Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/KH-UBND | Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2011 |
Căn cứ Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020” giai đoạn 2011 - 2015.
- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề:
+ Khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
+ Phát triển nghề, làng nghề bảo đảm phát triển một cách bền vững, bảo tồn, phát huy được các yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước và không gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường.
+ Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu có thế mạnh xuất khẩu, giá trị kinh tế cao như: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa, hàng mỹ nghệ... gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các làng nghề.
- Các cấp, các ngành cụ thể hóa Kế hoạch này và tổ chức chỉ đạo quyết liệt, liên tục theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. Chú trọng việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, tuyên truyền giáo dục, tăng cường công tác quản lý nhà nước về làng nghề, bảo tồn làng nghề, phát triển làng nghề và việc triển khai thực hiện các chương trình đầu tư xây dựng các dự án cụ thể mà Đề án đã đề ra.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra của Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
1. Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch:
1.1. Nội dung thực hiện:
- Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề như: đường giao thông, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, bãi đỗ xe, điểm đón khách du lịch.
- Tôn tạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử: Đình, chùa, nhà thờ, nhà thờ tổ nghề để minh chứng về truyền thống làng nghề.
- Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, hệ thống dịch vụ ăn uống, văn hóa, văn nghệ theo đặc thù của từng làng nghề.
- Có sơ đồ hướng dẫn hệ thống giao thông trong làng nghề, các vị trí di tích lịch sử, trung tâm thương mại dịch vụ, điểm đến của làng nghề được đặt ngay từ đầu làng bằng 2 ngôn ngữ Anh - Việt. Phát hành tờ rơi giới thiệu quá trình hình thành phát triển nghề, làng nghề.
- Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất hoàn thiện việc tổ chức sản xuất và có điều kiện cho khách làm thử một số công đoạn để lựa chọn là điểm đến trong làng nghề.
- Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất.
- Xây dựng các tour du lịch ngay tại làng nghề kết hợp với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời gắn với các tour du lịch khác.
- Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, văn minh thương mại.
1.2. Lộ trình thực hiện:
- Năm 2011: Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 2 dự án làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.
- Giai đoạn 2012-2015: Tiếp tục triển khai và hoàn chỉnh xây dựng 02 làng nghề của năm 2011 và triển khai xây dựng tiếp 8 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch khác.
2. Làng nghề cần xử lý ô nhiễm môi trường:
2.1. Nội dung thực hiện:
- Rà soát, đánh giá sự phân bổ các cơ sở sản xuất (có ảnh hưởng đến môi trường) trong làng nghề làm cơ sở đề xuất với chính quyền địa phương, di dời vào khu vực sản xuất tập trung đã được quy hoạch.
- Nghiên cứu giải pháp thu gom chất thải cần xử lý, xác lập vị trí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý sao cho thuận lợi về vận hành sử dụng, tiết kiệm về kinh tế, có khả năng hoạt động lâu dài, bền vững.
- Lựa chọn và lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường có công nghệ tiên tiến cùng với một số cơ sở hạ tầng đồng bộ, phù hợp với điều kiện vận hành tại làng nghề, chất thải sau khi xử lý phải đạt theo tiêu chuẩn chất thải công nghiệp theo TCVN 5945 - 1995.
- Thiết lập hệ thống quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị trong quá trình sử dụng, xây dựng quy trình, kế hoạch và dự trù nguồn kinh phí bảo trì hệ thống xử lý, đảm bảo cho hệ thống hoạt động lâu dài, phát huy hiệu quả đầu tư.
2.2. Lộ trình thực hiện:
- Năm 2011: Lập báo cáo đầu tư và triển khai xây dựng 5 dự án xử lý ô nhiễm môi trường cho 5 làng nghề.
- Giai đoạn 2012 - 2015: Triển khai xây dựng 30 dự án xử lý ô nhiễm môi trường cho 30 làng nghề khác.
3. Khôi phục các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một:
3.1. Các nội dung thực hiện:
- Xây dựng các phòng hoặc nhà trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề trên cơ sở sưu tầm, thu thập các tư liệu, sản phẩm của nghề;
- Xây dựng khu trình diễn nghề cho nghệ nhân, các hộ làm nghề phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường;
- Xây dựng bộ giáo trình và tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động;
- Hỗ trợ để một số hộ hoặc nhóm hộ đang làm nghề truyền nghề, nhân cấy nghề cho lao động địa phương;
- Hỗ trợ kinh phí để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn của sản xuất để nâng cao giá trị của sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh được vay vốn với lãi suất thấp.
3.2. Lộ trình thực hiện:
- Năm 2011: Khôi phục và bảo tồn 3 làng nghề truyền thống bị mai một.
- Giai đoạn 2012-2015: Khôi phục và bảo tồn 9 làng nghề truyền thống bị mai một.
4. Đào tạo nghề, truyền nghề và nhân cấy nghề:
4.1. Nội dung thực hiện:
- Xây dựng giáo trình và tổ chức các lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý cho chủ cơ sở sản xuất trong đó chú trọng đào tạo về thiết kế, tạo mẫu, nâng cao tay nghề cho lao động tại các làng nghề nghề truyền thống; khuyến khích các nghệ nhân tham gia chương trình truyền nghề, đào tạo nghề.
- Hỗ trợ nghệ nhân tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho lao động tại các làng nghề.
4.2. Lộ trình thực hiện:
- Năm 2011:
+ Tổ chức 85 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho 4.250 lao động nông thôn.
+ Tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cho 1.500 học viên.
- Giai đoạn 2012 - 2015
+ Tổ chức 400 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho 20.000 lao động nông thôn.
+ Tổ chức 90 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cho 9.000 học viên.
5.1. Nội dung thực hiện:
- Phát triển, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các địa phương có vùng nguyên liệu…
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu.
- Tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại mở rộng, tìm kiếm thị trường tiềm năng và giao thương với các đối tác trong và ngoài nước.
5.2. Lộ trình thực hiện:
- Năm 2011:
+ Tổ chức cho một số cơ sở sản xuất tham gia 04 hội chợ quốc tế hàng TCMN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hòa Liên bang Đức và Hồng Kông.
+ Tổ chức Hội chợ hàng TCMN năm 2011 tại Hà Nội.
+ Tổ chức 02 hội thảo về thiết kế mẫu mã hàng TCMN và thâm nhập thị trường Nhật Bản.
- Giai đoạn 2012 - 2015
+ Tổ chức cho một số cơ sở sản xuất tham gia 15 hội chợ quốc tế hàng TCMN trong nước và nước ngoài.
+ Tổ chức 04 Hội chợ hàng TCMN tại Hà Nội.
+ Tổ chức 04 cuộc giao thương với các đối tác nước ngoài.
+ Hỗ trợ xây dựng 10 thương hiệu
6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất cho làng nghề:
Gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới để triển khai dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng về đường giao thông, cấp thoát nước, trung tâm thương mại và tổ chức lại sản xuất cho 25 làng nghề.
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND Thành phố theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức thực hiện.
- Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
- Chủ trì đề xuất các cơ chế chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.
- Chủ trì thực hiện các Dự án cụ thể: Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; Khôi phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một; Phát triển làng nghề mới.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
- Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình.
- Chủ trì cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho Dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch và Dự án phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.
- Chủ trì xem xét, trình UBND Thành phố phê duyệt các dự án nhằm triển khai Đề án Bảo tồn phát triển làng nghề.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện chương trình.
- Tham mưu việc khai thác huy động vốn từ nguồn Ngân sách các cấp hỗ trợ và nguồn vốn từ xã hội hóa.
- Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ của Chương trình.
- Phối hợp cùng Sở Công thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Chương trình.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các làng nghề Hà Nội.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch chương trình, đề án về đào tạo nghề cho lao động tại làng nghề.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp cùng Sở Công thương xây dựng và triển khai Dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Phân bố vốn cho việc thực hiện chương trình.
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Công thương, các địa phương có làng nghề xây dựng dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có giá trị của làng nghề trong Dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.
- Đào tạo kỹ năng dịch vụ du lịch cho người dân làng nghề, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và UBND các cấp có làng nghề hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng làng nghề truyền thống kết hợp du lịch. Có ý kiến thẩm định nội dung Đồ án QHXD làng nghề trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với các Sở, ngành thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề và các quy hoạch xây dựng có liên quan.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp lồng ghép nội dung phát triển nghề và làng nghề Hà Nội với việc thực hiện Chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hóa nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng và đăng ký thực hiện các kế hoạch chương trình, đề án về phát triển nguyên liệu phục vụ sản xuất làng nghề hàng năm.
- Phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, đôn đốc các làng nghề phát triển sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất các chính sách về khoa học - công nghệ để hỗ trợ nghề và làng nghề phát triển.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội hàng năm về ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vật liệu mới trong sản xuất.
- Bố trí thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ cho các cơ sở sản xuất làng nghề, phát triển thương hiệu làng nghề.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành quy hoạch điểm dân cư nông thôn và nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề.
11. Các Sở, ngành khác: căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mình, theo nhiệm vụ được Thành phố giao lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của Đề án.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch cụ thể trên địa bàn để thực hiện tốt Đề án.
- Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép Đề án này với các chương trình, dự án khác có trên địa bàn, đặc biệt là gắn với chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt Chương trình.
UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành của Thành phố chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch của cấp mình, ngành mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020” và Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố trong giai đoạn 2011- 2015./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 554/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 172/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
Kế hoạch 86/KH-UBND triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020"
- Số hiệu: 86/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/07/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Huy Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra