Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9954/KH-BGTVT | Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2014 |
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DO VI RÚT EBOLA
Bệnh do vi rút Ê-bô-la (bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Người bệnh có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sần, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, ỉa ra máu...). Thể nặng điển hình thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có thể biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh. Các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím châu Phi có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây sang người hoặc người bệnh và người mang vi rút tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm trong chu trình lây người - người.
Thực hiện Công điện số 1392/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2014 về việc phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola; Quyết định số 2941/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Ebola tại Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola trong ngành GTVT như sau:
1. Mục tiêu chung:
Phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh do vi rút Ê-bô-la trong ngành Giao thông vận tải, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
2. Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)
2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh nào trong Ngành Giao thông vận tải.
Phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cộng đồng.
2.2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào các đơn vị trong Ngành Giao thông vận tải.
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.
2.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.
1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh nào trong ngành Giao thông vận tải.
a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi tại các đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, lập phương án sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các đơn vị.
b) Công tác giám sát, dự phòng
- Tăng cường giám sát phát hiện tại cửa khẩu, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la tại khu vực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào Việt Nam, áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu quốc tế đối với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch bệnh.
- Giám sát chặt chẽ tại các đơn vị và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la và có yếu tố dịch tễ liên quan các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.
- Kiện toàn đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị y tế trong ngành Giao thông vận tải trong điều tra, xử lý ổ dịch.
- Giao Cục y tế: Xây dựng, hướng dẫn phòng chống bệnh, điều trị tại các cơ sở y tế trong ngành Giao thông vận tải; Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút Ê-bô-la; Chuẩn bị trang thiết bị xét nghiệm và phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế; Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch; Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chống dịch.
c) Công tác điều trị
- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.
- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.
- Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút E-bô-la không được để lây nhiễm trong bệnh viện.
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật hướng dẫn chẩn đoán điều trị, nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào các đơn vị trong ngành Giao thông vận tải.
a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên cho Bộ Y tế để kịp thời nhận được các chỉ đạo về phòng chống dịch.
- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các đơn vị cơ sở trong ngành và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các đơn vị.
b) Công tác giám sát, dự phòng
- Tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc vi rút Ê-bô-la có yếu tố dịch tễ liên quan; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa. Tiếp tục triển khai việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.
- Cục Y tế: Tăng cường giám sát trọng điểm và giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc vi rút Ê-bô-la tại các bệnh viện để xét nghiệm, để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan bệnh do vi rút Ê-bô-la; Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu theo đúng địa điểm quy định; Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ y tế địa phương xử lý ổ dịch; Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
c) Công tác điều trị
- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra
- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch thường xuyên.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế ngành Giao thông vận tải theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các đơn vị trong ngành và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các đơn vị.
b) Công tác giám sát, dự phòng
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ CBCNVC-LĐ trong khu vực ổ dịch.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu và khu vực biên giới; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
c) Công tác điều trị
- Các Bệnh viện trong ngành Giao thông vận tải chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh trong ngành Giao thông vận tải; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh, các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
1. Chuyên môn kỹ thuật
1.1. Các giải pháp giảm mắc
- Tăng cường năng lực giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.
- Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, đẩy mạnh việc kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu, các bệnh viện và cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút E-bô-la; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, điều tra người tiếp xúc và nguồn lây truyền để có kế hoạch, biện pháp phòng, chống thích hợp.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân cho các cán bộ y tế trong việc khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm từ các bệnh nhân.
- Thành lập các đoàn công tác kiểm tra việc sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại các địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch.
1.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân do vi rút Ê-bô-la; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch để tránh hiện tượng quá tải.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách ly điều trị, thực hiện triệt để công tác phòng hộ cá nhân, chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.
- Rà soát, cập nhật và bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ê-bô-la.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch.
- Tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ê-bô-la và sử dụng các trang thiết bị hồi sức cấp cứu.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.
2. Phối hợp liên ngành
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
- Huy động sự tham gia của các đơn vị trong ngành trong việc vận động cán bộ, công nhân, viên chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.
a) Cục hàng không VN, Tổng Cục Đường bộ VN, Cục đường thủy nội địa VN, Cục Hàng hải VN: Cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan triển khai tốt việc giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu sân bay nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola để có phương án và biện pháp cách ly y tế kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh.
b) Cục Y tế Giao thông vận tải
- Tham mưu trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la theo từng tình huống dịch.
- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc các Bộ, ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.
- Đầu mối thành lập các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị.
c) Các bệnh viện, phòng khám đa khoa giao thông vận tải:
- Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế.
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến trên; thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh nhân.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân
- Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, xử lý các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân theo quy định.
- Chủ động thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2939/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 10206/TCHQ-VP năm 2014 tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 3192/QĐ-BYT năm 2014 về Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 4727/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 2939/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
- 2Công điện 1392/CĐ-TTg năm 2014 phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Công văn 10206/TCHQ-VP năm 2014 tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 2941/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 3192/QĐ-BYT năm 2014 về Quy trình giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 4727/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Kế hoạch 9954/KH-BGTVT năm 2014 về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 9954/KH-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/08/2014
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Văn Thể
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra