Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8995/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
Thực hiện Văn bản số 6364/VPCP-CN ngày 11/9/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
a) Đảm bảo việc triển khai điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đảm bảo tiến độ, phù hợp với yêu cầu phát triển, đúng quy định hiện hành.
b) Phân công nhiệm vụ, thời hạn thực hiện cụ thể để các Sở, ban, ngành địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện, đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.
2. Yêu cầu:
Việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014) phải đảm bảo kế thừa hồ sơ, tài liệu quy hoạch chung đã được phê duyệt để thực hiện rà soát, bổ sung, phát triển thêm các nội dung cần phải điều chỉnh đảm bảo bám sát thực tiễn và phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trong thời gian tới; trong đó, tập trung vào những nội dung sau:
- Phải đảm bảo phù hợp và đồng bộ với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018), Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2025, các quy định khác có liên quan và yêu cầu thực tế phát triển của tỉnh.
- Nghiên cứu, cập nhật các ý tưởng táo bạo, hiện đại đối với việc mở rộng phạm vi không gian đô thị, ranh giới hành chính của thành phố Đà Lạt sang các khu vực lân cận.
- Nghiên cứu khu vực phù hợp để xây dựng mới các cơ quan hành chính cấp tỉnh (cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể,...) để thành phố Đà Lạt hiện hữu tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, hạ tầng xã hội,...chuyên nghiệp, chất lượng cao.
- Tiếp tục mở rộng không gian đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao, chia sẻ chức năng, giảm tải cho khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt.
- Điều chỉnh tầng cao, mật độ xây dựng hợp lý, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với không gian, điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan, kiến trúc của từng khu vực để mở rộng không gian đô thị; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với yêu cầu thu hút đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị.
- Đối với khu dân cư tự phát: nghiên cứu phương án giải quyết đảm bảo hài hòa, đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, đảm bảo quyền lợi của nhân dân và phù hợp với quy định hiện hành.
- Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang các biệt thự, công trình di sản; triển khai thu hút đầu tư xây dựng đô thị/khu dân cư mới phù hợp, hiệu quả, đảm bảo hài hòa giữa phát triển đô thị và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.
- Về hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, thông tin, viễn thông, bãi rác,...): nghiên cứu phương án đầu tư ngầm hóa đồng bộ, hiện đại phù hợp với lộ trình phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của từng khu vực; đầu tư, nâng cấp hạ tầng, xây dựng các tuyến đường ven suối, ven hồ, hệ thống thoát nước đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phát triển công viên, cây xanh để phòng chống thiên tai, điều chỉnh dòng chảy hợp lý, đảm bảo an toàn hành lang hai bên dòng suối, hồ.
- Về giao thông: nghiên cứu đầu tư mở rộng các tuyến đường hiện hữu; đầu tư mới các tuyến đường kết nối thành phố Đà Lạt với các đô thị vệ tinh; đầu tư đường vành đai, đường tránh của các đô thị; mở rộng các tuyến đường nội thành thành phố Đà Lạt.
- Về nguồn lực thực hiện: ngoài nguồn vốn từ ngân sách; tiếp tục rà soát, phát triển quỹ đất dọc các tuyến đường giao thông (các tuyến đường kết nối thành phố Đà Lạt với các đô thị vệ tinh; đường vành đai, đường tránh của các đô thị) để huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các dự án đô thị mới đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. Kinh phí lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch:
a) Khái toán kinh phí lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch:
Chi phí tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh quy hoạch, giao Sở Xây dựng tổ chức lập dự toán, phối hợp Sở Tài chính để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt theo quy định hiện hành.
b) Nguồn kinh phí: sử dụng ngân sách tỉnh.
III. Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2021 đến hết tháng 06/2022.
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch (từ tháng 11/2021 đến hết tháng 01/2022):
- Tham mưu quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Tổ chức rà soát đánh giá tình hình, kết quả triển khai đồ án quy hoạch chung đã phê duyệt, căn cứ quy định hiện hành để làm cơ sở xác định phương hướng, giải pháp, nội dung đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch.
- Triển khai lập hồ sơ nhiệm vụ, dự toán quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư có liên quan trong phạm vi quy hoạch theo quy định;
- Trình UBND tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nội dung nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch;
- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương có liên quan;
- Hoàn thiện nhiệm vụ, dự toán trình Bộ Xây dựng thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Lập đồ án quy hoạch (từ tháng 02/2022 đến hết tháng 06/2022):
- Tổ chức đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
- Thu thập thông tin, triển khai lập đồ án quy hoạch.
- Báo cáo (lần 1) về nội dung đồ án quy hoạch để các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh, UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham gia ý kiến.
- Tổ chức Hội thảo khoa học để tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu;
- Tổ chức trưng bày sơ bộ đồ án quy hoạch tại các địa phương để lấy ý kiến cộng đồng dân cư; đồng thời tổ chức báo cáo (lần 2) để lấy ý kiến các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh;
- Tổ chức báo cáo (lần 3) hồ sơ đã hoàn chỉnh để UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và HĐND thông qua, trước khi hoàn tất các thành phần hồ sơ;
3. Trình thẩm định và phê duyệt (từ tháng 06/2022):
- Trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đồ án;
- Tổ chức công bố, công khai đồ án và Quyết định (sau khi phê duyệt);
- Hoàn chỉnh, ban hành các văn bản quy định quản lý thực hiện đồ án quy hoạch được duyệt, kế hoạch triển khai đồ án quy hoạch,... tổ chức triển khai thực hiện.
(Tiến độ triển khai cụ thể công tác lập nhiệm vụ quy hoạch; đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch; trình HĐND tỉnh thông qua theo Phụ lục đính kèm Kế hoạch này).
1. Sở Xây dựng:
a) Là cơ quan tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương lập báo cáo kết quả rà soát quy hoạch chung làm cơ sở xác định phương hướng, giải pháp, nội dung đề xuất điều chỉnh.
b) Tham mưu cấp thẩm quyền quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo tổ chức điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch.
c) Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND thành phố Đà Lạt và các huyện tổ chức Hội thảo khoa học theo chỉ đạo của UBND tỉnh; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định hiện hành.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn; luận chứng làm cơ sở xác định quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển không gian, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho đồ án quy hoạch.
đ) Tham mưu hồ sơ quy hoạch để UBND tỉnh xem xét, báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng thẩm định Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến danh mục dự án ưu tiên đầu tư, thứ tự ưu tiên thực hiện; giải pháp, nguồn lực thực hiện; các nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
3. Cục thống kê:
Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu theo quản lý của ngành thống kê để phục vụ công tác lập nhiệm vụ quy hoạch; phản biện nội dung, thông tin số liệu theo chức năng quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch (nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước vùng nông thôn và chuẩn bị kỹ hạ tầng thuật,...).
5. Sở Công thương:
Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
6. Sở Giao thông vận tải:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, mạng lưới giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi quy hoạch; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra; phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, thảm họa và ứng phó biến đổi khí hậu; phương án phát triển các khu xử lý chất thải.
c) Phối hợp với đơn vị tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
9. Sở Y tế:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển mạng lưới cơ sở y tế giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển lĩnh vực du lịch, lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực thể thao, lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
12. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển mạng lưới viễn thông, mạng lưới bưu chính, cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phối hợp tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch sau khi được phê duyệt.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển lĩnh vực khoa học - công nghệ giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
14. Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng nội dung đề xuất: nghiên cứu, đề xuất cơ sở hình thành phương án phát triển lĩnh hệ thống khu công nghệ và khu công nghệ cao giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
15. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo quốc phòng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng; công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch đất quốc phòng; xác định khu vực quân sự, an ninh trong đồ án.
16. Công an tỉnh:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự; công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch đất an ninh. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự xác định khu vực quân sự, an ninh trong đồ án.
17. Sở Nội vụ:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền, công tác tôn giáo.
c) Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, cung cấp các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị..., tham gia ý kiến và đề xuất các vấn đề liên quan trong toàn bộ quá trình tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch; tham gia ý kiến vào nội dung phương án phát triển của các ngành trên địa bàn quản lý để tích hợp vào đồ án quy hoạch.
d) Có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với đơn vị tư vấn và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng các nội dung đề xuất về các ngành, lĩnh vực tại địa phương.
18. Sở Tư pháp:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác đánh giá việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách.
19. Ban Dân tộc tỉnh:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác phát triển miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
20. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch trên diện tích được giao.
21. Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm:
a) Cung cấp thông tin, chỉ đạo, phối hợp xây dựng và chịu trách nhiệm những nội dung liên quan đến ngành trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng các nội dung liên quan đến công tác quản lý, phát triển khu du lịch.
22. Văn phòng UBND tỉnh:
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. Chịu trách nhiệm các nội dung về ngoại vụ, hợp tác quốc tế (nếu có).
23. UBND các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và UBND thành phố Đà Lạt:
a) Chịu trách nhiệm về nội dung liên quan đến đề xuất điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn quản lý; phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
b) Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đánh giá thực trạng; đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển của địa phương giai đoạn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
1. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt khẩn trương rà soát, chuẩn bị các tài liệu, số liệu, nội dung đề xuất. Sau khi nhiệm vụ, dự toán điều chỉnh cục bộ quy hoạch được duyệt, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị tư vấn tổ chức lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các nội dung, trình tự thủ tục theo đúng quy định hiện hành.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết hoặc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất (thông qua Sở Xây dựng) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
(Đính kèm Phụ lục tiến độ thực hiện chi tiết)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 2868/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- 3Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án; dự toán chi phí lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Kế hoạch 34/KH-BCĐ năm 2022 về lập Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Quyết định 1665/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 6Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2021 về triển khai lập quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Kế hoạch 3177/KH-UBND năm 2023 về triển khai lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Thông báo 873/TB-VP năm 2021 về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác lập đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040
- 1Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 2868/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- 5Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án; dự toán chi phí lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6Công văn 6364/VPCP-CN năm 2021 về chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 34/KH-BCĐ năm 2022 về lập Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 8Quyết định 1665/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 9Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2021 về triển khai lập quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 10Kế hoạch 3177/KH-UBND năm 2023 về triển khai lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11Thông báo 873/TB-VP năm 2021 về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác lập đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040
Kế hoạch 8995/KH-UBND năm 2021 về tổ chức triển khai lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 8995/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra