Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND | Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012-2016
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Thành phố Hà Nội về việc triển khai Đề án trọng tâm trong nhiệm kỳ 2011-2016, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012-2016, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân về các quy định của pháp luật có liên quan đến phụ nữ. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Nâng cao nâng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đội ngũ báo cáo Viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật cho phụ nữ.
2. Yêu cầu:
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Việc phổ biên pháp luật được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung và các nhóm phụ nữ. Nội dung pháp luạt được phổ biến phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với trình độ nhận thức của các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần trên địa bàn.
- Xây dựng và phát triển một số mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng.
II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG:
1. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố trong 03 năm (2009-2011); khảo sát nhu cầu phổ biến pháp luật theo các nhóm đối tượng phụ nữ:
Tổ chức Tọa đàm đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ tại các địa bàn xa trung tâm thành phố, đến các nhóm phụ nữ đặc thù: phụ nữ nông dân vả dân tộc thiểu sổ, phụ nữ nghèo, nữ lao động tại các khu công nghiệp - chế xuất.
- Trên cơ sở thực trạng, xác định các giải pháp nhằm phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Khảo sát nhu cầu phổ biến pháp luật theo các nhóm đối tượng phụ nữ: Nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu sổ, phụ nữ nghèo, nữ lao động, nữ kinh doanh...
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
- Nội dung:
+ Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội phụ nữ, báo cáo viên pháp luật của Hội phụ nữ cấp thành phố, quận, huyện.
+ Tổ chức các khóa tập huấn ngắn ngày tại cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội Phụ nữ và các ban ngành liên quan. Chú ý bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
+ Tổ chức Hội thi "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi" của Hội Phụ nữ bằng hình thức sân khấu hóa.
- Thời gian: Từ năm 2012 - 2016 (cụ thể theo Biểu kèm theo Kế hoạch)
3. Biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật cho các nhóm phụ nữ:
- Nội đung:
+ Biên soạn các loại tài liệu về một số lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến phụ nữ ( Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật: phòng chống mua bán người, Luật quản lý đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo...) chú trọng biên soạn tài liệu với nội dung và hình thức phù hợp với một số nhóm phụ nữ đặc thù: nữ công nhân lao động, phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và tôn giáo.
+ Phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các địa bàn, nhóm phụ nữ. Tùy theo tình hình thực tế, ưu tiên phát tài liệu đến các địa bàn xa trung tâm thành phố, nhóm phụ nữ ít được tiếp cận thông tin.
- Thời gian: Từ năm 2013 - 2016 (cụ thể theo Biểu kèm theo Kế hoạch).
4. Tổ chức phổ biến pháp luật lưu động cho phụ nữ tại cộng đồng dân cư:
- Tổ chức các lớp phổ biến, tuyên truyền pháp luật lưu động tại các địa bàn xa trung tâm thành phố, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo và một số nhóm phụ nữ đặc thù.
- Thông qua các lớp lưu động trực tiếp, tư vấn sâu cho các đối tượng phụ nữ, chú trọng đối tượng phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ yếu thế với các hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
- Thời gian: Từ năm 2012 - 2016 (cụ thể theo Biểu kèm theo Kế hoạch)
5. Hoạt động chỉ đạo điểm mô hình:
- Nội dung:
+ Xây dựng mô hình mới về tuyên truyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng sát thực, có hiệu quả.
+ Tiếp tục hỗ trợ và phát triển các mô hình: Nhóm nòng cốt tuyên truyền, phố biến pháp luật, trung tâm tư vấn, cơ sở tư vấn pháp luật của Hội Phụ nữ các cấp, Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, tủ sách, ngăn sách, túi sách pháp luật của Hội Phụ nữ...
- Thời gian: Từ năm 2012 - 2016 (cụ thể theo Biểu kèm theo Kế hoạch)
6. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá, khen thưởng việc triển khai thực hiện Kế hoạch:
- Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả đạt được sau 2 năm triển khai thực hiện Kế hoạch (từ năm 2012 đến năm 2014).
Thời gian: quý IV/2014
- Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2016) triển khai thực hiện Kế hoạch, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ Thủ đô Hà Nội trong những năm tiếp theo, khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân chấp hành pháp luật.
Thơi gian: Quý IV/2016.
III. TỔ CHÚC THỤC HIỆN:
1. Sở Tư pháp:
Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành trong việc triển khai công tác Phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn.
2 Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố:
Căn cứ Kế hoạch "Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016" được UBND Thành phố phê duyệt, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết theo lộ trình đã đề ra, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung, đối tượng, đạt chất lượng và hiệu quả.
3. Hội Nông dân thành phố:
Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ là nông dân các quận, huyện, thi xã bằng các hình thức phù hợp.
4. Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh thành phố:
Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thành phổ phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ thanh niên trên địa bàn thành phố bằng các hình thức phù hợp.
5. Liên đoàn lao động Thành phố:
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ công nhân, viên chức, nữ lao động, tập trung tuyên truyền nữ công nhân lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.
6. Sở Tài chính Hà Nội:
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ và các cấp, các ngành, đoàn thể lập dự toán kinh phí để triển khai Kế hoạch "Phổ biến, giao dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016" hàng năm và trình UBND thành phố duyệt cấp kinh phí theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các quận, huyền, thị xã:
- Căn cứ Kế hoạch "Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016", UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luạt hàng năm của địa phương, trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối lượng phụ nữ với nội dung và hình thức phù hợp; quan tâm đầu tư kinh phí triển khai Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng phụ nữ.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu.
- UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả các hoạt động của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016" trên địa bàn thành phố, định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm có báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi về UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp – Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TT | HOẠT ĐỘNG | NỘI DUNG | THỜI GIAN | ĐỐI TƯỢNG | ĐỊA ĐIỂM | KINH PHÍ (ĐỒNG) | SỐ LỚP/TỔNG SỐ NGƯỜI THAM DỰ |
Đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu của phụ nữ, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo đúc pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội | 2012 | Lãnh đạo LĐLĐ; Sở tư pháp; Hội LHPN các quận, huyện. | Hội trường Hội LHPN Thành phố | 15.000.000 | 1 buổi 100 người | ||
Triển khai kế hoạch tuyên truyền phố biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên toàn thành phố Hà Nội. | 2012 | Lãnh đạo Hội đồng PBGDPL thành phố và 29 q/huyện, Cán bộ chuyên trách Hội PNTP và q/huyện. | Hội trường Hội LHPN Thành phố | 17.500.000 | 1 buổi 150 người | ||
Tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên TP quận huyện thị xã và cơ sở | - Pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai, ...và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. - Kỹ năng tuyên truyền phô biến pháp luâL | 2012 | - Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp - Cán bộ Hội Phụ nữ tham gia công lác hòa giải và tư vấn viên pháp luật | Hội trường quận huyện UBND hoặc Trung tâm Bồi dưỡng Chính Trị các quận, huyện. | 25.000.000/ lớp x 11 lớp = 275.000.000 | - 11 lớp - 1.100 h. viên | |
Lớp tuyên truyền phổ biến Pháp luật cho các nhóm đối tượng PN | Pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai, văn minh đô thị, khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. | 2012 | Hội viên, phụ nữ ở các địa bàn xa trung tâm TP; vùng dân tộc thiểu số và tôn giáo; PN hiện đang sinh sống, làm việc, lao động tại các khu công nghiệp – chế xuất, lao động nữ nhập cư. | UBND xã | 13.500.000/cuộc x 15 cuộc = 202.500.000 | - 15 cuộc - 1.800 PN | |
- Xây dựng và phát triển tủ sách PL | 2012 | - 15 Hội LHPN cơ sở tại 15 quận, huyện. | - Trụ sở làm việc của Hội PN CS - UBND xã | - 5.000.000/ tủ x 15 tủ = 75.000.000 |
| ||
- Thành lập CLB phụ nữ với Pháp luật | - Hội viên PN | 7.000.000/1 CLB X 5 CLB = 35.000.000 | |||||
Tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên TP quận huyện thị xã và cơ sở | - Pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai. . .và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. - Kỹ năng tuyên truyền phố biến pháp luật | 2013 | - Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp - Cán bộ Hội Phụ nữ tham gia công tác hòa giải và tư vấn viên pháp luật | Hội trường quận huyện UBND hoặc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các quận, huyện. | 25.000.000/ lớp x 12 lớp - 300.000.000 | - 12 lớp - 1.200 h.viên | |
Lớp tuyên truyền phổ biến Pháp luật cho các nhóm đối tượng PN | - Pháp luât về bình đắng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chổng mua bán người, quản lý đất đai, văn minh đô thị, khiếu nại, tổ cáo và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sổng dân sinh - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2013 | Hội viên, phụ nữ ở các địa bàn xa trung tâm thành phố; vùng dân tộc thiếu số và tôn giáo; PN hiện đang sinh sống, làm viêc, lao động tại các khu công nghiệp - chế xuất, lao động nữ nhập cư. | UBND xã | 13.500.000/ lớp x 22 cuộc = 297.000.000 | - 22 cuộc - 2.640 h.viên | |
- Xây dựng và phát triển tủ sách PL | 2013 | - Hội LHPN cơ sở tại 15 quận, huyện. | - Trụ sở làm việc của Hội PN CS - UBND xã | - 5.000.000/ tủ x 15 tủ = 75.000.000 |
| ||
- Thành lập CLB phụ nữ với Pháp luật | - Hội viên PN |
| 7.000.000/1 CLB X 5 CLB = 35.000.000 | ||||
Duy trì hoạt động của các CLB phụ nữ với Pháp luật | 4.000.000/1 CLB x18 CTB =72.000.000 | ||||||
Biên soạn 1 loại tài liệu về một số lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến phụ nữ; Quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam. pháp luật về l-INGĐ, phòng chống bạo lực gia đình | 2013 | - Phát hành tài liệu tuyên truyền đến các địa bàn, nhóm phụ nữ. Tùy theo tình hình thực tế, ưu tiên phát tài liệu đến các địa bàn xa trung tâm thành phố, nhóm phụ nữ ít được tiếp cận thông tin. |
| 73.000.000 x 1 loại = 73.000.000 | 1 loại | ||
Tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên TP quận huyện thị xã và cơ sở | - Pháp luật liên quan đến bỉnh đẳng giới, hôn nhân gia đình. phòng chống bạo lực gia đình. phòng chổng mua bán người, quản lý đất dai,...và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2014 | - Báo cáo viên. tuyên truyền viên pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp - Cán bộ Hội Phụ nữ tham gia công tác hòa giải và tư vấn viên pháp luật | Hội trường quận huyện UBND hoặc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các quận, huyện. | 25.000.000/ lớp X 12 lớp - 300.000.000 | - 12 lớp - 1.200 h.viên | |
Lớp tuyên truyền phổ biên Pháp luật cho các nhóm đối lượng PN | - Pháp luật vê bình dăng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chổng mua ban người, quản lý đất đai. văn minh đô thị, khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vục pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2014 | Hội viên, phụ nữ ở các địa bàn xa trung tâm thành phố; vùng dân tộc thiểu số và tôn giáo; PN hiện đang sinh sống, làm việc, lao động tại các khu công nghiệp-chế xuất lao động, nữ nhập cư | UBND xã | 13.500.000/ lớp x 22 cuộc = 297.000.000 | - 22 cuộc -2.640 PN | |
- Xây dựng và phát triển tủ sách PL | 2014 | - Hội LHPN cơ sở tại 15 quận, huyện đặc thù | - Trụ sở làm việc của Hội LHIPN cơ sở - UBND xã | 5.000.000/ tủ x 15 tủ = 75.000.000 |
| ||
- Thành lập CLB phụ nữ với Pháp luật | - Hội viên PN | 7.000.000/1 CLB x 5 CLB - 35.000.000 |
| ||||
- Duy trì hoạt động của các CLB phụ nữ với Pháp luật | 4.000.000/nărn x 23 CLB 92.000.000 |
| |||||
Biên soạn 1 loại tài liệu về một số lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến phụ nữ, tài liệu phù hợp với một số nhóm phụ nữ đặc thù: nữ công nhân lao động, phụ nữ nông thôn. | 2014 | -Phát hành tải liệu tuyên truyền đến các địa bàn, nhóm phụ nữ. Tùy theo tình hình thực tế, ưu tiên phát tài liệu đến các địa bàn xa trung tâm thành phố. nhóm phụ nữ ít được tiếp cận thông tin. |
| 73.000.000 x 1 loại -73.000.000 | 1 loại | ||
Tập huấn Báo cáo viên, tuyên truyền viên TP quận huyện thị xã và cơ sở | - Pháp luật liên quan đến bình đăng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai,...và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh - Kỹ năng tuyên truyền phô biến pháp luật - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2015 | - Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp - Cán bộ Hội Phụ nữ tham gia công tác hòa giải và tư vấn viên pháp luật |
| 25.000.000/ lớp X 12 lớp = 300.000.000 | 12 lớp 1.200 h. viên | |
Lớp tuyên truyền phô biên Pháp luật cho các nhóm đổi tượng PN | - Pháp luật vê bình đăng giới., hôn nhân và gia đình, phòng chổng bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, quản lý đất đai, văn minh đô thị, khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một sổ văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2015 | Hội viên. PN ở các địa bàn xa trung tâm thành phố; vùng dân tộc thiểu số và tôn giáo; PN hiện đang sinh sống, làm việc, lao động tại các khu công nghiệp - chế xuất, lao động nữ nhập cư. |
| 13.500.000/cuộc x 18 cuộc = 243.000.000 | - 18 cuộc - 2.160 PN | |
- Xây dựng và phát triển tủ sách PL | 2015 | - Hội LHPN cơ sở lại 15 quận, huyện đặc thù |
| - 5.000.000/tủ x 15 tủ = 75.000.000 |
| ||
- Thành lập CLB phụ nữ với Pháp luật | - Hội viên PN | 7000.000/1 CLB x 5 CUI = 35.000.000 | |||||
- Duy trì hoạt động của các CLB phụ nữ với Pháp luật | 4.000.000/ năm x 28 CLB - 112.000.000 | ||||||
Biên soạn 1 loại tài liệu về một số lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến phụ nữ | 2015 | - Phát hành tài liệu tuyên truyền đến các địa bàn, nhóm phụ nữ. Tùy theo tình hình thực tể, ưu tiên phát tài liêu đến các địa bàn xa trung tâm thành phố, nhóm phụ nữ ít được tiếp cận thông tin. |
| 73.000.000 x 1 loại = 73.000.000 | 1 loại | ||
Hội thi Tuyên truyền viên pháp luật giỏi bằng hình thức sân khấu hóa | 2015 | Tuyên truyên viên cơ sở | Hội trường UBND quận. huyện | 54.000.000 |
| ||
Tập huân Báo cáo viên, tuyên truyền viên TP quận huyện thị xã và cơ sở | - Pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chổng bạo lực gia đình, phòng chổng mua bán người, quản lý đất đai,...và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2016 | - Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp - Cán bộ Hội Phụ nữ tham gia công tác hòa giải và tư vẩn viên pháp luật |
| 25.000.000/ lớp x 12 lớp = 300.000.000 | - 12 lớp - 1.200 h. viên | |
Lớp tuyên truyền phổ biển Pháp luật cho các nhóm đối tượng PN | - Pháp luật vê bình đăng giới, hôn nhân và gia dinh, phòng chống bao lực gia đình, phòng chông mua bán người, quản lý đất dai. văn minh đô thị, khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đời sống dân sinh. - Một số văn bản qui phạm pháp luật mới được ban hành. | 2016 | Hội viên, phụ nữ ở các địa bàn xa trung tâm thành phố; vùng dân tộc thiểu số và tôn giáo; PN hiện đang sinh sống, làm viêc, lao đông tại các khu công nghiệp - chế xuất, lao động nữ nhập cư |
| 13.500.000/ lớp x 22 cuộc - 297.000:000 | - 22 cuộc - 2.640 PN | |
- Xây dựng và phát triển tủ sách PL | 2016 | - Hội LHPN cơ sở tại 15 quận, huyện đặc thù |
| - 5.000.000/ tủ x 15 tủ = 75.000.000 |
| ||
-Duy trì hoạt động cuả các CLB | UBND xã | 4.000.000 /năm x 28 CLB = 12.000.000 | |||||
Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch. Rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ Thủ đô Hà Nội. | 2016 | - Lãnh đạo Hội đồng phối hợp chương trình PBGDPL Thành phố và quận, huyện. - Lãnh đạo Sở Tư pháp, LĐLĐ Thành phố và một số ngành có liên quan. - Cán bộ chuyên trách Hội PN, lãnh dạo chủ chốt Hội PN cơ sở |
| 48.000.000 |
|
- 1Quyết định 2054/QĐ-UBND năm 2012 thực hiện Kết luận 04-KL/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 - 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 3Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2022 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026
- 1Quyết định 2054/QĐ-UBND năm 2012 thực hiện Kết luận 04-KL/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 - 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 3Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2022 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026
Kế hoạch 94/KH-UBND phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016
- Số hiệu: 94/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/07/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra