Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 830/KH-UBND | Bến Tre, ngày 08 tháng 02 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định và hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong tỉnh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm,... làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.
- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ước đạt 1,14 triệu tấn vào năm 2030, đáp ứng tối thiểu 25% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của tỉnh.
- Mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Khuyến khích phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
- Rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng chuỗi giá trị gắn với vùng phát triển chăn nuôi.
- Đánh giá thực trạng về công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi trong tỉnh hiện nay để khuyến cáo đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
2. Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi
Chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm,... làm thức ăn chăn nuôi.
3. Khuyến khích chuyển đổi diện tích đất trồng trọt không hiệu quả để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong tỉnh
- Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi để mở rộng diện tích sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật, chọn các giống cây trồng có năng suất cao, khả năng chịu hạn mặn tốt để đưa vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu thức ăn đối với gia súc nhai lại và một phần nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
4. Thu hút đầu tư các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất thức ăn chăn nuôi; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mới, hiện đại để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2. Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.
3. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
IV. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Huy động đa dạng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2023 - 2025, 2026 - 2030 bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về tính khả thi, hiệu quả của Kế hoạch; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan không để xảy ra trùng lặp, chồng chéo với các Đề án, Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức đã và đang triển khai thực hiện.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và toàn bộ Kế hoạch; căn cứ kết quả thực hiện để kịp thời đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch và các dự án ưu tiên theo từng thời kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát, áp dụng các chính sách có liên quan chuẩn bị nguồn lực triển khai Kế hoạch, trong đó ưu tiên cho việc áp dụng chính sách khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ thu gom, bảo quản và áp dụng công nghệ phù hợp trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi ở trong nước và xuất khẩu.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản khác có liên quan.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành, các địa phương liên quan, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp mời gọi đầu tư, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nói chung, đối với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng.
4. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả phương án để chế biến các loại phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi thuộc phạm vi và chức năng quản lý ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh khi được Bộ Công Thương phê duyệt nhằm cung cấp nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và đảm bảo nguồn cung thức ăn chăn nuôi cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; nghiên cứu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch, điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các nhiệm vụ, dự án của Kế hoạch thuộc nhiệm vụ của địa phương theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác truyền thông đến toàn thể người dân được biết và phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung của Kế hoạch trên phạm vi địa phương.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và toàn bộ Kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện
- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; huy động nguồn vốn để tham gia các dự án ưu tiên của Kế hoạch.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ DỰ KIẾN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 830/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
STT | Tên nhiệm vụ/dự án | Mục tiêu | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Dự kiến nhu cầu vốn (tỷ đồng) | Thời gian thực hiện |
1 | Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp | Đánh giá thực trạng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam hiện nay; đề xuất chính sách, giải pháp đổi mới công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. | 0,5 | 2023 - 2030 |
0,2 | 2023 - 2025 | |||||
0,3 | 2026 - 2030 | |||||
2 | Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi | Tận dụng tối đa và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi góp phần giảm tỷ trọng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. | 8 | 2023 - 2030 |
2 | 2023 - 2025 | |||||
6 | 2026 - 2030 | |||||
3 | Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi | Chủ động được một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nguồn nguyên liệu làm thảo dược dùng trong chăn nuôi | UBND các huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; S ở Khoa học và Công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. | 3 | 2023 - 2030 |
1 | 2023 - 2025 | |||||
2 | 2026 - 2030 |
- 1Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2018 triển khai thi hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Nghị quyết 185/2020/NQ-HĐND
- 4Kế hoạch 2023/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 6Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2018 triển khai thi hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Nghị quyết 185/2020/NQ-HĐND
- 6Quyết định 1625/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 2023/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 9Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Kế hoạch 830/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 830/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 08/02/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Minh Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra