Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8275/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 08-NQ/TW, NGÀY 16/01/2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 41-CTR/TU NGÀY 31/12/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ; Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 31/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển du lịch Vĩnh Phúc nhanh và bền vững để đến năm 2020 du lịch thật sự trở thành điểm đến của Việt Nam và Quốc tế. Khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch trong đó lấy du lịch sinh thái nghi dưỡng cuối tuần, du lịch thể thao (golf tour) làm mũi nhọn; du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng làm nền tảng.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch nhất là phương tiện vận tải, cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng du lịch chất lượng cao; không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương, có tính hấp dẫn cao để thu hút khách tham quan du lịch.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật về du lịch bổ sung kịp thời cho các cơ quan quản lý và cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Về khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 đón 6.500.000 lượt khách/năm, trong đó có 50.000 lượt khách quốc tế/năm. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế là 15%/năm, khách nội địa là 20%/năm;

- Về doanh thu du lịch: Dự kiến đến năm 2020 đạt 2.600 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 12,7%/năm.

- Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ước đạt 360 cơ sở; trong đó có 5 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 4 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, 10 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao, 60 khách sạn tiêu chuẩn 1 - 2 sao và 286 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn; với số lượng buồng, phòng là 7.800 phòng (tăng 2.300 phòng so với hiện nay).

- Thời gian lưu trú trung bình khách du lịch là 2,5 ngày, trong đó khách quốc tế đạt 2 ngày; khách nội địa đạt 3 ngày.

- Đến năm 2020, tạo được 28.500 lao động (tăng 9.000 lao động), trong đó giải quyết việc làm cho 10.500 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ lao động ngành du lịch qua đào tạo đạt trên 75%.

- Đến năm 2030: Dịch vụ du lịch phát triển đột phá để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng Vĩnh Phúc trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước; thu hút trên 10 triệu lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế đạt trên 100 nghìn lượt khách/năm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

- Tổ chức phổ biến, triển khai quán triệt sâu rộng trong các cấp, các ngành và toàn xã hội nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số: 103/NQ-CP, ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch; xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức và nội dung thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, xuất bản các ấn phẩm, video clip... về du lịch Vĩnh Phúc; vận động đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh thực hiện nếp sống văn minh; ứng xử lịch sự, thân thiện với khách du lịch.

- Khuyến khích đào tạo tại chỗ hoặc tự đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức đảm bảo an ninh, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; mở các khóa tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức về du lịch; bảo vệ môi trường, sinh thái và an ninh, an toàn trong phát triển du lịch.

2. Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

a. Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2B từ cầu Chân Suối đến khu du lịch Tam Đảo I, dự án khu du lịch sinh thái Tam Đảo II, dự án Đường nối từ Tây Thiên đến Khu du lịch Bến Tắm; Nâng cấp; phối hợp ngành đường sắt trong việc sửa chữa ga Vĩnh Yên để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách tham quan, du lịch khi đến với du lịch Vĩnh Phúc.

- Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch của địa phương để phân loại và xếp hạng các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời rà soát đưa vào khai thác, sử dụng các điểm du lịch hiện có.

- Đẩy nhanh tiến độ khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 phát triển du lịch, dịch vụ khu vực Núi Sáng, hồ Bò Lạc và hồ Vân Trục tại huyện Sông Lô và Lập Thạch đến năm 2030 theo Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt.

- Lập quy hoạch tổng thể khu du lịch Tam Đảo để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch quốc gia.

- Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Vĩnh Yên sáng, xanh, sạch, đẹp; bố trí các điểm dừng chân ngắm cảnh thành phố Vĩnh Yên, xây dựng chợ đêm và tuyến phố đi bộ phục vụ du lịch (phố ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí, không gian văn hóa nghệ thuật; tổ chức các tuyến xe điện phục vụ tham quan nội thành).

- Xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại một số khu, điểm tham quan du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường vào các làng nghề truyền thống; mở rộng các tuyến đường vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, đường kết nối các di sản văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Ưu tiên thu hút đầu tư các thương hiệu khách sạn nổi tiếng trong và ngoài nước. Khuyến khích, thúc đẩy hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng quy trình phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch đạt chất lượng tương đương hạng 3 sao trở lên.

- Khuyến khích sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, phù hợp tại các khu du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các kênh thông tin phản ánh du lịch cho cộng đồng, trong đó có các thông tin quảng bá về du lịch, đường dây nóng nhằm quản lý và đáp ứng tốt hơn cho du khách như:

Phát triển wifi công cộng, cây rút tiền...

Xây dựng Logo, Slogan chuẩn của du lịch Vĩnh Phúc.

Xây dựng phần mềm quản lý du lịch.

3. Phát triển sản phẩm du lịch

a. Hình thành các tour du lịch mới:

Xây dựng và hình thành 10 tour du lịch hấp dẫn như: Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo); du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng; du lịch nghi dưỡng; du lịch lễ hội; du lịch khám phá; du lịch khoa học; du lịch thể thao (Golf tour); du lịch ẩm thực; du lịch tâm linh; du lịch tham quan thành phố.

b. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng trọng điểm (Khu du lịch Tam Đảo I, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tam Đảo II, khách sạn Metrople tại Tam Đảo, khách sạn Die Star tại Nam Vĩnh Yên, khu du lịch Flamingo Đại Lải - Ngọc Thanh, mở rộng các dự án khu du lịch Bắc Đại Lải, khu du lịch Đầm Rưng, Khu FLC resort Vĩnh Thịnh, khu du lịch Nam Tam Đảo...) với các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để trở thành Khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.

- Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và năng lực tài chính đầu tư các cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái rừng chất lượng cao.

- Phát triển các loại hình du lịch leo núi, mạo hiểm tại các dự án du lịch thuộc tuyến du lịch trọng điểm quốc gia Tam Đảo - Tây Thiên. Từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái núi kết hợp với du lịch văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tam Đảo.

- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Đạo Trù, Ngọc Thanh và xã Quang Yên,... gắn với các hoạt động homestay, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống cùng người dân địa phương như nghề gốm, mộc...

c. Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng

- Tổ chức các lớp học nghệ thuật hát Xoan và hát Trống quân Đức Bác, Soọng cô miễn phí dành cho các du khách khi đến du lịch tại Vĩnh Phúc. Qua đó, đưa nghệ thuật hát, biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các tour, điểm du lịch.

- Phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống như: Lễ hội Tây Thiên, Lễ hội Đền Thính, Lễ hội bơi trải Tứ Yên, Lễ chọi trâu Hải lựu,... trở thành thương hiệu hoạt động du lịch Vĩnh Phúc đối với du khách.

- Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng và kháng chiến gắn với các công trình văn hóa, lịch sử tại: chùa Hà Tiên, Văn Miếu tỉnh, Tháp Bình Sơn, Thiền Viện Trúc lâm Tây Thiên và các di tích lịch sử cách mạng, các nhà lưu niệm Bác Hồ; Di tích Thanh Lanh Ngọc bội, Chiến khu xưa Ngọc Thanh, khu di chỉ khảo cổ Đồng Đậu,... đáp ứng nhu cầu tham quan, tưởng niệm của khách du lịch.

d. Về du lịch “Hội nghị, Hội thảo, triển lãm và sự kiện” kết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác

- Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế để tuyên truyền quảng bá và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Hình thành các khu bán hàng lưu niệm, mua sắm, giải trí và các dịch vụ ẩm thực phục vụ khách du lịch vào ban đêm; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và thành phố Vĩnh Yên.

- Tập trung đầu tư, phát triển và quảng bá một số làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch (làng gốm Hương Canh, làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thanh Lãng,...) kết hợp với tham quan, trải nghiệm (trồng rau sạch, làm bánh, nặn tượng, nấu ăn, nấu rượu...) tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Trong giai đoạn 2018 - 2020 tổ chức ít nhất 03 sự kiện có tầm cỡ quốc gia và quốc tế để thu hút du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc.

4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Tập trung đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác quảng bá, tuyên truyền đưa thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó tiếp tục thu hút, khai thác tốt thị trường khách trong nước từ các thị trường trọng điểm như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đơn vị lữ hành phát động khai thác tốt các thị trường các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc và thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,...

- Tổ chức các Hội chợ du lịch kết nối 4 tỉnh: Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và thường xuyên giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt...

- Xuất bản các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ du khách như: bưu ảnh, sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Vĩnh Phúc. Xây dựng lắp đặt biển quảng cáo, các quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại các điểm: Sân bay Nội Bài, Ga Vĩnh Yên, khu vực Quảng trường Trung tâm tỉnh và các trục đường chính thành phố Vĩnh Yên.

- Nâng cấp, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Vĩnh Phúc để cập nhật những thông tin mới nhất về du lịch Vĩnh Phúc bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...; liên kết với các ngành Hàng không, Thông tin - Truyền thông để xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các sự kiện.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị kinh doanh du lịch; tăng cường đầu tư của nhà nước và xã hội hóa nguồn nhân lực du lịch, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động ngành du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức văn hóa, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh; nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

- Tăng cường các khóa đào tạo đại học và cao đẳng ngành du lịch tại các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín; liên kết đào tạo với Đại học quốc gia, Cao đẳng Du lịch Hà Nội để phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

- Nhanh chóng hoàn thiện đề án tái cơ cấu lại ngành Du lịch để đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của Du lịch Vĩnh Phúc.

6. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển

- Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức như thông qua các Hội nghị, Hội thảo, tổ chức các đoàn đi ra nước ngoài học tập kinh nghiệm; tranh thủ sự giúp đỡ của các hiệp hội, thương nhân là người Việt Nam, người Vĩnh Phúc tại nước ngoài... để thu hút các dự án đầu tư, nguồn lực tài chính đầu tư phát triển du lịch.

- Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án du lịch cộng đồng để thu hút sự tham gia đầu tư từ người dân và các hộ kinh doanh gia đình trong tỉnh.

7. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng của hoạt động du lịch; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo tỉnh về phát triển du lịch. Tăng cường trách nhiệm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước;

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên và các cơ sở dịch vụ du lịch, nhằm kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, phát huy, nhân rộng những mô hình điển hình, hoạt động hiệu quả.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn được phân bổ hàng năm của các đơn vị, nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

(Có phụ lục danh mục các chương trình, nhiệm vụ, ban hành kèm theo Kế hoạch).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Kế hoạch các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công chủ trì các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án chủ động triển khai thực hiện theo quy định; lập dự toán kinh phí; đồng thời thực hiện lồng ghép với nguồn kinh phí được giao hàng năm tại đơn vị, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Sở Tài chính cân đối, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ của kế hoạch, trình UBND tỉnh quyết định thực hiện.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục để thực hiện các chương trình, dự án; tổng hợp nhu cầu, cân đối, đề xuất nguồn vốn triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định.

5. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, hiệp hội du lịch có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND (b/c);
- Bộ VH, TT&DL (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, VX3;
(H- 52b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 8275/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Nội dung, nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí ĐVT: Triệu VNĐ

I

Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

Nguồn ngân sách nhà nước

Nguồn XHH

Tổng

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò và tác động của ngành du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội.

Sở VH,TT&DL

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo VP, Đài TPTH, UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành

Hàng năm

200/năm

 

200

2

Phổ biến kiến thức về pháp luật du lịch cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Sở VH,TT&DL

Các sở, ban ngành, đoàn thể

Hàng năm

200/năm

 

200

II

Nhiệm vụ 2: Tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

1

Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

1.2

Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Vĩnh Yên. Xây dựng tuyến phố đi bộ phục vụ du lịch: phố đi bộ, phố ẩm thực, mua sắm, khu vui chơi giải trí... tại một số đường của thành phố Vĩnh Yên;

UBND TP Vĩnh Yên

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2018-2020

20.000

 

20.000

1.3

Dự kiến đến năm 2020 xây dựng 20 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND các địa phương liên quan

2018-2020

20.000

20.000

40.000

1.4

Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường các làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.

Sở Công Thương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thành phố

2018-2019

10.000

10.000

20.000

1.5

Lập kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu rau sạch, thực phẩm sạch phục vụ phát triển du lịch

Sở NN&PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2018-2019

5.000

 

5.000

1.6

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu du lịch như: Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Đại Lải, khu du lịch Tam Đảo I; khu du lịch sinh thái Âu Cơ (hồ Lập Đinh); khu du lịch Nam Tam Đảo (hồ Thanh Lanh); khu du lịch hồ Xạ Hương

Sở Xây Dựng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

50.000

10.000.000

10.050.000

1.7

Thu hút đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch các khu vực: Khu du lịch hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (huyện Sông Lô); Khu du lịch Đầm Rưng (huyện Vĩnh Tường); Khu du lịch Làng Hà (huyện Tam Đảo).

Sở Xây Dựng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

 

18.000.000

18.000.000

1.8

Đầu tư hạ tầng lưới điện đồng bộ (hạ ngầm), Hệ thống điện chiếu sáng thông minh tại các khu du lịch.

Sở Công thương

Công ty Điện lực, các Sở ngành, UBND các huyện, thành, thị

2018-2020

40.000

20.000

60.000

1.9

Đầu tư hạ tầng dịch vụ thương mại tại các chu du lịch.

Sở Công thương

Các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

20.000

20.000

40.000

1.10

Quy hoạch phát triển GTVT tinh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Sở GTVT

Các sở ngành và UBND các huyện, thành phố

2017-2019

6.000

 

6.000

2

Đầu tư cơ sở vật chất du lịch

 

2.1

Thu hút đầu tư xây dựng mới từ 3 - 5 tổ hợp khách sạn (kết hợp với trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo và khu vui chơi giải trí cao cấp) tại thành phố Vĩnh Yên và một số địa phương có tiềm năng du lịch

Sở VH,TT&DL

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2018-2025

 

1.500.000

1.500.000

2.2

- Khuyến khích các nhà hàng - khách sạn đầu tư xây dựng quy trình phục vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch đạt chất lượng tương đương hạng 3 sao trở lên. Đa dạng hóa một số loại hình lưu trú như cắm trại, homestay...

Sở VH,TT&DL

Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức và UBND các huyện, thành phố

2018-2025

 

1.000.000

1.000.000

2.3

Đầu tư xây dựng đường ven núi Tam Đảo đoạn từ Tây Thiên đến Tam Sơn nhằm thu hút phát triển khu Núi Sáng, hồ Bò Lạc, hồ Vân Trục.

Sở Giao thông - Vận tải

Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức và UBND các huyện, thành phố

2020 - 2025

500.000

 

500.000

III

Nhiệm vụ 3: Phát triển sản phẩm du lịch

 

 

1

Hình thành các tour du lịch mới

 

 

 

 

 

 

 

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hình thành 10 tour du lịch hấp dẫn như: Du lịch MICE Du lịch văn hóa; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch lễ hội; Du lịch khám phá; Du lịch thể thao (Golf tour); Du lịch ẩm thực; Du lịch tâm linh; Du lịch khoa học, Du lịch tham quan thành phố.

Sở VH,TT&DL

Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch Vĩnh Phúc

2018-2020

 

500

500

2

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

 

 

 

 

 

 

2.1

Đẩy nhanh tiến độ các dự án nạo vét Đầm Vạc; Kè Hồ Đại Lải; Đầm Dưng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái mới.

Sở NN&PTNT

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố

2018-2020

200.000

 

200.000

2.2

Dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại vùng dân tộc thiểu số tại các xã Đạo Trù, Quang Yên, Ngọc Thanh.

Sở VH,TT&DL

Ban Dân tộc, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP, UBND các huyện, thành phố

2018-2019

2.000

3.000

5.000

3

Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng

 

 

 

 

 

 

3.1

Xây dựng Khu lưu niệm Bác Hồ ở Tam Đảo

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở KH - ĐT, Sở Tài chính

2018-2019

30.000

 

30.000

3.2

Hỗ trợ hình thành một số điểm biểu diễn bát xoan, trống quân, soọng cô tại thành phố Vĩnh Yên và một số địa phương có thế mạnh về các loại hình nghệ thuật này để phục vụ khách du lịch và nhân dân

Sở VH,TT&DL

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, UBND các huyện, thành phố

2018-2020

2.000

 

2.000

3.3

Duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống của tỉnh như Lễ hội Tây Thiên, Lễ hội Đền Thính, Lễ hội chọi trâu Hải lựu, Lễ hội bơi trải Tứ Yên,...

Sở VH,TT&DL

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

2.000

1.000

3.000

3.4

Tổ chức lễ hội du lịch xuân Vĩnh Phúc thường niên để phục vụ khách tham quan du lịch và nhân dân trong dịp tết Nguyên đán

Sở VH,TT&DL

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP

Hàng năm

2.000

 

2.000

3.5

Tổ chức ngày hội du lịch hè thường niên (mỗi năm với chủ đề khác nhau) nhằm tạo ấn tượng cho du khách đến với Vĩnh Phúc trong dịp hè.

Sở VH,TT&DL

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP

Hàng năm

2.000

2.000

4.000

3.7

Tổ chức thường xuyên các giải Golf trong nước và quốc tế

Cty CP nghỉ dưỡng Sân Golf Đầm Vạc; Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo; Tập đoàn FLC, Golf Đại Lải

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP

Hàng năm

 

5.000

5.000

3.8

Tổ chức các chương trình nghệ thuật dân gian của Vĩnh phúc tại Quảng trường Trung tâm tỉnh.

Sở VH,TT&DL

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

1.000

1.000

2.000

3.9

Tập trung đầu tư, phát triển và quảng bá về một số làng nghề truyền thống gắn với sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm.

Sở Công Thương

Sở VH-TT&DL, Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

1.000

1.000

2.000

4

Sản phẩm du lịch “hội nghị, hội thảo, triển lãm và sự kiện” kết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác

 

 

 

 

 

 

4.1

Phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế tại Vĩnh Phúc.

Sở Ngoại vụ, Sở Khoa học và Công nghệ

Sở VH&TT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

200

200

400

4.2

Phát triển các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương; UBND các huyện, thành phố

Sở Y tế, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2018- 2020

200

200

400

IV

Nhiệm vụ 4: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

 

 

1

Xây dựng lắp đặt các quầy thông tin tại các điểm du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2018-2020

2.500

 

2.500

2

Xuất bản thêm các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ cho du khách như: bưu ảnh, sách chuyên đề; tập gấp về một số điểm tham quan du lịch Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc phục vụ du khách; các nội dung trả lời câu hỏi thường gặp của du khách khi đến Vĩnh phúc; quy tắc ứng xử của du khách...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP

2018-2020

300

 

300

3

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Vĩnh Phúc bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật; trang Facebook về du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2018-2020

200

 

200

4

Tham gia các Hội chợ lớn trong nước: VITM, ITE...và tổ chức phát động thị trường tại các khu vực trong và ngoài nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các hãng hàng không, đường sắt, Tổng cục Du lịch và Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch doanh nghiệp du lịch VP

Hàng năm

300

 

300

5

Tổ chức các chương trình du lịch dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, tổ chức giới thiệu điểm đến tại: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

Hàng năm

200

 

200

6

Liên kết phát triển du lịch 4 tỉnh: Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Vĩnh phúc - 10 tỉnh đồng Bằng Sông Hồng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ban ngành liên quan, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch VP

Hàng năm

200

 

200

V

Nhiệm vụ 5: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

 

1

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp, điều hành du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

 

200

200

2

Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ tiếp thị du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện vận chuyển khách du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

300

 

300

3

Xây dựng đề án phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng có uy tín để đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Sở LĐTB&XH

Các cơ sở đào tạo, Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

2018

1.000

1.000

2.000

VI

Nhiệm vụ 6: Cơ chế, chính sách

 

 

1

Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch

2018-2019

10.000

10.000

20.000

2

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch.

Sở KH-ĐT

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2018-2019

200

 

200

3

Xây dựng quy chế quản lý và phát huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

Sở VH,TT&DL

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2019-2020

200

 

200

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 8275/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Nghị Quyết 08-NQ/TW gắn với Chương trình hành động 41-Ctr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 8275/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/10/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Vũ Chí Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản