Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 12 tháng 4 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (viết tắt là Đề án 100); Công văn số 1735/BKHCN-TĐC ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai đề án truy xuất nguồn gốc; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 100 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2030, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố phục vụ hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố.
b) Tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
c) Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
2. Yêu cầu
a) Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của Đề án 100; đồng thời, đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, thu hút sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và được triển khai đồng bộ trên toàn thành phố.
b) Đảm bảo tính đồng bộ kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
I. Mục tiêu tổng quát
a) Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố để nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa.
b) Xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực, hàng hóa trọng điểm. Trong đó chú trọng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm hàng hóa đã được công nhận xếp hạng OCOP (One commune one product - Mỗi xã phường một sản phẩm) và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn, các sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ... để triển khai truy xuất nguồn gốc, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
d) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về truy xuất nguồn gốc.
đ) Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
e) Hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chủ động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế, giá trị sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 100 trên địa bàn thành phố.
- Lựa chọn giải pháp công nghệ của nhà cung cấp vào ứng dụng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc, ưu tiên lựa chọn ứng dụng giải pháp công nghệ có bản quyền, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, thẩm định và đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều tỉnh, thành phố.
- Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo tích hợp với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
- Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố, tập trung vào hàng hóa chủ lực, hàng hóa đặc trưng; hàng hóa đã được công nhận xếp hạng OCOP và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn của thành phố, các sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng chính sách, cơ chế tài chính hỗ trợ đào tạo, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, ưu tiên các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến và đào tạo hướng dẫn áp dụng về truy xuất nguồn gốc cho các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Hỗ trợ xây dựng nhận diện thương hiệu: bao bì, nhãn mác, tem thông tin điện tử thông minh, tem truy xuất và chống giả cho sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực nhằm tạo dấu hiệu nhận biết, truyền thông tiếp thị và kết nối cung cầu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đảm bảo kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
- Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với ít nhất 05 sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm thủy sản, nông sản chế biến, trái cây, thực phẩm.
- Tối thiểu 30% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên truy xuất nguồn gốc theo hướng dẫn của Bộ, ngành chức năng hoặc theo yêu cầu của địa phương có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với Hệ thống truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Đến năm 2030, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên truy xuất nguồn gốc theo hướng dẫn của Bộ, ngành chức năng hoặc theo yêu cầu của địa phương có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia.
- Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tại địa phương vào hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
1. Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc. Chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
b) Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.
c) Tham quan, học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã triển khai thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc.
d) Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố.
2. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm: phần mềm quản lý, máy chủ, đường truyền và cơ sở dữ liệu chung toàn thành phố.
b) Cập nhật, biên tập, đưa dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lên Hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho cán bộ quản lý, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
a) Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ (Blockchain, IoT, AI, Big data và các công nghệ mới phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới) ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
b) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
4. Xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương
a) Nghiên cứu xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc ngành quản lý triển khai truy xuất nguồn gốc theo quy định, đặc thù, thế mạnh của thành phố và theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu, của doanh nghiệp. Trong đó ưu tiên đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa có thể mạnh, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của thành phố, sản phẩm quốc gia, sản phẩm đã được công nhận xếp hạng OCOP và sản phẩm đã được xác nhận cung ứng thực phẩm an toàn của thành phố.
b) Đảm bảo đồng bộ thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và loại bỏ các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và tham gia vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
b) Hỗ trợ các chương trình khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào việc truy xuất nguồn gốc.
c) Vận động các doanh nghiệp khoa học và công nghệ xây dựng, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về truy xuất nguồn gốc
a) Hợp tác với các đối tác nước ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về truy xuất nguồn gốc với sự tham gia của các ngành, cơ quan liên quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động năm kế tiếp gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng 6 hàng năm để tổng hợp. Riêng kinh phí thực hiện nhiệm vụ thì Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định.
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ
a) Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố có liên quan chủ động đề xuất với các Bộ, ngành tương ứng để xây dựng các văn bản hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên, nhóm sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn. Tổ chức xem xét dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
d) Định kỳ tổng hợp báo cáo trước ngày 15 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện kế hoạch khi có yêu cầu.
2. Giao Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn vốn trong dự toán ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc áp dụng, quản lý truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Giao Sở Công Thương
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đối với lĩnh vực được giao quản lý.
c) Hướng dẫn, tập huấn, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa theo quy định.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Định kỳ cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuộc chương trình OCOP và sản phẩm cung ứng thực phẩm an toàn đến Sở Khoa học và Công nghệ nhập liệu và phối hợp quản lý.
d) Hướng dẫn, tập huấn, thanh kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản theo quy định.
đ) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
5. Giao Sở Y tế
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
b) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc tại thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của Bộ Y tế hoặc theo yêu cầu của địa phương.
c) Hướng dẫn, tập huấn, thanh kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc lĩnh vực y tế theo quy định.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương và thời gian tối thiểu lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
6. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo khả năng kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.
b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền và phổ biến các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên các phương tiện thông tin.
7. Đề nghị Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền về công nghệ truy xuất nguồn gốc, các mô hình áp dụng có hiệu quả và các tổ chức làm tốt, nâng cao giá trị cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
8. Giao các sở, ban, ngành thành phố có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.
b) Triển khai và hướng dẫn các văn bản, quy định pháp luật về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp về hoạt động truy xuất nguồn gốc liên quan đến ngành, lĩnh vực.
c) Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của thành phố trên cơ sở hướng dẫn, danh mục của các Bộ, ngành liên quan.
d) Tổ chức triển khai, xây dựng hệ thống truy xuất đối với sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố thuộc ngành quản lý theo hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, yêu cầu quản lý của các Bộ, ngành liên quan; đồng thời, thực hiện việc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia.
e) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai thực hiện đánh giá, kiểm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
9. Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn quản lý.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố có liên quan thực hiện quản lý, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
(Kèm theo Phụ lục phân công thực hiện)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Kế hoạch số: 82/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, HƯỚNG DẪN VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC | ||||
1 | Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc và các nội dung liên quan. | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế; - Các cơ quan báo đài. | Hằng năm |
2 | Tổ chức hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sớ Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế; - Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia; - Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc... | Hằng năm |
3 | Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế; - Các cơ quan báo đài... | Khi có yêu cầu |
1 | Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc. | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế; - Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia; - Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc... | Hằng năm |
2 | Triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế; - Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia; - Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc... | Hằng năm |
3 | Xây dựng chính sách, cơ chế tài chính hỗ trợ đào tạo, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Tài chính; - Sở Kế hoạch và Đầu tư. | Năm 2021 - 2022 |
4 | Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố, đảm bảo tích hợp với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Thông tin và Truyền thông; - Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia; - Các tổ chức tư vấn, cung cấp giải pháp về truy xuất nguồn gốc... | Năm 2022 |
5 | Rà soát, tham mưu ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế. | Hằng năm |
6 | Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc. | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế. | Hằng năm |
7 | Hỗ trợ xây dựng nhận diện thương hiệu: bao bì, nhãn mác, tem thông tin điện tử thông minh, tem truy xuất và chống giả | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở Công Thương; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Y tế. | Hằng năm |
- 1Kế hoạch 939/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 841/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 69/KH-UBND thực hiện Đề án "Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc" tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 4Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Kế hoạch 6736/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030"
- 7Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2021 về phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 8Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa chủ lực trọng điểm của tỉnh cần ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 939/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 841/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Kế hoạch 69/KH-UBND thực hiện Đề án "Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc" tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 5Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 6736/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030"
- 8Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2021 về phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 9Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa chủ lực trọng điểm của tỉnh cần ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 10Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 82/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/04/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra