ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 852/KH-UBND | Phú nhuận, ngày 15 tháng 9 năm 2017 |
Thực hiện Kế hoạch số 6955/KH-SYT ngày 03/8/2017 của Sở Y tế về thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành viên/thanh niên giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình (sau đây viết tắt là KHHGĐ) của vị thành niên/thanh niên (sau đây viết tắt là VTN/TN) góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số nhằm thực hiện thành công Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của VTN/TN về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ.
- 85% VTN/TN chưa kết hôn có đầy đủ kiến thức về sức khỏe tình dục (quan hệ tình dục an toàn, biết lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, hiểu rõ hậu quả của mang thai sớm, phá thai, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống).
- 90% VTN/TN có kiến thức về các biện pháp phòng, tránh bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
- 90% VTN/TN được truyền thông, tư vấn về nội dung sức khỏe tiền hôn nhân.
Mục tiêu 2: Tăng cường cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN.
- Giảm 15% số VTN/TN phá thai vào năm 2020 so với năm 2016 (theo mục tiêu thành phố).
- 65% người cung cấp dịch vụ tại địa bàn triển khai được trang bị kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ thân thiện với VTN/TN.
Mục tiêu 3: Môi trường gia đình, xã hội thân thiện đối với VTN/TN được cải thiện.
- 80% cấp ủy đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo tạo môi trường xã hội thân thiện với VTN/TN.
- 50% cha mẹ có con trong độ tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con em mình chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ Dân số - KHHGĐ.
1. Thời gian: Từ năm 2018 - 2020 (theo kế hoạch chung của Thành phố).
2. Đối tượng:
- Đối tượng: vị thành niên/thanh niên.
- Đối tượng tham gia: các cấp đảng ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội quận, phường; gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội.
1. Hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi và thực hiện củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ thân thiện với VTN/TN được thực hiện lồng ghép với các hoạt động truyền thông trong chương trình Dân số - KHHGD.
2. Xây dựng và thực hiện các mô hình truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ cho VTN/TN trong nhà trường: xây dựng và duy trì các “Góc thân thiện” trong nhà trường; triển khai lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, bình đẳng giới, Dân số - KHHGĐ vào các môn học, cấp học và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức hên mạng điện tử; phân công đội ngũ giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, huyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ.
- Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về công tác Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội quận, phường và nhân dân trên địa bàn tạo sự lan tỏa, ủng hộ về chính sách, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn xã hội.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ gửi Thành phố, quận về tình hình thực hiện kế hoạch và kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Tăng cường truyền thông chuyển đổi hành vi:
- Thường xuyên chuyển tải các bài viết, chuyên đề, tin bài về Dân số - KHHGD trên Bản tin Phú Nhuận, Cổng Thông tin và Giao tiếp điện tử quận. Nhân bản các sản phẩm truyền thông có hình thức, nội dung, các thể hiện đơn giản, dễ hiểu phù hợp để phục vụ truyền thông trực tiếp và cung cấp cho VTN/TN.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp của hệ thống Dân số - KHHGĐ thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số, cán bộ Trạm Y tế, báo cáo viên của các ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội quận, phường nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN. Tăng cường về số lượng và chất lượng các hoạt động tư vấn theo nhóm, tăng cường hoạt động của các điểm tư vấn và thực hiện tư vấn thông qua các lần cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ; ưu tiên tư vấn những nhóm đối tượng VTN/TN khó tiếp cận thông tin, dịch vụ Dân số - KHHGĐ.
- Mở rộng các hình thức tư vấn, truyền thông, giáo dục chuyên biệt, thân thiện phù hợp với VTN/TN tại các cơ sở dịch vụ, các trung tâm, điểm tư vấn quận, phường; làm tốt việc tư vấn trước và sau khi cung cấp dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản đối với VTN/TN. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với VTN/TN như giáo dục đồng đẳng, thì kiến thức tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ... và các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của VTN/TN.
- Triển khai truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ trong nhà trường, thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, bình đẳng giới, Dân số - KHHGĐ vào các môn học, cấp học; xây dựng và duy trì các “Góc thân thiện” trong nhà trường nhằm cung cấp các tài liệu về giáo dục giới tính, hôn nhân, gia đình, các kiến thức về Dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản; tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về vấn đề Dân số - KHHGĐ online (thông qua website hoặc trang facebook của nhà trường) hoặc tổ chức dưới dạng các cuộc thi, hội diễn…; cử đội ngũ giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, tuyên truyền và Dân số - KHHGĐ.
- Triển khai truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ trong gia đình nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ cho ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình để giáo dục cho VTN/VN.
3. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ thân thiện với VTN/TN:
- Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ phải bao gồm tính có sẵn, an toàn, thân thiện cho VTN/TN; trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho VTN/TN để tư vấn sức khỏe và các yếu tố nguy cơ đến bệnh tật bẩm sinh cho nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội quận, phường có mạng lưới đến tận cơ sở, thực hiện truyền thông Dân số - KHHGĐ phù hợp cho VTN/TN thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, thi tìm hiểu, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao...
- Cung cấp thông tin, truyền thông cho ông bà, cha mẹ, anh chị của VTN/TN về lợi ích của việc đảm bảo cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ Dân số - KHHGĐ.
- Tăng cường xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ cho VTN/TN.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn quận theo các mục tiêu, nội dung đề ra
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực thực các mục tiêu, nội dung của kế hoạch.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo tổng kết kết quả thực hiện giai đoạn 2018-2020 gửi Thành phố, quận theo quy định.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận cân đối kinh phí thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn của thành phố.
Theo phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp phòng Y tế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với các mục tiêu, nội dung đề ra.
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2018 - 2020 tại phường, trong đó cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quận phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bố trí ngân sách địa phương triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn phường.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho VTN/TN tại quận giai đoạn 2018 - 2020. Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện theo các nội dung và mục tiêu đề ra./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cho vị thành niên/thanh niên” giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 2264/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2020 triển khai Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cho vị thành niên/thanh niên” giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 2264/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2020 triển khai Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch 852/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2018-2020 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 852/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 15/09/2017
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Nguyễn Đông Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định