Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 13 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 28/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023;
Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013;
Căn cứ Công văn số 404/BTP-QLLVPHC&TDTHPL ngày 09/02/2023 của Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023 với nội dung:
1. Mục đích
a) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngấy 23/7/2012 của Chính phủ, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ;
b) Tập trung theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu;
c) Xem xét, đánh giá thực trạng để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Đảm bảo tính thường xuyên, có chiều sâu; tập trung theo dõi thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu theo yêu cầu của cấp Trung ương và thực tiễn địa phương;
c) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật;
d) Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu
a) Sở Công Thương chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá mặt hàng xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng.
Thời gian triển khai: Quý I/2023.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá mặt hàng phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; thóc, gạo tẻ thường.
Thời gian triển khai: Quý I/2023.
c) Sở Y tế chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Thời gian triển khai: Quý I/2023.
d) UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá mặt hàng, dịch vụ thiết yếu thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Thời gian triển khai: Quý I/2023.
đ) Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Sở Tư pháp, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp tình hình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu quy định tại Điều 15 của Luật Giá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang báo cáo UBND tỉnh.
Thời gian: Quý IV/2023.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu
a) Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật:
- Nội dung hoạt động: rà soát, lập danh mục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.
- Sản phẩm đầu ra: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Công Thương, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2023.
b) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin:
- Nội dung hoạt động:
Tổ chức thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
Thông tin về tình hình thi hành pháp luật bao gồm những thông tin có nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).
Các hoạt động xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo các nội dung quy định tại Điều 14 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).
Xử lý thông tin theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo các nội dung quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP;
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật;
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Công Thương, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị, thành.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
c) Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu:
- Nội dung hoạt động: Thành lập Đoàn công tác liên ngành và tổ chức kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Công Thương, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2023.
d) Trên cơ sở các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Kịp thời phát hiện những văn bản không còn phù hợp và đề xuất hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Kiến nghị, đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trong thời gian tới.
1. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.
2. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tư pháp
Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế tại địa phương.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu ở địa phương.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong công tác thi hành pháp luật ở địa phương, đề ra hoặc kiến nghị các nội dung, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác thi hành pháp luật và đảm bảo mục đích, chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tại địa phương.
1. Đối với các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã
Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý về Sở Tài chính để tổng hợp gửi Sở Tư pháp tổng hợp chung.
2. Thời gian báo cáo
- Mốc lấy số liệu báo cáo năm: Từ ngày 01/12/2022 đến ngày 20/11/2023.
- Thời gian gửi báo cáo: gửi về Sở Tài chính trước ngày 25/11/2023 hoặc đột xuất theo yêu cầu.
3. Nội dung, đề cương, biểu mẫu báo cáo
Thực hiện theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp.
Kinh phí thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 628/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án bình ổn giá thị trường mặt hàng thiết yếu để ứng phó dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Kế hoạch 11724/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2020-2021 và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 20/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Quyết định 23/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 90/QĐ-BKHĐT về Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
- 8Quyết định 39/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 9Kế hoạch 405/KH-UBND năm 2023 theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 10Kế hoạch 05/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 do tỉnh Nam Định ban hành
- 11Kế hoạch 16/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024
- 12Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
- 1Luật giá 2012
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 5Quyết định 628/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án bình ổn giá thị trường mặt hàng thiết yếu để ứng phó dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Kế hoạch 11724/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2020-2021 và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 9Quyết định 39/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 20/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 11Kế hoạch 18/KH-UBND về tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- 12Công văn 404/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 do Bộ Tư pháp ban hành
- 13Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 14Quyết định 23/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15Quyết định 90/QĐ-BKHĐT về Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2023
- 16Quyết định 39/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 17Kế hoạch 405/KH-UBND năm 2023 theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 18Kế hoạch 05/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 do tỉnh Nam Định ban hành
- 19Kế hoạch 16/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024
- 20Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
Kế hoạch 84/KH-UBND về tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- Số hiệu: 84/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Thành Diệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra