Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 07 tháng 9 năm 2018 |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và các Văn bản hướng dẫn thực hiện Phòng chống thiên tai;
Căn cứ Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai.
Thực hiện Văn bản số 41/TWPCTT ngày 27/02/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc tăng cường công tác tham mưu điều hành phòng chống thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai như sau:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020.
- 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.
- 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.
- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là đê điều, hồ đập đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.
- Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực ngầm tràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các biển cảnh báo.
- 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.
Các cấp, ngành căn cứ nội dung Nghị quyết và các Văn bản pháp luật, quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống thiên tai chủ động xây dựng kế hoạch Phòng, chống thiên tai theo lĩnh vực, ngành quản lý. Thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; triển khai đồng bộ các giải pháp với sự góp sức của toàn xã hội, cộng đồng dân cư để công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tổ chức, bộ máy
- Kiện toàn cơ quan Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.
- Rà soát, kiện toàn cơ quan tham mưu về phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.
2. Về cơ sở hạ tầng
- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan Phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
- Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa lũ hàng năm, nhất là hồ đập, đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư...
3. Về thông tin, tuyên truyền và đào tạo: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở, trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt, thời gian hoàn thành trong năm 2020.
4. Về nguồn lực tài chính:
- Rà soát, hoàn thiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai tương ứng từng cấp độ rủi ro thiên tai, nhất là lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, lũ quét, đảm bảo sát với thực tiễn và chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện.
- Tổ chức quản lý Quỹ phòng chống thiên tai, bảo đảm thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.
5. Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai, phổ biến, cập nhật kịp thời thông tin đến thôn, bản và người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
6. Tăng cường công tác ổn định dân cư và hoạt động sinh kế của người dân
- Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương.
- Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập; giám sát vận hành hồ chứa và đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ.
- Rà soát thực trạng sử dụng đất ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven sông, suối phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn; xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững.
- Điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, thích ứng với thiên tai, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất.
- Thực hiện lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.
(Có biểu chi tiết kế hoạch kèm theo)
1. Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện kế hoạch này đảm bảo hiệu quả.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo về Phòng, chống thiên tai theo quy định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
(Kèm theo dự thảo Kế hoạch số 85/KH -UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
STT | Nội dung, yêu cầu | Kế hoạch thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Về tổ chức, bộ máy |
|
|
|
|
|
1.1 | Kiện toàn cơ quan chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp | Tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã (bao gồm các cơ quan, đơn vị, Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh); xây dựng quy chế làm việc và quy định trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp | UBND các cấp | Quý I hàng năm. | Năm 2018 đã thực hiện |
1.2 | Rà soát, kiện toàn cơ quan tham mưu về phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế | Trong khi chờ có hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Năm 2018 trước mắt đề nghị: Đối với cấp huyện bố trí 01 cán bộ chuyên trách thực hiện tham mưu về công tác PCTT nhưng theo nguyên tắc không làm phát sinh tăng thêm biên chế được giao; cấp xã thực hiện kiêm nhiệm | Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp | Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan | 2018-2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT |
2 | Về cơ sở hạ tầng: |
|
|
|
|
|
2.1 | Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư Trung hạn, sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm, nhất là hồ đập, đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư | Chủ động điều chỉnh kế hoạch và bố trí các nguồn vốn kinh phí sửa chữa, khắc phục khẩn cấp đối với các công trình PCTT bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng. Ưu tiên: hồ, đập, đê điều, di chuyển dân cư, khắc phục sạt lở……..để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan | 2018 - 2025 |
|
2.2 | Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành | Tiếp nhận trang thiết bị và máy móc cho phòng họp trực tuyến, trực ban của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh do trung ương cấp | Chi cục Thủy lợi | các cơ quan đơn vị liên quan | 2018 | VB 572/PCTT-KHCN của Tổng cục PCTT |
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và máy móc hỗ trợ công tác tham mưu, trực ban: phòng họp trực tuyến, phòng trực ban, cơ sở dữ liệu, máy tính, bản đồ, phần mềm về phòng chống thiên tai. Trước mắt là ở Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp tỉnh, huyện và từng bước đồng bộ hiện đại hóa ở các cấp | Chi cục Thủy lợi (đối với cấp tỉnh); phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố (đối với cấp huyện) | Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan | 2018 - 2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT | ||
|
| Tiếp tục thực hiện thuê bao dịch vụ đo mưa tự động đối với 08 trạm đã được đầu tư và bổ sung thuê bao dịch vụ đo mưa tự động: 10 trạm tại các khu vực thường xuyên xảy ra lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất….và thực hiện thuê bao hàng năm | Chi cục Thủy lợi | Tổng cục PCTT, Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT |
Đầu tư bổ sung 01 trạm thủy văn khu vực sông Phó Đáy tại huyện Sơn Dương và 01 Trạm Khí tượng tại huyện Lâm Bình để từng bước xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh | Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh | Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc, Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT | ||
Đầu tư lắp đặt hệ thống biển cảnh báo các khu vực cầu tràn, ngầm tràn qua suối nguy hiểm | Sở Giao thông Vận tải | UBND huyện, thành phố và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT | ||
Đầu tư lắp đặt hệ thống biển cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất | UBND huyện, thành phố | Các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | |||
3 | Về thông tin, tuyên truyền và đào tạo: |
|
|
|
|
|
| Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương; Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt, thời gian hoàn thành trong năm 2020 | Thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; hỗ trợ sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình; sản xuất tờ rơi tuyên truyền về PCTT, biến đổi khí hậu về PCTT; tuyên truyền lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương; | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan truyền thông, UBND các cấp, các tổ chức, đoàn thể và các cơ quan liên quan | 2019-2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT |
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù của tỉnh; xây dựng kế hoạch diễn tập PCTT-TKCN với một số tình huống thiên tai có thể xảy ra; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ | Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp | Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan | 2019 - 2025 | Theo Văn bản số 41/TWPCTT của BCĐTW về PCTT | ||
Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. | Sở Giáo dục và Đào tạo | UBND các cấp, các tổ chức, đoàn thể và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 |
| ||
Thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt | UBND cấp xã | Ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp xã | 2018 - 2020 |
| ||
4 | Về nguồn lực tài chính: |
|
|
|
|
|
4.1 | Rà soát, hoàn thiện và chủ động bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai tổ chức diễn tập rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương | Hàng năm xây dựng dự toán, kế hoạch và nguồn lực để thực hiện các công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | Thực hiện hàng năm |
Tổ chức các cuộc diễn tập PCTT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. | Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh | UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan | 2018 - 2025 | Thực hiện hàng năm | ||
4.2 | Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện kế hoạch thu chi Quỹ phòng chống thiên tai, đảm bảo thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai. | Hàng năm xây dựng kế hoạch thu, chi Quỹ PCTT đảm bảo phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về trách nhiệm, nghĩa vụ việc thu nộp Quỹ theo quy định | Cơ quan quản lý Quỹ PCTT | UBND huyện, thành phố, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan | 2018 - 2025 | Thực hiện hàng năm |
5 | Về khoa học công nghệ |
| ||||
| Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai, phổ biến, cập nhật kịp thời thông tin đến thôn, bản và người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số | Ứng dụng hiện đại hoá, tự động hóa hệ thống cảnh báo thiên tai đến tới người dân: đầu tư hệ thống cảnh báo nguy hiểm tự động tại các trạm đo mưa tự động, ngầm tràn giao thông; sử dụng thông tin, tin nhắn SMS để cảnh báo; ứng dụng các trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng về phòng chống thiên tai .. .....để cảnh báo đến người dân, đặc biệt khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số | Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp | Các cơ quan liên quan | 2019-2025 |
|
6 | Tăng cường công tác ổn định dân cư và sinh kế người dân |
| ||||
6.1 | Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập; giám sát vận hành hồ chứa và đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ | Giám sát nghiêm công tác quản lý, vận hành các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là trong mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn công trình và người dân vùng hạ du | Sở Công Thương | UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan | 2018 - 2025 | Trước, trong, sau mùa mưa lũ hàng năm |
Giám sát nghiêm công tác quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là trong mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn công trình và người dân vùng hạ du | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan | ||||
6.2 | Rà soát thực trạng sử dụng đất ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven sông phù hợp với thực tế của địa phương; không để phát sinh công trình năm trong khu vực không đảm bảo an toàn; Xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững | Thực hiện kiểm tra, rà soát các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, không để phát sinh công trình trong khu vực nguy hiểm, không đảm bảo an toàn; xây dựng kế hoạch di dời các công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn công trình | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; | Rà soát thực trạng hoàn thành trong năm 2019 ; di dời công trình hoàn thành trước năm 2025 |
|
Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven sông; thực hiện kiểm tra, rà soát các trường hợp vi phạm các khu đất ven sông, đặc biệt trong công tác khai thác khoáng sản cát sỏi lòng sông. | Sở Tài nguyên và Môi trường; | |||||
6.3 | Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng, thích ứng với thiên tai, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất | Thực hiện rà soát diện tích cây trồng, vật nuôi ở khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, có năng suất thấp, không đảm bảo sinh kế của người dân; xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi trong vụ mùa mời phù hợp với đặc điểm và điều kiện của khu vực | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và công nghệ và các cơ quan liên quan | 2018-2025 |
|
6.4 | Thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai | Rà soát, bổ sung nội dung phòng chống thiên tai đối với các quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu về Phòng chống thiên tai đồng thời kiểm tra, giám sát công tác triển khai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt | Sở Kế hoạch và Đầu tư | UBND các cấp, các ngành và các cơ quan liên quan | 2018-2025 |
|
Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các công trình xây dựng không nằm trong Quy hoạch, kế hoạch được duyệt và làm gia tăng rủi ro thiên tai | UBND huyện, thành phố | các ngành và các cơ quan liên quan | 2018-2025 |
|
- 1Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Kế hoạch 1889/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, để điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Kế hoạch 1889/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, để điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị Quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 85/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Đình Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra