chuyển thuốc: Dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn trực tiếp thực hiện việc mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, có giấy giới thiệu của công ty, lưu đầy đủ giấy giới thiệu của đơn vị đến mua thuốc hoặc đơn của bác sĩ.
- Bảo quản thuốc: Tại thời điểm thanh tra, số lượng tồn kho thực tế về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phù hợp với số lượng tồn kho trên sổ sách.
- Hồ sơ, sổ sách: Lưu đầy đủ hóa đơn mua, bán thuốc. Các cơ sở có hệ thống sổ sách theo dõi xuất - nhập - tồn kho riêng biệt đối với thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc. Sổ sách theo dõi có đóng giáp lai giữa các trang, đánh số trang và ghi tổng số trang, các lô thuốc được theo dõi cập nhật số lô, hạn dùng của thuốc.
g) Chế độ báo cáo: Các cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo việc sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, lưu đầy đủ báo cáo tháng, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm 2014 theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014.
h) Mẫu đơn thuốc “N”, Phiếu lĩnh thuốc của Bệnh viện Quận 3 còn sử dụng theo mẫu cũ. Nội dung đơn thuốc “N” chưa ghi bằng chữ đối với thuốc gây nghiện Morphin sulfat 30mg và thuốc gây nghiện Tramadol 50mg chưa đúng với Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 01/02/2008 về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
1. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Sở Y tế:
1.1. Về ban hành các văn bản chỉ đạo:
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Sở Y tế đã tham mưu, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành công tác DS-KHHGĐ, trong đó có các văn bản sau:
+ Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 về Ban hành Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2014-2015 (có nội dung chính sách về nâng cao chất lượng Dân số giai đoạn đầu đời).
+ Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 02/4/2014 về giao chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2014 cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
+ Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 về giao chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2015 cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
1.2. Về công tác thanh, kiểm tra, giám sát:
Theo báo cáo, năm 2014 Sở Y tế tiến hành kiểm tra theo kế hoạch số 8569/KH-SYT ngày 30/12/2013 của Giám đốc Sở Y tế về công tác thanh tra y tế năm 2014. Nội dung kiểm tra việc thực hiện quy định tại Pháp lệnh DS-KHHGĐ. Số cơ sở được kiểm tra gồm 20 cơ sở y tế và nhà sách 09. Trong đó:
- Tại các cơ sở y tế được kiểm tra có 14/20 đơn vị chưa gắn khẩu hiệu “Tuyệt đối không cung cấp giới tính thai nhi cho khách hàng” theo yêu cầu tại công văn số 4360/SYT-CCDS ngày 1/7/2013 của Sở Y tế thành phố. Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo nội dung công văn của Sở Y tế.
- Tại các nhà sách, chưa phát hiện các sai phạm.
2. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Chi Cục DS-KHHGĐ:
2.1. Công tác quản lý nhà nước:
2.1.1. Về ban hành các văn bản chỉ đạo:
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 Chi cục DS-KHHGĐ đã ban hành nhiều văn bản, bao gồm các kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác DS-KHHGĐ, (bao gồm các hoạt động dịch vụ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, việc thực hiện các QCKT quốc gia về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai).
2.1.2. Về công tác thanh, kiểm tra, giám sát chuyên ngành DSKHHGĐ
Ngày 28/8/2014, Chi cục DS-KHHGĐ ban hành kế hoạch số 49/KH-CCDS về kiểm tra công tác DS-KHHGĐ năm 2014 và tổ chức thực hiện triển khai 02 đợt giám sát chuyên đề. Chi cục DS-KHHGĐ hướng dẫn 24 quận, huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
2.2.1. Điều kiện và việc thực hiện quy trình sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh:
Yêu cầu đối với Chi cục có máy siêu âm cấu hình tối thiểu là 2D trở lên. Bên cạnh các trang thiết bị hiện có từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 toàn thành phố được trang bị 25 máy siêu âm (22 máy siêu âm đen trắng xách tay 2D, 3 máy siêu âm màu 3D) và 7 đầu dò qua ngả âm đạo (trị giá 5 tỉ 352 triệu đồng) cấp cho 24 Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và Phòng khám Sức khỏe sinh sản - KHHGĐ để triển khai thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh.
Nhân viên y tế được đào tạo và có khả năng thực hiện siêu âm đo được độ mờ da gáy và phát hiện các bất thường về hình thái và cấu trúc thai nhi: Chi cục Dân Số-KHHGĐ đã phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ hằng năm tổ chức các lớp tập huấn về siêu âm sàng lọc trước sinh với tổng số 7 lớp, đến nay đã tập huấn được 123 Bác sĩ tuyến thành phố và tuyến huyện.
Thông qua đội ngũ cán bộ Y tế - Dân số đã được tập huấn về kỹ năng Tư vấn-truyền thông (9.283 người) tại các tuyến thành phố, huyện, xã thực hiện công tác tư vấn trước sàng lọc được thực hiện đối với tất cả các trường hợp.
Việc lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh do cán bộ Y tế (đã được huấn luyện 624 người) tại khoa sản các bệnh viện tuyến thành phố, tuyên huyện và trạm y tế xã tiến hành.
Thông báo kết quả sàng lọc được thực hiện ngay sau khi có kết quả thông qua phiếu trả lời kết quả xét nghiệm sàng lọc gửi trả về nơi đã gửi mẫu xét nghiệm và gia đình.
Xét nghiệm, chẩn đoán sàng lọc chủ yếu được thực hiện tại bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương.
2.2.2. Kết quả sàng lọc trước sinh và sơ sinh
- Năm 2014 đã thực hiện:
+ Mức giảm tỷ lệ sinh 0,39‰ (chỉ tiêu trung ương giao 0,01‰);
+ Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 58,5% (chỉ tiêu trung ương giao là 50%);
+ Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 60,8% (chỉ tiêu trung ương giao là 60%);
+ Tỷ số giới tính khi sinh được giữ ở mức hợp lý 108 bé trai /100 bé gái.
- Trong 6 tháng đầu năm 2015, kết quả thực hiện chỉ tiêu về DS-KHHGĐ:
+ Tổng số trẻ sinh là 21.660, giảm 3.610 trẻ, giảm 14,3% so với năm 2014.
+ Số bà mẹ mang thai được khám sàng lọc trước sinh là 18.225, đạt tỷ lệ 63,5 % (chỉ tiêu trung ương giao 60%).
+ Số trẻ được sàng lọc sơ sinh là 17.302, đạt tỷ lệ 61% (chỉ tiêu trung ương giao 60%).
2.3. Kết quả việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai (PTTT):
a) Quy cách, tiêu chuẩn chất lượng PTTT:
Thực hiện việc phân phối các PTTT miễn phí từ Tổng cục DS-KHHGĐ, với quy cách và tiêu chuẩn chất lượng PTTT thống nhất áp dụng theo quy định của Bộ Y tế.
b) Về PTTT cấp phát miễn phí:
- Vòng tránh thai Tcu 380A (xuất xứ Ấn Độ);
- Thuốc tiêm tránh thai Petogen (DMPA);
- Thuốc cấy tránh thai Implanon;
- Thuốc uống tránh thai nhãn hiệu Ideal (viên uống tránh kết hợp liều thấp);
- Thuốc uống tránh thai Naphalevo (viên uống tránh thai đơn chất);
- Bao cao su miễn phí (nguồn CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ).
c) Về PTTT tiếp thị xã hội:
- Thuốc uống tránh thai nhãn hiệu NightHappy (viên uống kết hợp liều thấp).
- Bao cao su nhãn hiệu NightHappy.
d) Định mức phân phối sử dụng:
- Dụng cụ tử cung: 1,1 chiếc/1 người mới sử dụng.
- Thuốc cấy tránh thai: 01 liều/1 người mới sử dụng.
- Thuốc tiêm tránh thai (3 tháng): 04 lọ/1 người sử dụng liên tục trong năm, đối với người mới sử dụng thì chỉ tính theo số tháng thực hiện trong năm.
- Thuốc viên uống tránh thai: Định mức phân phối, sử dụng là 13 vỉ thuốc/1 người sử dụng liên tục trong năm. Tuy nhiên, việc cấp phát miễn phí ở cơ sở phải được thực hiện theo từng tháng với định mức 01 vỉ thuốc/1 người/1 tháng (tuyệt đối không cấp nhiều hơn 1 vỉ thuốc/1 tháng) sau khi đã kiểm tra sức khỏe người sử dụng thông qua Bảng kiểm viên uống tránh thai.
- Bao cao su: Định mức phân phối, sử dụng là 100 chiếc/1 người sử dụng liên tục trong năm. Việc cấp phát miễn phí ở cơ sở được thực hiện theo từng tháng với định mức 8 chiếc/1 người/1 tháng.
đ. Định mức dự phòng an toàn:
Phương tiện tránh thai | Tuyến cung cấp | |
Cấp thành phố | Cấp quận - huyện | |
Dụng cụ tử cung | 3 tháng | 1 tháng |
Thuốc tiêm tránh thai | 3 tháng | 1 tháng |
Thuốc cấy tránh thai | 3 tháng | 1 tháng |
Thuốc viên uống tránh thai | 2-3 tháng | 1 tháng |
Bao cao su | 2-3 tháng | 1 tháng |
e) Kho và điều kiện bảo quản:
Kho bảo quản PTTT theo quy định tại Quyết định số 199/QĐ-BYT ngày 20/01/2009 của Bộ Y tế về. Thành phố có 02 kho bảo quản PTTT, với tổng diện tích của mỗi kho là 30m2, được trang bị đầy đủ các phương tiện: máy lạnh (Mở liên tục 24/24), quạt thông gió, quạt đứng, nhiệt kế, ẩm kế, kệ sắt.
g) Quản lý về xuất, nhập kho, hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo:
Hồ sơ, sổ sách, chứng từ kho được thực hiện theo đúng các biểu mẫu hiện hành của Bộ Tài chính, bao gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, số kho, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, biên bản kiểm kê hàng hóa định kỳ, ... sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của kho PTTT được cập hàng ngày.
Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm kê kho 02 lần/năm, định kỳ hàng quý thực hiện việc gửi báo cáo quyết toán và dự trù PTTT miễn phí.
h) Kênh cung cấp các dịch vụ tránh thai tại thành phố Hồ Chí Minh:
Thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và đa dạng hóa việc cung ứng phương tiện tránh thai, tạo cơ hội thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp. Tại thành phố hiện có 4 kênh phân phối phương tiện tránh thai chủ yếu:
- Kênh cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng miễn phí do ngành Y tế đảm nhận. Trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, đã thực hiện được 1.197 người triệt sản mới, đặt dụng cụ tử cung có 38.610 người mới áp dụng và thuốc cấy tránh thai có 881 người mới sử dụng.
- Kênh cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng miễn phí (Thuốc uống, bao cao su tránh thai) dựa vào cộng đồng do cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ ở cơ sở thực hiện. Từ năm 2014 đến hết tháng 6/2015 đã cung cấp miễn phí 1.110.000 chiếc bao cao su và 288.781 vỉ thuốc uống tránh thai cho các đối tượng thuộc diện cấp phát miễn phí, bình quân hàng năm có trên 40.000 người sử dụng thuốc uống tránh thai và bao cao su miễn phí.
- Kênh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai phi lâm sàng, được thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ, các nhà thuốc tây, các chủ nhà trọ khu lưu trú công nhân. Từ năm 2014 đến hết tháng 6/2015 đã tiếp thị xã hội được hơn 678.000 chiếc bao cao su nhãn hiệu NightHappy và 96.000 vỉ thuốc uống tránh thai nhãn hiệu NightHappy, bình quân hàng năm có trên 20.000 người sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội.
- Kênh cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng do các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện và người dân chủ động tiếp cận một cách thuận tiện các phương tiện tránh thai phi lâm sàng từ thị trường tự do.
i) Phương tiện tránh thai cấp miễn phí:
Đối với công tác quản lý hậu cần PTTT, Chi cục DS-KHHGĐ trang bị bao gồm: Hệ thống máy vi tính có nối mạng internet, máy in, mật khẩu vào web cho người sử dụng. Chi cục DS-KHHGĐ thành phố đã vận hành sử dụng hệ thống LMIS (phần mềm quản lý hậu cần các PTTT của Tổng cục DS-KHHGĐ) trong quản lý hậu cần PTTT từ tháng 12/2011. Sau khi vận hành, đã tiến hành cập nhật bổ sung số liệu có liên quan để khởi tạo kho hệ thống, thực hiện khá tốt các báo cáo, lập kế hoạch phân phối, trích xuất hàng hóa, kiểm kê kho.
k) Phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội: Số lượng thành phố tiếp nhận trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 từ Trung ương, cụ thể như sau:
Phương tiện tránh thai cấp miễn phí | Đơn vị tính | Số lượng nhận từ Trung ương | Giá trị thành tiền | ||
Năm 2014 | 6 Tháng 2015 | Tổng | |||
Thuốc uống tránh thai NightHappy | Vỉ | 64.000 | 32.000 | 96.000 | 288.000.000 |
Bao cao su NightHappy | Chiếc | 660.000 | 18.000 | 678.000 | 271.200.000 |
Tổng giá trị thành tiền | 559.200.000 |
- Tổng số tiền thu về từ hoạt động tiếp thị xã hội: 559.200.000 đồng.
- Số tiền nộp Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ (Tổng cục DS-KHHGD): 366.600.000 đồng.
- Số tiền mức chiết khấu hoa hồng và phí vận chuyển của quận - huyện: 143.460.000 đồng.
- Số tiền mức chiết khấu hoa hồng và phí vận chuyển của thành phố: 49.140.000 đồng.
3. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Phòng Y tế Quận 6, TP.HCM
3.1. Công tác quản lý nhà nước
a. Về ban hành các văn bản chỉ đạo
Phòng Y tế quận 5 đã chủ động tham mưu cho UBND quận ban hành và ban hành theo thẩm quyền kịp thời các văn bản chỉ đạo liên quan thực hiện các hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh (kế hoạch về chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số; kế hoạch về dự toán ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2014, về giao chỉ tiêu DS-KHHGĐ cho UBND các phường...).
b. Về công tác kiểm tra, giám sát:
Định kỳ 1 năm 2 lần, Phòng Y tế quận tổ chức đoàn đi kiểm tra các phường thực hiện các chương trình mục tiêu về DS-KHHGĐ; Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất công tác truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ.
Trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng Dân số, phòng Y tế tham mưu UBND quận phân công thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ giám sát các phường triển khai thực hiện chiến dịch.
Tham mưu cho UBND Quận có kế hoạch lồng ghép nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm chẩn đoán trước sinh.
3.2. Tổ chức triển khai các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
a. Điều kiện thực hiện và thực hiện Quy trình sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh:
Năm 2013 Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố đã tổ chức bàn giao 01 máy siêu âm cho Trung tâm Y tế dự phòng quận 6 để đưa vào sử dụng phục vụ cho chương trình sàng lọc trước sinh; bổ sung nhân lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật. Cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ, chú trọng kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe cộng đồng. Từ năm 2012-2014 đã có 32 cán bộ Y tế và cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tập huấn chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố và Bệnh viện Từ Dũ. Chọn cử 01 cán bộ tham gia quản lý chương trình; thực hiện lập danh sách quản lý các đối tượng tại đơn vị theo 2 biểu mẫu được quy định tại Công văn 2397/SYT-DSKHHGĐ, ngày 28/4/2014 của Sở Y tế; theo dõi tổng hợp kết quả thực hiện SLTS và SLSS, cập nhật thông tin trả lời kết quả qua đường công văn và trên mạng Internet (1 lần/mỗi ngày), thông báo kịp thời kết quả sàng lọc, tư vấn; tổng hợp báo cáo theo đúng thời gian quy định tăng cường năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ phù hợp với thực tế của địa phương và bảo đảm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân, ưu tiên các khu vực đông dân nhập cư, củng cố, hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng mạng lưới chăm sóc sơ sinh.
Quận đã đưa các dịch vụ này trở thành thường quy tại Bệnh viện và Trung tâm y tế dự phòng Quận. Tổ chức quản lý những trường hợp được phát hiện bệnh, tật bẩm sinh để tư vấn, vận động và hỗ trợ theo dõi, điều trị thích hợp tại cơ sở y tế theo quy định. Từng bước phát triển, lồng ghép các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và tư vấn khi phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Tổ chức thực hiện mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại địa phương theo Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11/2/2010 của Bộ Y tế về ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán Irước sinh và sơ sinh.
b. Kết quả thực hiện chỉ tiêu về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
- Sàng lọc trước sinh năm 2014 là 1900/2501 bà mẹ mang thai đạt tỷ lệ 76% (chỉ tiêu thành phố giao là 50%), 6 tháng đầu năm 2015 là 657/687 bà mẹ mang thai đạt 95,63% kế hoạch.
- Sàng lọc sơ sinh năm 2014 là 1930/2913 trẻ sinh đạt tỷ lệ 66% (so với chỉ tiêu thành phố giao là 60%), 6 tháng đầu năm 556/931 trẻ sinh tỷ lệ 59,72%.
3.3. Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai theo quy định:
a. Quy cách, tiêu chuẩn chất lượng PTTT:
Phòng Y tế nhận các PTTT miễn phí và tiếp thị xã hội từ Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố và phân phối cho Ban DS-KHHGĐ 14 phường với quy cách và chất lượng thống nhất theo quy định Bộ Y tế. Tên các PTTT gồm:
- PTTT miễn phí: Thuốc uống tránh thai kết hợp liều thấp nhãn hiệu Ideal; Bao cao su;
- PTTT tiếp thị xã hội: Thuốc uống tránh thai kết hợp liều thấp nhãn hiệu NightHappy; Bao cao su nhãn hiệu NightHappy.
b. Định mức phân phối sử dụng:
- 01 vỉ thuốc/1 người/1 tháng.
- 08 chiếc /1 người/1 tháng.
c. Điều kiện bảo quản: PTTT được bảo quản trong tủ sắt đặt trong phòng được trang bị các phương tiện: Máy lạnh, ẩm kế, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
d. Quản lý về xuất, nhập PTTT, hồ sơ báo cáo và chế độ báo cáo
Thực hiện theo Công văn 209/CCDS ngày 03/9/2014 về Hướng dẫn thực hiện chính sách, các quy trình thủ tục và công tác quản lý, điều phối cung ứng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của Chi cục DS-KHHGĐ Thành phố. Phòng Y tế thực hiện chế độ kế toán hiện hành khi xuất nhập PTTT cấp phát miễn phí theo quy định của Bộ Tài chính. Định kỳ hàng quý (từ ngày 11 - 20 tháng cuối quý) gửi báo cáo phân phối, sử dụng PTTT miễn phí (theo mẫu M1) cho Chi cục DS-KHHGĐ.
4. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Bệnh viện Từ Dũ: Năm 2014, Tổng cục DS-KHHGĐ giao Bệnh viện Từ Dũ phụ trách sàng lọc trước sinh và sơ sinh 22 tỉnh, thành phố và có nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho các Trung tâm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố cần Thơ. Qua kiểm tra ghi nhận một số kết quả thực hiện hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh của bệnh viện năm 2014 như sau:
- Tổ chức 4 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và 01 lớp quản lý và giám sát chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho học viên 22 tỉnh/ thành phố (mỗi lớp 22 người);
- Tổ chức 8 đợt giám sát tại các Chi cục DS-KHHGĐ và các đơn vị thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh trực thuộc;
4.1. Kết quả sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
Từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014 Bệnh viện đã xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho 143.040 trẻ, trong đó 14.607 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí ngân sách cấp (hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao) và 94.982 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí xã hội hóa tại bệnh viện; 33.451 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí xã hội hóa các địa phương.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
Năm 2014 bệnh viện thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh từ nguồn kinh phí xã hội hóa 50.350 thai kỳ, phát hiện 2.661 thai kỳ có nguy cơ cao;
- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh: Từ ngày 16/12/2014 đến 13/7/2015 Bệnh viện đã xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho 47.561 trẻ, trong đó 1742 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí ngân sách cấp và 34.925 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí xã hội hóa tại bệnh viện; 10.894 trẻ được xét nghiệm từ nguồn kinh phí xã hội hóa các địa phương.
5. Kết quả kiểm tra, xác minh tại Bệnh viện Hùng Vương:
Qua kiểm tra ghi nhận một số kết quả thực hiện hoạt động SLTS của bệnh viện từ nguồn kinh phí xã hội hóa như sau:
Từ ngày 22/12/2013 đến 21/12/2014 Khoa xét nghiệm bệnh viện thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh là 13.889 thai kỳ, trong đó phát hiện 721 thai kỳ có nguy cơ cao; từ ngày 22/12/2014 đến ngày 21/6/2015 xét nghiệm sàng lọc trước sinh là 3320 thai kỳ, trong đó phát hiện 219 thai kỳ có nguy cơ cao.
Từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015 Khoa Di truyền học y tế của bệnh viện xét nghiệm sàng lọc trước sinh là 18.200 thai kỳ, trong đó 9 tháng đầu năm 2014 xét nghiệm sàng lọc trước sinh 4.757 thai kỳ, phát hiện 721 thai kỳ có nguy cơ cao.
Siêu âm sàng lọc trước sinh năm 2014:
- Siêu âm thai kỳ 3 tháng đầu là 17.197 thai kỳ;
- Siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ là 19.159 thai kỳ.
Đoàn đã thu thập một số hồ sơ thanh tra, kiểm tra thuộc các lĩnh vực ghi trong quyết định thanh tra để xem xét, đánh giá về thể thức và nội dung, cụ thể:
- Quyết định thanh tra chuyên ngành ATTP: 18 quyết định.
- Biên bản thanh tra ATTP và tài liệu liên quan theo từng cơ sở do Thanh tra Sở Y tế thực hiện: 50 bộ.
