Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 861/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 30 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2017/NĐ-CP NGÀY 01/9/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Ngày 01/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định 102/2017/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017. Để triển khai thực hiện Nghị định 102/2017/NĐ-CP, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ và toàn diện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP;

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.

2. Yêu cầu

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức thực hiện thống nhất và đồng bộ các quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ đã nêu trong Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức quán triệt, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

1.1. Tổ chức quán triệt, tập huấn nghiệp vụ pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2018 và những năm tiếp theo.

- Thành phần tham gia: Viên chức của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; cán bộ các tổ chức tín dụng; tổ chức hành nghề công chứng; chấp hành viên cơ quan thi hành án.

1.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nghị định 102/2017/NĐ-CP

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2. Rà soát, xây dựng và trình UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thực hiện: Sau khi Bộ Tư pháp công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.

3. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ, trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Thời gian thực hiện:Từ khi Nghị định 102/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

4. Xây dựng hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

5. Tổ chức cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Thời gian thực hiện: Sau khi hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm được đưa vào sử dụng.

6. Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch cụ thể.

7. Báo cáo Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

1.1.Sở Tư pháp: Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung, đúng thời hạn được nêu trong Kế hoạch.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.

1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động triển khai Nghị định 102/2017/NĐ-CP bằng các hình thức phù hợp.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được trích từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị.

3. Trách nhiệm đôn đốc theo dõi

Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung được nêu trên trong Kế hoạch theo đúng tiến độ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để xem xét, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP;
+ Các P: TH, KT, TTTHCB;
- Lưu: VT, NCm60.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cảnh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 861/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ban hành

  • Số hiệu: 861/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/01/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Võ Văn Cảnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/01/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản