- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 3Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 4Thông tư 37/2018/TT-BTC hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND | Yên Bái, ngày 05 tháng 4 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Để thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đúng quy định và có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm mục đích bảo đảm các cơ sở nhà, đất được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đúng mục đích sử dụng được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kịp thời sắp xếp, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không có hiệu quả.
2. Yêu cầu:
- Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và pháp luật có liên quan.
- Việc sắp xếp lại, xử lý, nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh đang quản lý, sử dụng được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
- Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được lập thành phương án tổng thể đối với tất cả các cơ sở nhà, đất trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố và theo từng loại hình: cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể, cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ xem xét, quyết định.
II. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh:
1. Đối tượng:
a) Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
b) Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ; Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ tại thời điểm Nghị định số 167/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2018) (gọi chung là doanh nghiệp).
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
2. Phạm vi điều chỉnh:
Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là nhà, đất) của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng (trừ nhà, đất quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định 167/2017/NĐ-CP).
III. Nội dung thực hiện:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tự rà soát hiện trạng sử dụng; lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tất cả các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp.
2. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tất cả các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
4. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và hiện trạng quản lý sử dụng nhà, đất của các đơn vị, Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thực hiện:
- Rà soát, lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để:
+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với các cơ sở nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
+ Xem xét, phê duyệt phương án theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn địa phương khác, gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất; trên cơ sở đó, hoàn thiện phương án gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .
5. Căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP quyết định xử lý đối với từng cơ sở nhà, đất.
6. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng được thực hiện sau khi có phương án tổng thể. Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể, các sở, ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lập, tổng hợp báo cáo kê khai và đề xuất lập phương án theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo 167) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập phương án trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
IV. Thời hạn gửi báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, kiểm tra hiện trạng và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất:
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, doanh nghiệp tổng hợp báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất của cơ quan mình và các đơn vị trực thuộc (Đối với các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, doanh nghiệp đã lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tài chính trong năm 2018, cần rà soát lại phương án sau khi thực hiện tổ chức, sắp xếp lại một số cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trường hợp có thay đổi thì lập lại phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất gửi Sở Tài chính) và chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo 167 tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất báo cáo Ban chỉ đạo 167 (thông qua Sở Tài chính), thời hạn xong trước ngày 31 tháng 5 năm 2019.
2. Văn phòng Tỉnh ủy tổng hợp báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan khối Đảng thuộc Tỉnh ủy và chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo 167 tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất báo cáo Ban chỉ đạo 167 (thông qua Sở Tài chính), thời hạn xong trước ngày 31 tháng 5 năm 2019.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã gửi về Sở Tài chính trong năm 2018, tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý báo cáo Ban chỉ đạo 167 (thông qua Sở Tài chính), thời hạn xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2019.
4. Ban chỉ đạo 167 tổng hợp, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố và theo từng loại hình: cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thời hạn xong trước ngày 30 tháng 11 năm 2019.
5. Đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức đơn vị dôi dư không có nhu cầu sử dụng cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể, Ban chỉ đạo 167 chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra hiện trạng, lập phương án xử lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về trình tự, thủ tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 167, tổ chức để Ban chỉ đạo 167 phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp thực hiện kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất để đề xuất phương án thu hồi, điều chuyển, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Chủ trì tổng hợp, lập phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau khi các thành viên Ban chỉ đạo 167 thống nhất để báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo 167, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn hạch toán, tăng, giảm tài sản, giá trị tài sản theo quy định. Chủ trì thẩm định giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng, xử lý tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
2. Các sở thành viên Ban chỉ đạo 167:
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị theo đúng mục đích giao đất và theo các quy định hiện hành của Luật đất đai. Chủ trì đề xuất hướng xử lý đối với đất đai bỏ hoang, cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, phân cho cán bộ công nhân viên chức làm nhà ở khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo 167, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Tài chính xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai theo quy định của pháp luật sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.
- Đối với các cơ sở nhà, đất xử lý bán đấu giá, lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án xử lý của Ban chỉ đạo 167.
- Hướng dẫn cho các đơn vị xử lý các trường hợp đất đai có tranh chấp với các tổ chức, cá nhân. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý, giải quyết tranh chấp theo đúng quy định hiện hành.
- Đối với đất sử dụng không đúng mục đích, không có nhu cầu sử dụng lập thủ tục thu hồi đất theo quy định.
2.2. Sở Xây dựng:
- Phối hợp thực hiện kiểm tra việc sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định hiện hành về quản lý trụ sở làm việc. Chủ trì đề xuất phương án xử lý đối với trụ sở làm việc cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, phân cho cán bộ, công nhân viên chức làm nhà ở khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì rà soát nhà, đất nằm trong quy hoạch thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế; nhà, đất bỏ trống, cho mượn; nhà, đất đang cho thuê một phần hoặc toàn bộ mà chưa có văn bản chấp thuận thống nhất của cấp có thẩm quyền về việc rà soát sắp xếp nhà, đất; nhà, đất bố trí làm nhà ở chưa đúng quy định.
- Chủ trì, chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng đối với các cơ sở nhà, đất xử lý bán đấu giá làm cơ sở cho Ban chỉ đạo 167 của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý.
- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo 167, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Tài chính xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp thực hiện kiểm tra hiện trạng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo 167, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Văn phòng Tỉnh ủy:
- Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 167 tổ chức kiểm tra hiện trạng lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của các các cơ quan khối Đảng trực thuộc Tỉnh ủy.
- Tổng hợp báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của các các cơ quan khối Đảng trực thuộc Tỉnh ủy.
4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh:
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc (nếu có) lập báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý (Đối với các cơ quan đã lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tài chính trong năm 2018, cần rà soát lại phương án sau khi thực hiện tổ chức, sắp xếp lại một số cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trường hợp có thay đổi thì lập lại phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất gửi Sở Tài chính).
- Chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo 167 tổ chức kiểm tra hiện trạng lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất.
- Tổng hợp báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Tùy tình hình thực tế của địa phương để xem xét thành lập tổ công tác thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP hoặc giao phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã gửi về Sở Tài chính trong năm 2018, tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập thành biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý báo cáo Ban chỉ đạo 167.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2016 công bố các thủ tục hành chính mới liên quan đến việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2019 thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 4Công văn 1916/UBND-KT năm 2020 về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2019 về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn
- 6Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật đất đai 2013
- 2Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2016 công bố các thủ tục hành chính mới liên quan đến việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 3Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 4Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 5Thông tư 37/2018/TT-BTC hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2019 thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 8Công văn 1916/UBND-KT năm 2020 về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2019 về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lạng Sơn
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 95/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Tạ Văn Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định