- Biên bản thanh tra ATTP và tài liệu liên quan theo từng cơ sở do Chi cục ATVSTP thực hiện (2015): 10 bộ.
- Biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh PGTP, TPCN và tài liệu liên quan theo từng cơ sở do Chi cục ATVSTP thực hiện 2014: 151 bộ (96 hồ sơ tại cơ sở PGTP, 55 hồ sơ tại cơ sở TPCN)
- Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra hành nghề y tư nhân và tài liệu liên quan theo từng cơ sở do Sở Y tế ban hành quyết định, Trưởng phòng Y tế làm trưởng đoàn thực hiện: 20 bộ.
- Biên bản kiểm tra chuyên ngành về DS-KHHGĐ do Sở Y tế ban hành quyết định, giao Chi cục DS-KHHGĐ làm trưởng đoàn thực hiện kiểm tra tại các cơ sở y tế và nhà sách: 18 bộ. Kết quả xem xét, đánh giá được tóm tắt như sau:
1. Ưu điểm:
- Quyết định thanh tra, quyết định kiểm tra được ban hành đúng thẩm quyền, đảm bảo tính pháp lý, thể hiện rõ các mục: đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm, nội dung... và các nhiệm vụ cụ thể của từng đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Hầu hết biên bản thanh tra, biên bản kiểm tra được ghi chép đầy đủ, rõ ràng từng nội dung. Đối với các trường hợp vi phạm về một số lĩnh vực như: ATTP, hành nghề y tư nhân..., bên cạnh biên bản thanh tra, kiểm tra đều có biên bản làm việc ghi các nội dung giải trình của đối tượng vi phạm và các nội dung có liên quan để làm cơ sở pháp lý cho việc lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Hồ sơ thanh tra, kiểm tra được được bảo quản, lưu trữ theo quy định, dễ khai thác, sử dụng khi có yêu cầu.
2. Một số tồn tại, hạn chế:
- Các cuộc thanh tra chuyên ngành ATTP do Thanh tra Sở Y tế thực hiện chưa ban hành kết luận thanh tra.
- Các cuộc thanh tra ATTP do Chi cục ATVSTP thực hiện năm 2015 (10 hồ sơ) tuy có ban hành kết luận thanh tra nhưng không thực hiện theo mẫu kết luận thanh tra do Thanh tra Chính phủ quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP; nội dung kết luận sơ sài và không phù hợp với kết quả thanh tra.
- Qua xem xét 150 biên bản kiểm tra ATTP do Chi cục ATVSTP thành phố thực hiện năm 2014 có 50% số biên bản có ghi các lỗi về ATTP từ 1 đến 7 lỗi nhưng các đoàn kiểm tra không lập biên bản vi phạm hành chính để về Thanh tra Sở Y tế xử phạt mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đơn thuần.
- Biên bản vi phạm hành chính mặc dù đã cơ bản thực hiện theo mẫu quy định song chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về một số nội dung như: Chưa ghi họ tên, chức vụ của người đại diện cho tổ chức vi phạm trong biên bản vi phạm hành chính; Chưa mô tả rõ ràng đầy đủ hành vi vi phạm; Việc xác định giá trị hàng hóa vi phạm (đối với hành vi vi phạm về ATTP có liên quan đến giá trị hàng hóa vi phạm được phát hiện năm 2014) chưa được thể hiện rõ trong biên bản làm việc hoặc biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ cho việc xác định mức phạt.
Phần 3. Kết luận về những nội dung đã tiến hành thanh tra
1.1. Về quản lý an toàn thực phẩm:
1.1.1. Những kết quả tích cực:
- Công tác ban hành văn bản quản lý về ATTP được Sở Y tế triển khai một cách tích cực, kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về ATTP.
- Công tác thông tin giáo dục truyền thông về ATTP được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú có sự tham gia của các ngành có liên quan và các đoàn thể đã góp phần tích cực nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về ATTP của các nhóm đối tượng trong xã hội về bảo đảm ATTP.
- Việc giám sát chủ động về ATTP được thực hiện một cách thường xuyên và khi phát hiện các nhóm sản phẩm không đảm bảo an toàn bao gồm cả cơ sở sản xuất thực phẩm và thực phẩm lưu thông trên thị trường.
- Việc cấp các loại giấy về ATTP cơ bản theo quy định; công tác hậu kiểm sau cấp giấy được triển khai thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý ATTP.
- Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP ngày càng chặt chẽ hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, số cơ sở được thanh, kiểm tra tăng. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã tích cực lấy mẫu để kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về ATTP trên địa bàn thành phố.
- Bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP từng bước được hoàn thiện có sự phân công, phân cấp và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý bước đầu phát huy hiệu quả tích cực trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố.
1.1.2. Một số tồn tại, hạn chế:
Mặc dù công tác quản lý ATTP tại thành phố đã đạt được nhiều kết quả, song việc chấp hành các quy định về ATTP của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa tốt, tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm vi phạm còn chiếm tỷ lệ cao.
- Kinh phí để mua mẫu và xét nghiệm mẫu đối với thực phẩm còn hạn hẹp nên lượng mẫu phải chọn lọc, chủ yếu ở những nhóm nguy cơ cao đã gặp khó khăn trong quá trình thanh tra, xử lý các vi phạm.
- Hiện nay chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích. Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đạt thì khi có thông báo kết quả, lô hàng đã được phân phối ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy việc xử lý vi phạm về ATTP đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối gặp khó khăn, chỉ xử lý được về hành chính bằng hình thức phạt tiền, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tịch thu, tiêu hủy) là không thể thực hiện được.
1.2. Về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
1.2.1. Những kết quả tích cực: Các cơ sở y tế (02 bệnh viện) được kiểm tra đã cơ bản thực hiện đúng quy định về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
1.2.2. Một số tồn tại, hạn chế: 01 cơ sở kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ chấp hành chưa tốt, còn kinh doanh hàng nhập lậu, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
2. Kết luận thanh tra công tác QLNN về hành nghề y tư nhân
2.1. Những mặt tích cực:
- Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai việc thực hiện cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề KCB cho người hành nghề và Giấy phép hoạt động đối với các cơ sở KCB theo quy định; việc quản lý đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở hành nghề KCB, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề y tư nhân của SYT đối với các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố đã được SYT chỉ đạo tiến hành thường xuyên, tích cực.
2.2. Những tồn tại, hạn chế:
- Công tác hậu kiểm chưa thực hiện thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những cơ sở hành nghề không có CCHN, Giấy phép hoạt động hoặc không bảo đảm các điều kiện trong quá trình hoạt động.
- Đối với việc cấp, cấp lại và thu hồi CCHN khám bệnh, chữa bệnh:
+ Nhân viên y tế công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện không có cơ sở pháp lý để cấp CCHN khám, chữa bệnh;
+ Bác sĩ mới tốt nghiệp không có bệnh viện nhận vào thực hành để có cơ sở cấp CCHN.
+ Khó theo dõi việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề;
- Đối với việc cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh: Chưa có biện pháp về quản lý chất lượng cho loại hình phòng khám đa khoa, chuyên khoa.
- Đối với việc quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong KCB: Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo Thông tư 43/2013/TT-BYT, ý kiến các nhà chuyên môn vẫn có một số kỹ thuật bố trí phân tuyến chưa hợp lý (có kỹ thuật cần hạ tuyến, có kỹ thuật cần nâng tuyến).
- Theo báo cáo của Sở Y tế, qua kết quả kiểm tra năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy tình trạng vi phạm các quy định về hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố còn khá phổ biến bao gồm cả hồ sơ pháp lý và việc thực hiện các quy chế chuyên môn tại bệnh viện tư và phòng khám tư như: Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật; Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề...
3. Kết luận thanh tra công tác quản lý chất thải y tế
3.1. Đối với công tác quản lý: Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh đã quan tâm công tác quản lý chất y tế, tăng cường chỉ đạo đến các đơn vị y tế trên địa bàn trong việc triển khai các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế; Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất thải y tế của các đơn vị y tế trên toàn địa bàn; bước đầu triển khai các cuộc thanh tra chuyên đề về chất thải y tế tại một số đơn vị.
3.2. Đối với việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở đã được Thanh tra Bộ Y tế tiến hành kiểm tra:
- Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
- Bệnh viện Hùng Vương đã thực hiện đa số các quy định về quản lý chất thải y tế song vẫn còn một số tồn tại như chưa có kho riêng để lưu giữ chất thải nguy hại và chất thải tái chế; Sàn khu vực lưu giữ chất thải y tế còn ứ đọng nước..
- Đối với 07 cơ sở hành nghề y tư nhân đã cơ bản thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải y tế.
4.1. Về công tác quản lý nhà nước về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh:
4.1.1. Những mặt tích cực:
- Sở Y tế đã tiếp nhận, triển khai đầy đủ các văn bản quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tới các cơ sở y tế trên địa bàn và đã có văn bản hướng dẫn các phòng y tế, các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn tăng cường công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.
- Sở Y tế đã thực hiện duyệt dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc cho các cơ sở trên địa bàn, hồ sơ duyệt dự trù ghi cụ thể số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất duyệt cho từng đơn vị; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
- Công tác kiểm tra, thanh tra về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất: Hằng năm, Phòng Quản lý dược, Thanh tra Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất đối với các cơ sở dược, cơ sở khám, chữa bệnh.
4.1.2. Tồn tại, hạn chế: Các đơn vị dự trù và Sở Y tế duyệt dự trù mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần chủ yếu là tên hoạt chất.
4.2. Tại 03 cơ sở dược, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn được thanh tra:
4.2.1. Những mặt tích cực: Các cơ sở được thanh tra có đủ cơ sở pháp lý trong hoạt động khám, chữa bệnh, kinh doanh thuốc phòng, chữa bệnh; đáp ứng cơ bản đầy đủ các quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc bao gồm cả điều kiện về con người, cơ sở vật chất và việc chấp hành các quy định chuyên môn trong quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc được.
4.2.2. Tồn tại, hạn chế: Bệnh viện quận 3 sử dụng mẫu đơn thuốc “N” và phiếu lĩnh thuốc chưa cập nhật theo quy định mới. Chưa ghi số lượng thuốc gây nghiện bằng chữ theo quy định.
5.1. Ưu điểm:
- Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh và các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 của Sở Y tế đã được thực hiện cơ bản theo đúng quy định của Bộ Y tế từ việc ban hành văn bản chỉ đạo đến kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm.
- Các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại địa phương đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế, đều đạt trên 100% kế hoạch được giao; Việc thực hiện các QCKTQG về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai theo đúng quy định.
5.2. Tồn tại, hạn chế
- Kinh phí cấp hằng năm chậm, ảnh hưởng đến các hoạt động sàng lọc trước sinh, sau sinh;
- Công tác đấu thầu mua thiết bị xét nghiệm, vật tư tiêu hao năm 2014 chậm ảnh hưởng đến công tác sàng lọc trước sinh và sau sinh của BV Từ Dũ.
- Sở Y tế chưa tham mưu cho UBND thành phố kiện toàn Phòng thanh tra chuyên ngành DS-KHHGĐ tại Chi Cục DS-KHHGĐ.
6. Kết luận thanh tra đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về y tế
6.1. Ưu điểm:
- Công tác thanh tra y tế đã được Sở Y tế triển khai một cách tích cực, thường xuyên nhất là một số lĩnh vực như ATTP, hành nghề y tư nhân, hành nghề dược, mỹ phẩm, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế....
- Hằng năm, Sở Y tế đã phê duyệt, ban hành kịp thời kế hoạch thanh tra của năm tiếp theo để triển khai đến các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra y tế (Thanh tra Sở, Chi cục ATVSTP, Chi cục DS-KHHGĐ), các địa phương, các đơn vị liên quan.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, Thanh tra Sở Y tế, Chi cục ATVSTP, Chi cục DS-KHHGĐ đã cơ bản thực hiện theo đúng quy định.
- Việc xử lý các vi phạm hành chính về một số lĩnh vực như ATTP, hành nghề y tư nhân, hành nghề dược, mỹ phẩm… đã được Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện một cách nghiêm minh, đã góp phần từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động thuộc lĩnh vực nói trên.
6.2. Tồn tại, hạn chế:
- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với một số lĩnh vực còn chưa được triển khai hoặc ít triển khai như thanh tra về quản lý chất thải y tế hoặc có triển khai thanh tra nhưng chưa xử lý đối với các cơ sở có vi phạm như lĩnh vực DS-KHHGĐ.
- Chưa ban hành kết luận thanh tra (đối với các cuộc thanh tra ATTP do Thanh tra Sở Y tế thực hiện) hoặc có ban hành kết luận thanh tra (đối với các cuộc thanh tra do Chi cục ATVSTP thực hiện từ 2015) nhưng nội dung kết luận thanh tra chưa sát với kết quả thanh tra.
- Quá trình kiểm tra ATTP do Chi cục ATVSTP thực hiện năm 2014 còn nhiều trường hợp vi phạm không được kiến nghị xử lý mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Biên bản vi phạm hành chính mặc dù đã cơ bản thực hiện theo mẫu quy định song chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về một số nội dung (chi tiết ghi trong phần kết quả thanh tra).
Phần IV. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng
1. Đối với lĩnh vực ATTP và kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ:
- Số cơ sở vi phạm bị xử phạt: 12 cơ sở. Trong đó:
+ Vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng: 09 cơ sở.
+ Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm chức năng: 01 cơ sở
+ Kinh doanh hàng hóa nhập lậu: 01 cơ sở
- Tổng số tiền phạt: 189.000.000 đ (Một trăm tám mươi chín triệu đồng).
2. Đối với lĩnh vực hành nghề y tư nhân
- Số cơ sở bị xử phạt: 02 cơ sở;
- Tổng số tiền phạt: 10.400.000 đ.
- Hành vi vi phạm:
+ Có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với giấy phép hoạt động: 02 cơ sở
+ Không niêm yết giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo quy định: 01 cơ sở
+ Nhân viên không đeo biển tên khi đang làm việc: 01 cơ sở
+ Có lập bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định: 01 cơ sở
Tổng hợp chung XPVPHC về ATTP và hành nghề y tư nhân:
- Tổng số cơ sở vi phạm đã bị xử phạt hành chính: 14 cơ sở.
- Tổng số tiền phạt: 199.400.000 đ (Một trăm chín mươi chín triệu đồng)
Cùng với việc XPVPHC, Đoàn thanh tra đã buộc các cơ sở vi phạm tiến hành thu hồi sản phẩm, khắc phục nội dung ghi nhãn; thu hồi, tiêu hủy tài liệu quảng cáo sai quy định; khắc phục những sai phạm khác về hành nghề y tư nhân.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã hướng dẫn các cơ sở khắc phục những tồn tại, thiếu sót đối với việc quản lý chất thải y tế; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; các hoạt động dịch vụ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, việc thực hiện các QCKT quốc gia về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai, không xử lý.
Phần 5. Kiến nghị các biện pháp xử lý
1. Đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP
1.1. Đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra ATTP, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật. Đối với các cơ sở có vi phạm, Thanh tra Sở Y tế đã có giấy mời lên làm việc nhưng không chấp hành như đã nêu trong báo cáo của Sở Y tế, đề nghị Sở Y tế chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với cơ quan liên quan tiếp tục thanh tra, xử lý theo quy định. Trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền.
1.2. Đề nghị Bộ Y tế có quy định cụ thể đối với người kinh doanh phụ gia thực phẩm phải có trình độ nhất định về chuyên môn để có khả năng hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng phụ gia thực phẩm.
1.3. Đề nghị Cục ATTP tổng hợp, đề xuất Bộ Y tế, Bộ Tài chính sửa đổi thông tư số 149/2013/TT-BTC trong đó có quy định thu phí xác nhận kiến thức ATTP và phí thẩm định đối với bao bì thực phẩm; có hướng dẫn về bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức ATTP đối với người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm tại cơ sở có sản phẩm do 02 Bộ trở lên quản lý, trong đó có Bộ Y tế.
2. Đối với công tác QLNN về hành nghề y tư nhân
Đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh: tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về hành nghề y tư nhân đối với các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn và xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật.
3. Đối với công tác quản lý chất thải y tế:
Đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh: Tăng cường quản lý nhà nước về chất thải y tế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Đối với công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
4.1. Cục Quản lý dược xem xét và trình Bộ trưởng sửa đổi cột số 2, mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 theo hướng sử dụng tên hoạt chất để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như duyệt dự trù và mua bán, cung ứng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong điều trị cho người bệnh.
4.2. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh:
- Rà soát có kế hoạch hướng dẫn các khoa dược của bệnh viện sớm xây dựng kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP đáp ứng yêu cầu về kho bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc theo đúng quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT.
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đối với các cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan nghiêm túc khắc phục những tồn tại và báo cáo gửi Thanh tra Bộ trước ngày 30/01/2016.
5.1. Đối với Sở Y tế:
- Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành và hoạt động Thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế, đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập bộ phận thanh tra chuyên ngành (phòng thanh tra chuyên ngành) tại Chi cục DS-KHHGĐ để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành DS-KHHGĐ;
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững ở các đối tượng dân số chưa có sự sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi từ bao cấp, miễn phí sang tự chi trả phương tiện tránh thai trong việc áp dụng các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình; đối tượng chưa sẵn sàng tham gia chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;
- Tăng cường đầu tư kinh phí, bổ sung nguồn lực cho các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số/SKSS/KHHGĐ trong đó cần tập trung cho các nội dung về nâng cao chất lượng Dân số.
- Chỉ đạo công tác đấu thầu mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao đúng tiến độ để không ảnh hưởng đến công tác sàng lọc trước sinh và sau sinh.
5.2. Đối với Tổng Cục DS-KHHGĐ:
- Tham mưu cấp có thẩm quyền đưa nội dung khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh vào danh mục bảo hiểm y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành DS-KHHGĐ và việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh .
6. Đối với công tác thanh tra, xử lý vi phạm về y tế
6.1. Đề nghị Sở Y tế triển khai thanh tra đối với tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, nhất là lĩnh vực mà trước đây chưa được triển khai thanh tra hoặc có triển khai nhưng còn ít.
6.2. Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
6.3. Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với đơn vị chức năng hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc khắc phục những tồn tại của những cơ sở đã được kiểm tra nêu trong biên bản kiểm tra, biên bản làm việc giữa đơn vị và đoàn thanh tra; phát hiện, xử lý các trường hợp tiếp tục/cố tình sai phạm/không khắc phục những vi phạm đã được nhắc nhở, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 30/01/2016.
Trên đây là Kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, quản lý chất thải y tế, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thân và tiền chất dùng làm thuốc, hành nghề y tư nhân, các hoạt động dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh, việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai tại Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh./.
Nơi nhận: | CHÁNH THANH TRA |
- 1Kết luận 26/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, bảo hiểm y tế, xã hội hóa y tế, các hoạt động dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại Sở Y tế tỉnh Đồng Nai do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 2Kết luận 24/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Cục Quản lý môi trường y tế do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 3Kết luận 31/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, xã hội hóa y tế, việc thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế của Sở Y tế tỉnh Lào Cai do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 4Kết luận 140/KL-TTrB năm 2015 công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 5Kết luận 86/KL-TTrB năm 2016 về thanh tra an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, chất lượng thuốc, quản lý chất thải y tế và hành nghề y tư nhân tại Sở Y tế Hà Nội do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 6Kết luận 98/KL-TTrB năm 2016 thanh tra công tác quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Sở Y tế tỉnh Điện Biên do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 7Kế hoạch 693/KH-BYT năm 2016 về thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 34/2017/TT-BYT về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Thông tư 30/2019/TT-BYT sửa đổi Thông tư 34/2017/TT-BYT về hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Pháp lệnh dân số năm 2003
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 4Thông tư 10/2010/TT-BYT hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 11/2010/TT-BYT hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 573/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 8Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2013 công bố mới, bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính lĩnh vực Khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
- 9Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 43/2013/TT-BYT Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 04/2014/QĐ-UBND chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015
- 12Quyết định 1079/QĐ-BTC năm 2014 áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 19/2014/TT-BYT về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 2832/QĐ-UBND năm 2014 về danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 1079/QĐ-BTC
- 15Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 16Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngâm nhân tạo
- 17Nghị định 122/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế
- 18Kết luận 26/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, bảo hiểm y tế, xã hội hóa y tế, các hoạt động dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại Sở Y tế tỉnh Đồng Nai do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 19Kết luận 24/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Cục Quản lý môi trường y tế do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 20Kết luận 31/KL-TTrB năm 2016 công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân, xã hội hóa y tế, việc thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế của Sở Y tế tỉnh Lào Cai do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 21Kết luận 140/KL-TTrB năm 2015 công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 22Kết luận 86/KL-TTrB năm 2016 về thanh tra an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, chất lượng thuốc, quản lý chất thải y tế và hành nghề y tư nhân tại Sở Y tế Hà Nội do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 23Kết luận 98/KL-TTrB năm 2016 thanh tra công tác quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc; quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Sở Y tế tỉnh Điện Biên do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 24Kế hoạch 693/KH-BYT năm 2016 về thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 25Thông tư 34/2017/TT-BYT về Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 26Thông tư 30/2019/TT-BYT sửa đổi Thông tư 34/2017/TT-BYT về hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Kết luận 265/KL-TTrB năm 2015 công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), quản lý chất thải y tế, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, hành nghề y tư nhân, các hoạt động dịch vụ về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về quản lý, sử dụng các phương tiện tránh thai tại Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 265/KL-TTrB
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/12/2015
- Nơi ban hành: Thanh tra Bộ Y tế
- Người ký: Đặng Văn Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra