Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND | Bắc Giang, ngày 09 tháng 02 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2022
Nhằm triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, phát triển chăn nuôi và triển khai thực hiện Công văn số 4117/BNN-TY ngày 01/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022; UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 như sau:
1. Mục đích
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn, hạn chế mức thấp những thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, góp phần sản xuất chăn nuôi, nuôi thủy sản phát triển ổn định, bền vững.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện công tác phòng chống dịch phải có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, huy động được hệ thống chính trị và toàn dân cùng thực hiện.
- Thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; quản lý, giám sát dịch bệnh đến từng địa phương, đến hộ chăn nuôi, nuôi thủy sản nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
- Tổ chức phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản hiệu quả, kịp thời và tránh gây lãng phí nguồn lực.
1.1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
- Kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp, nhằm hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo, thành lập các đoàn, đội kiểm tra tình hình dịch bệnh tại cơ sở.
- Các địa phương chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, công tác tiêm phòng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo các nội dung, kế hoạch, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong công tác phòng, chống dịch bệnh như: quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến kinh doanh thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi; các hoạt động hành nghề thú y, buôn bán thuốc, chế phẩm sinh học… để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
1.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn
- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên về Luật Thú y, các văn bản quy phạm pháp luật về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định. Đa dạng hình thức tuyên truyền: qua các cơ quan báo, đài, tờ rơi, sách, tạp chí trang thông tin điện tử...
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y cấp huyện, xã về giám sát, xác minh, xử lý ổ dịch.
1.2. Tiêm phòng vắc xin
- Triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2022 thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính: đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5/2022; đợt 2 từ tháng 8 đến tháng 11/2022 và thực hiện các đợt tiêm phòng bổ sung hàng tháng đối với gia súc, gia cầm đủ điều kiện tiêm phòng.
- Phấn đấu 100% đàn lợn nái, đực giống trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin tai xanh, dịch tả, LMLM; 100% đàn trâu bò trong diện tiêm phòng được tiêm phòng vắc xin LMLM; 100% đàn gia cầm trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm; 100% đàn chó, mèo trong diện tiêm được tiêm phòng vắc xin dại. Các loại vắc xin khác tiêm phòng đạt tỷ lệ đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định.
- Riêng đối với vắc xin Viêm da nổi cục trâu bò thực hiện tiêm phòng theo Kế hoạch số 6518/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2025.
1.3. Công tác giám sát dịch bệnh
- Giám sát lâm sàng: Củng cố hệ thống giám sát và khai báo thông tin báo cáo hàng tháng ở mỗi cấp đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Các ca nghi mắc bệnh nguy hiểm ở động vật phải được phát hiện, khai báo kịp thời, được lấy mẫu xác minh nguyên nhân gây bệnh; các ca bệnh thông thường phải được kiểm tra hướng dẫn xử lý, có tổng hợp báo cáo cụ thể, chi tiết hàng tháng từ cơ sở.
- Giám sát bị động:
Đối với động vật trên cạn: Thực hiện kiểm tra, giám sát sự lưu hành một số vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm theo các chương trình định kỳ và đột xuất, đặc biệt là vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh, Viêm da nổi cục từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, kịp thời.
Thực hiện lấy mẫu kiểm tra sự lưu hành của vi rút LMLM và đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng, khả năng bảo hộ của vắc xin LMLM theo Chương trình của quốc gia và Kế hoạch của tỉnh, tập trung giám sát đối với các cơ sở đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện quản lý, giám sát theo Kế hoạch số 3598/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh; bệnh Viêm da nổi cục trâu bò theo Kế hoạch số 6518/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh. Các bệnh khác lấy mẫu giám sát lưu hành theo Kế hoạch của tỉnh.
Đối với dịch bệnh thủy sản: Thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản; kiểm tra mầm bệnh lưu hành bằng cách tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác minh khi môi trường biến động và có dấu hiệu dịch bệnh nguy hiểm để đánh giá nguy cơ bùng phát dịch; kịp thời cảnh báo nguy cơ bệnh dịch lây lan, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng, cụ thể: Kiểm tra một số bệnh nguy hiểm dễ xảy ra trên cá nước ngọt như vi rút Tilapia Lake Virus (TiLV) ở cá rô phi; bệnh xuất huyết do vi rút SVCV và các vi khuẩn gây bệnh (Aeromonas sp, Streptococcus sp) trên cá nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép…)…
1.5. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
- Động vật trên cạn: Hướng dẫn các hộ chăn nuôi các kỹ thuật, quy trình thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng, trại, môi trường chăn nuôi. Trong năm 2022 thực hiện 2 đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng gắn với “Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh. Thực hiện công tác khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm hạn chế mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào đàn gia súc, gia cầm phát sinh thành dịch, gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.
- Động vật thủy sản: Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường nuôi thủy sản trước, trong và sau mỗi vụ nuôi bằng các loại hóa chất được phép sử dụng trong nuôi thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; không được xả nước, bùn trong ao nuôi chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
1.6. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ; kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm, không chấp hành các quy định về vận chuyển, kinh doanh giết mổ động vật, sản phẩm động vật theo quy định.
1.7. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
- Khuyến khích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh và chủ động đăng ký, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Triển khai Đề án “Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn đối với gà trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025”.
Khi có dịch xảy ra thực hiện công tác điều tra ổ dịch, xử lý ổ dịch, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và dịch bệnh thủy sản; Kế hoạch số 3598/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh về phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 6518/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2025. Riêng đối với các bệnh mới chưa được bổ sung vào danh mục hoặc bệnh chưa xác định được nguyên nhân; Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các biện pháp điều tra, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt cấp kinh phí mua vật tư chống dịch, vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch, hóa chất khử trùng tiêu độc đáp ứng yêu cầu công tác chống dịch theo quy định.
1. Tổng kinh phí
Kinh phí thực hiện kế hoạch: 3.744.560.000 đồng. Trong đó:
- Kinh phí phòng, chống dịch thường xuyên: 2.151.510.000 đồng.
- Kinh phí dự phòng phòng, chống dịch bệnh là 503.050.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Kế hoạch
3589/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh) là 1.090.000.000 đồng.
Nguồn kinh phí cấp tỉnh để thực hiện Kế hoạch lấy từ nguồn kinh phí tỉnh đã cấp cho Sở Nông nghiệp và PTNT trong năm 2022.
(Chi tiết theo phụ lục 01 đính kèm)
1.1. Kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch thường xuyên là 2.151.510.000 đồng:
- Ngân sách tỉnh: 986.330.000 đồng, cụ thể: năm 2021 chuyển sang là 489.380.000 đồng (bao gồm số lượng các loại vắc xin, hóa chất từ nguồn dự phòng, chống dịch năm 2021 chuyển sang sử dụng thường xuyên), năm 2022 bố trí là 496.950.000 đồng.
- Ngân sách huyện: 1.165.180.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục 02, 02A, 05 đính kèm)
1.2. Kinh phí mua vắc xin, hóa chất dự phòng khi có dịch xảy ra là 503.050.000 đồng, trong đó:
- Vắc xin Cúm là 350.000 liều, kinh phí là 169.050.000 đồng
- Vắc xin LMLM 10.000 liều, kinh phí là 189.000.000 đồng
- Hóa chất 1.000 lít, kinh phí là 145.000.000 đồng
(Chi tiết theo phụ lục 03 đính kèm)
1.3. Kinh phí phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2022 (Kế hoạch 3589/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh) là 1.090.000.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí tập huấn: 160.080.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện tuyên truyền: 90.990.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện tiêu độc khử trùng: 725.000.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm: 113.930.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục 04 đính kèm)
2. Cơ chế hỗ trợ
2.1. Đối tượng hỗ trợ
- Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí tiêm phòng đối với các bệnh: Cúm gia cầm, LMLM, cụ thể:
Đối với bệnh cúm gia cầm: Hỗ trợ những hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô dưới 2.000 con/hộ; những trang trại tham gia đề án xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh năm 2021.
