- 1Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngâm nhân tạo
- 2Thông tư 38/2016/TT-BYT quy định biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 5913/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8025/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 01 tháng 12 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG 2 VÀ NỘI DUNG 3 CỦA DỰ ÁN 7- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022;
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung 2 và nội dung 3 của Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc có chất lượng về sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em; góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nội dung 2: “nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”
- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) cũng như về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Tuyên truyền nâng cao chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ quản lý dân số.
b) Nội dung 3: “chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”
- Tăng cường phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em;
- Hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh con;
- Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;
- Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Chỉ tiêu cụ thể
a) Nội dung 2: “nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”
- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với năm 2021 là 10%;
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh 70%;
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh 85%;
- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm so với năm 2021 là 10%;
b) Nội dung 3: “chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”
* Chỉ tiêu về cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ.
TT | Chỉ tiêu | 2022 |
1 | Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống | < 50 |
2 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thời kỳ (%) | 75,0 |
3 | Tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế (%) | 80,0 |
4 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ | 85,0 |
5 | Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh tại nhà 3 lần trong 42 ngày sau đẻ (%) | 70,0 |
* Chỉ tiêu về cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tử vong trẻ em và các chỉ tiêu sức khỏe trẻ em/trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
TT | Chỉ tiêu | 2022 |
1 | Tỷ suất tử vong sơ sinh/1000 trẻ đẻ sống | < 9 |
2 | Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống | < 10 |
3 | Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống | < 15 |
4 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram (%) | < 8,0 |
5 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (%) | 75,0 |
* Chỉ tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
TT | Chỉ tiêu | 2022 |
1 | Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm | Thực hiện khảo sát ban đầu tại các địa bàn triển khai |
2 | Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân | |
3 | Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi |
II. ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP
1. Nội dung 2: “ nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”
- Cán bộ y tế, dân số, nhân viên trạm y tế, viên chức dân số xã, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số;
- Nhóm nam nữ trước khi kết hôn (có thể là học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai;
- Cán bộ cơ sở và Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại địa bàn các xã thuộc khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (ưu tiên cán bộ cơ sở gồm: Bí Thư Chi bộ, Trưởng thôn/Phó Trưởng thôn, Ban công tác Mặt trận thôn, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi đoàn thanh niên, Cựu Chiến binh, Người cao tuổi, người có uy tín tại cộng đồng...).
2. Nội dung 3: “Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”
- Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em đến hết 5 tuổi, nam giới, người chăm sóc trẻ và cộng đồng;
- Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng tại các cơ sở y tế, nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản.
III. ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI
Thực hiện tại các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
IV. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Nội dung 2: “ nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”
a) Nhóm hoạt động 1: phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn;
- Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
b) Nhóm hoạt động 2: đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số
Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
c) Nhóm hoạt động 3: ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về dân số, cư trú, biên giới phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại khu vực biên giới;
- Khảo sát tình hình thực hiện các chính sách dân số hiện hành; xây dựng mô hình tổng quát các chính sách dân số thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới.
- Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã khu vực III và II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới.
- Rà soát, bổ sung trang thiết bị cho Kho dữ liệu chuyên ngành.
d) Hoạt động 4: nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tổ chức hội nghị đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
- Số lớp: 02
- Thời gian tổ chức: 02 ngày/lớp
- Đối tượng tham dự: là cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản.
- Số lượng: 50-55 người.
e) Hoạt động 5: phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tổ chức hội nghị tuyên truyền về thay đổi và nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc thực hành sàng lọc bệnh Thalassemia.
- Số buổi: 06 buổi/06 xã
- Đại biểu: là cán bộ cơ sở, cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản và Người có uy tín tại cộng đồng.
- Số lượng: Từ 50 - 55 đại biểu/xã
2. Nội dung 3: “chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”
a) Nhóm hoạt động 1: “Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”
* Tập huấn nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ tuyến huyện về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời.
- Số lớp: 01 lớp
- Đối tượng học viên: cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em tuyến huyện (4 cán bộ y tế/huyện)
- Số lượng học viên: 40
- Thời gian tập huấn: 2 ngày
- Nội dung:
+ Tư vấn/truyền thông về dinh dưỡng 1000 ngày đầu thông qua việc lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.
+ Thực hiện Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; Thông tư số 38/2016/TT-BYT ngày 31/10/2016 của Bộ Y tế quy định một số biện pháp thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám, chữa bệnh; Quyết định số 5913/QĐ-BYT ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu "Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc".
+ Kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý, theo dõi tăng trưởng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng tại cộng đồng,...
* Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ tại tuyến xã về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời
- Số lớp: 06 lớp
- Đối tượng học viên: cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em tuyến xã (2 cán bộ y tế/xã)
- Tổng số học viên: 148
- Thời gian tập huấn: 02 ngày/lớp.
- Nội dung:
Kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý, theo dõi tăng trưởng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
b) Nhóm hoạt động 2: Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em
* Tổ chức hội thảo làm mẹ an toàn và triển khai các nội dung về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các huyện miền núi khó khăn
- Số lượng: 01 hội thảo.
- Số người tham dự: 40 người.
- Thời gian: 01 ngày.
* Mở lớp tập huấn tại tỉnh về nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ tuyến huyện, xã về chăm sóc bà mẹ mang thai, chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
- Số lớp: 06 lớp
- Số người tham dự: 30 người/lớp
- Thành phần: cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại huyện, xã, thôn, bản.
- Thời gian: mỗi lớp 03 ngày
- Nội dung tập huấn:
+ Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
+ Tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và sau sinh.
c) Nhóm hoạt động 3: “Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em”
Phổ biến các tài liệu tuyên truyền; sách, sổ tay hướng dẫn liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản.
V. KINH PHÍ
Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 được phân bổ tại Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung hoạt động cụ thể theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2415/QĐ- BYT ngày 05/9/2022; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung theo Kế hoạch đảm bảo đạt mục tiêu, tiến độ đề ra; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Tập trung hướng dẫn chuyên môn cho UBND các huyện tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp nội dung hoạt động, đối tượng, địa bàn;
- Thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định
2. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ Sở Y tế tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch; hỗ trợ, hướng dẫn Sở Y tế cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai một số nội dung hoạt động của Kế hoạch tại cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường phổ thông dân tộc nội trú.
5. UBND cấp huyện
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động theo Kế hoạch đề ra.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung 2 và nội dung 3 của Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022; đề nghị các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 2Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2022 hành động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025
- 3Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Báo cáo 99/BC-UBND năm 2018 về kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ quận từ đầu nhiệm kỳ XI (2016-2020) đến nay do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 917/KH-UBND-DT năm 2017 thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
- 6Kế hoạch 1832/KH-UBND năm 2010 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) do Ủy ban nhân dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 8Kế hoạch 1474/KH-UBND về Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tỉnh Cao Bằng
- 9Kế hoạch 660/KH-UBND năm 2022 về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 10Nghị quyết 16/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND
- 11Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 thực hiện nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 12Nghị quyết 26/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND
- 13Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025
- 1Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngâm nhân tạo
- 2Thông tư 38/2016/TT-BYT quy định biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 5913/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 2415/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 3302/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 8Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2022 hành động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025
- 9Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 10Báo cáo 99/BC-UBND năm 2018 về kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ quận từ đầu nhiệm kỳ XI (2016-2020) đến nay do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Kế hoạch 917/KH-UBND-DT năm 2017 thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
- 12Kế hoạch 1832/KH-UBND năm 2010 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) do Ủy ban nhân dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 14Kế hoạch 1474/KH-UBND về Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tỉnh Cao Bằng
- 15Kế hoạch 660/KH-UBND năm 2022 về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 16Nghị quyết 16/2022/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND
- 17Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 thực hiện nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 18Nghị quyết 26/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND
- 19Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch 8025/KH-UBND thực hiện nội dung 2 và nội dung 3 của Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
- Số hiệu: 8025/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 01/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Văn Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định