Đối với bệnh LMLM: Hỗ trợ những hộ chăn nuôi quy mô dưới 20 con/hộ đối với mỗi loại lợn (nái, đực giống), trâu, bò và dê.
- Các đối tượng còn lại người chăn nuôi chủ động tự tiêm phòng vắc xin bắt buộc theo quy định.
2.2. Nội dung hỗ trợ
- Ngân sách tỉnh:
Hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc xin: Cúm gia cầm, LMLM.
Hỗ trợ các chi phí khác trong phòng, chống dịch ở cấp tỉnh (hội nghị triển khai, tuyên truyền, tập huấn, lấy mẫu giám sát, đấu thầu...)
- Ngân sách huyện, thành phố:
Hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc xin: Cúm gia cầm, LMLM. Hỗ trợ các chi phí khác trong công tác tiêm phòng ở cấp huyện (hội nghị, công tiêm phòng, tập huấn, tuyên truyền...).
Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin, hóa chất và các vật tư khác phục vụ công tác phòng, chống dịch ngoài chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật tại địa phương.
- Ngân sách xã, phường, thị trấn: Tùy theo điều kiện kinh phí của địa phương chủ động kinh phí cho công tác phòng, chống dịch của địa phương, nhất là công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng.
Riêng đối với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò các nội dung hỗ trợ phòng, chống dịch được thực hiện theo Kế hoạch số 6518/KH-UBND ngày 08/12/2021; bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện theo Kế hoạch số 3598/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh. Đối với vắc xin Dại động vật thực hiện theo Kế hoạch của UBND tỉnh và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc sử dụng vắc xin hóa chất, dự phòng: Khi có các ổ dịch nhỏ lẻ xảy ra được Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh xác định; UBND huyện, thành phố có văn bản báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho phép sử dụng vắc xin, hóa chất dự phòng để thực hiện công tác phòng chống, khoanh vùng ổ dịch. Kinh phí do tỉnh hỗ trợ 100% vắc xin và hóa chất thực hiện công tác phòng, chống dịch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch của tỉnh tại các địa phương.
- Phối hợp với các ban, ngành, cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch động vật; phối hợp với các địa phương xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định.
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về luật Thú y, các văn bản quy phạm pháp luật về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y cấp cơ sở về công tác giám sát, xác minh, xử lý ổ dịch.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Quản lý thị trường trong việc kiểm tra, quản lý các loại thuốc, vắc xin và vật tư thú y lưu hành trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán các khoản kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch của tỉnh và các địa phương theo quy định của Nhà nước.
4. Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang: Tổ chức thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch. Tăng cường thời lượng phát sóng, số lượng tin bài về các nội dung tuyên truyền về công tác phòng chống dịch, nguy cơ của dịch bệnh đối với việc phát triển chăn nuôi và sức khỏe cồng động, tích cực, chủ động tham gia phòng chống dịch kịp thời và hiệu quả.
5. Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch động vật tỉnh: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp trong công tác phòng chống dịch, thực hiện lồng ghép các hoạt động khác để tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch.
6. Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch động vật tỉnh: Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, buôn bán vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ cấp huyện đến cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 của địa phương. Bố trí kinh phí đối ứng mua vắc xin tiêm phòng và các chi phí khác phục vụ phòng, chống dịch ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.
- Huy động lực lượng hỗ trợ cơ quan chuyên môn thực hiện công tác phòng chống dịch, công tác tiêm phòng, tiêu hủy động vật mắc bệnh và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn quản lý.
- Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp, các ban, ngành của địa phương. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, việc cấp phát và sử dụng vắc xin, hóa chất, vật tư chống dịch đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản, điểm thu gom, buôn bán, giết mổ động vật; phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng các quy định phòng chống dịch hiện hành.
- Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các lực lượng của địa phương tích cực tham gia phòng, chống dịch. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn, báo cáo về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch động vật tỉnh theo quy định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
STT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn kinh phí | ||
NS tỉnh đã bố trí năm 2021 | NS tỉnh năm 2022 | NS huyện, TP năm 2022 | |||
1 | Kinh phí phục vụ phòng, chống dịch thường xuyên | 2.151.510.000 | 489.380.000 | 496.950.000 | 1.165.180.000 |
2 | Kinh phí dự phòng phòng, chống dịch | 503.050.000 |
| 503.050.000 |
|
3 | Kinh phí thực hiện phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (3589/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh) | 1.090.000.000 |
| 1.090.000.000 |
|
Tổng kinh phí thực hiện | 3.744.560.000 | 489.380.000 | 2.090.000.000 | 1.165.180.000 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THƯỜNG XUYÊN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đồng) | Nguồn kinh phí | ||
NS tỉnh đã bố trí năm 2021 | NS tỉnh năm 2022 | NS huyện, TP năm 2022 | ||||||
I | Kinh phí mua vắc xin, hóa chất |
|
|
| 1.483.460.000 | 489.380.000 | 386.500.000 | 607.580.000 |
1 | Vắc xin cúm gia cầm 2022 | Liều | 1.000.000 | 483 | 483.000.000 |
| 241.500.000 | 241.500.000 |
2 | Vắc xin cúm gia cầm dự phòng 2021 chuyển sang | Liều | 567.000 | 480 | 272.160.000 | 136.080.000 |
| 136.080.000 |
3 | Vắc xin LMLM dự phòng 2021 chuyển sang | Liều | 25.000 | 18.400 | 460.000.000 | 230.000.000 |
| 230.000.000 |
4 | Hóa chất dự phòng năm 2021 chuyển sang | Lít | 900 |
| 123.300.000 | 123.300.000 |
|
|
5 | Hóa chất phòng, chống dịch bệnh | Lít | 1.000 | 145.000 | 145.000.000 |
| 145.000.000 |
|
II | Công tiêm phòng |
|
|
| 557.600.000 |
|
| 557.600.000 |
1 | Tiền công tiêm phòng gia cầm | Con | 1.567.000 | 300 | 470.100.000 |
|
| 470.100.000 |
3 | Công tiêm phòng LMLM cho trâu, bò, lợn | Con | 25.000 | 3.500 | 87.500.000 |
|
| 87.500.000 |
III | Chi phí khác |
|
|
| 110.450.000 |
| 110.450.000 |
|
1 | Thẩm định giá thầu |
|
|
| 18.828.000 |
| 18.828.000 |
|
2 | Lấy mẫu giám sát, xét nghiệm Dịch bệnh thủy sản |
|
|
| 91.622.000 |
| 91.622.000 |
|
Tổng cộng |
|
|
| 2.151.510.000 | 489.380.000 | 496.950.000 | 1.165.180.000 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đ) |
1 | Dụng cụ , bảo hộ |
|
|
| 57.310.000 |
1.1 | Mẫu cá | Con | 200 | 40.000 | 8.000.000 |
1.2 | Khẩu trang | Chiếc | 200 | 4.000 | 800.000 |
1.3 | Găng tay dùng một lần | Đôi | 200 | 3.500 | 700.000 |
1.4 | Dụng cụ mổ khám | Bộ | 6 | 500.000 | 3.000.000 |
1.5 | Ủng | Đôi | 8 | 45.000 | 360.000 |
1.6 | Khay inox | Khay | 10 | 70.000 | 700.000 |
1.7 | Thùng đựng mẫu | Thùng | 50 | 35.000 | 1.750.000 |
1.8 | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 200 | 10.000 | 2.000.000 |
1.9 | Quần áo bảo hộ mặc 1 lần | Bộ | 200 | 50.000 | 10.000.000 |
1.11 | Hỗ trợ xăng xe cho người đi lấy mẫu (50 lần đi lấy mẫu x 50km x 2 người = 5.000 km) | Km | 5.000 | 2.000 | 10.000.000 |
1.12 | Xăng xe cho người đi gửi mẫu (50 lần x 60 km x 2 lượt) | Km | 6.000 | 2.000 | 12.000.000 |
1.13 | Công tác phí cho người đi gửi mẫu ngoại tỉnh | Lượt | 50 | 160.000 | 8.000.000 |
2 | Phí chẩn đoán, xét nghiệm |
|
|
| 34.312.000 |
2.1 | Xét nghiệm mẫu Aeromonas (phân lập, giám định Aeromonas spp) | Mẫu | 40 | 290.000 | 11.600.000 |
2.2 | Xét nghiệm mẫu Streptococcus (phân lập, giám định Streptococcus spp) | Mẫu | 40 | 290.000 | 11.600.000 |
2.3 | Xét nghiệm bệnh xuất huyết mùa xuân do SCV bằng phương pháp RT-PCR (60 mẫu gộp 5 thành 12 mẫu gộp) | Mẫu gộp | 12 | 463.000 | 5.556.000 |
2.4 | Xét nghiệm TiLV bằng phương pháp RT-PCR 60 mẫu gộp 5 thành 12 mẫu gộp) | Mẫu gộp | 12 | 463.000 | 5.556.000 |
Tổng cộng |
|
|
| 91.622.000 |
KINH PHÍ MUA VẮC XIN, HÓA CHẤT DỰ PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
I | Kinh phí mua vắc xin |
|
|
| 358.050.000 |
1 | Vắc xin cúm gia cầm | Liều | 350.000 | 483 | 169.050.000 |
2 | Vắc xin LMLM | Liều | 10.000 | 18.900 | 189.000.000 |
II | Kinh phí mua hóa chất |
|
|
| 145.000.000 |
| Hóa chất Iodine 10% | Lít | 1.000 | 145.000 | 145.000.000 |
Tổng cộng |
|
|
| 503.050.000 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 10 lớp tập huấn (Đối tượng: Chủ hộ chăn nuôi lợn, cán bộ phụ trách công tác thú y tại các huyện, thành phố) | lớp | 10 |
| 160.080.000 |
1.1 | Thuê xe giảng viên đi tập huấn | lớp | 10 | 1.000.000 | 10.000.000 |
1.2 | Chi tiền giảng dạy giảng viên | buổi | 20 | 500.000 | 10.000.000 |
1.3 | Hỗ trợ tiền ăn trưa cho ĐB không hưởng lương | người | 600 | 100.000 | 60.000.000 |
1.4 | Chè, nước, giải khát giữa giờ | người | 700 | 30.000 | 21.000.000 |
1.5 | Tài liệu (bộ/người) | bộ | 700 | 35.000 | 24.500.000 |
1.6 | Văn phòng phẩm (túi, bút, vở) | bộ | 700 | 30.000 | 21.000.000 |
1.7 | Thuê máy chiếu | ngày | 10 | 1.000.000 | 10.000.000 |
1.8 | Khánh tiết, trang trí | lớp | 10 | 358.000 | 3.580.000 |
2 | Tuyên truyền |
|
|
| 90.990.000 |
2.1 | In tờ rơi | Tờ | 12.000 | 4.000 | 48.000.000 |
2.2 | Pano tuyên truyền kích thước 0,8m*1,6m (2 mặt) | tấm | 209 | 110.000 | 22.990.000 |
2.3 | Tin bài trên báo Bắc giang | gói | 1 | 10.000.000 | 10.000.000 |
2.4 | chuyên đề trên đài truyền hình Bắc Giang | chuyên đề | 2 | 10.000.000 | 10.000.000 |
3 | Kinh phí thực hiện tiêu độc khử trùng |
|
|
| 725.000.000 |
3.1 | Mua hóa chất | lít | 5.000 | 145.000 | 725.000.000 |
4 | Kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm: Lấy mẫu giám sát bệnh DTLCP tại cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ, kinh doanh, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn… |
|
|
| 113.930.000 |
4.1 | Công lấy mẫu (3 mẫu/cơ sở x 120 cơ sở) | mẫu | 360 | 18.000 | 6.480.000 |
4.2 | Hỗ trợ xăng xe cho người đi lấy mẫu (2 người đi lấy mẫu/cơ sở) | km | 4.800 | 2.000 | 9.600.000 |
4.3 | Dụng cụ lấy mẫu, bảo hộ |
|
|
| 23.210.000 |
4.3.1 | Xi lanh (3 chiếc/cơ sở x 120 cơ sở) | chiếc | 360 | 3.000 | 1.080.000 |
4.3.2 | Kim lấy mẫu (hộp 50 chiếc/hộp) | hộp | 8 | 35.000 | 280.000 |
4.3.3 | Khẩu trang (2 người lấy mẫu/cơ sở x 120 cơ sở) | chiếc | 240 | 4.000 | 960.000 |
4.3.4 | Quần áo bảo hộ mặc 1 lần (2 người lấy mẫu/cơ sở x 120 cơ sở) | bộ | 240 | 50.000 | 12.000.000 |
4.3.5 | Găng tay dùng một lần | Đôi | 240 | 3.500 | 840.000 |
4.3.6 | Ủng | Đôi | 10 | 45.000 | 450.000 |
4.3.7 | Thùng bảo quản mẫu (1 chiếc/cơ sở x 120 cơ sở) | chiếc | 120 | 35.000 | 4.200.000 |
4.3.8 | Đá khô bảo quản mẫu | Túi | 240 | 10.000 | 2.400.000 |
4.3.9 | Dụng cụ bắt lợn lấy mẫu | Chiếc | 2 | 500.000 | 1.000.000 |
4.4 | Hỗ trợ công tác phí đi gửi mẫu | lần | 30 | 160.000 | 4.800.000 |
4.5 | Xăng xe cho người đi gửi mẫu |
| 3.600 | 2.000 | 7.200.000 |
4.6 | Phí xét nghiệm mẫu (120 mẫu gộp) | mẫu | 120 | 522.000 | 62.640.000 |
Tổng kinh phí thực hiện |
|
|
| 1.090.000.000 |
PHÂN BỔ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG DỊCH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
TT | Đơn vị | Vắc xin (liều) | ||
Cúm gia cầm | LMLM | Hóa chất | ||
1 | TP. Bắc Giang | 50.000 | 800 | 150 |
2 | Hiệp Hoà | 200.000 | 4.500 | 250 |
3 | Lạng Giang | 250.000 | 4.000 | 250 |
4 | Lục Nam | 150.000 | 3.000 | 250 |
5 | Lục Ngạn | 140.000 | 3.000 | 200 |
6 | Tân Yên | 400.000 | 4.500 | 300 |
7 | Việt Yên | 127.000 | 1.200 | 150 |
8 | Yên Dũng | 150.000 | 2.000 | 200 |
9 | Sơn Động | 100.000 | 2.000 | 150 |
10 | Yên Thế | Theo đề án | 2.000 | Theo đề án |
Tổng cộng | 1.567.000 | 25.000 | 1.900 |
Ghi chú: Huyện Yên Thế tiêm phòng Cúm gia cầm, hóa chất theo Đề án Vùng ATDB
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND về tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 2Kế hoạch 26/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Kế hoạch 320/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 4Quyết định 752/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 451/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
- 5Quyết định 30/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 70/2009/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 6Kế hoạch 4897/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản tỉnh Quảng Trị năm 2023
- 8Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh Tuyên Quang năm 2023
- 1Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật thú y 2015
- 3Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Kế hoạch 6518/KH-UBND năm 2021 về phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2025
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND về tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 6Kế hoạch 26/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Kế hoạch 320/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022
- 8Quyết định 752/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 451/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
- 9Quyết định 30/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 70/2009/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 10Kế hoạch 4897/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản tỉnh Quảng Trị năm 2023
- 12Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh Tuyên Quang năm 2023
Kế hoạch 95/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 95/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lê Ô Pích
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra