Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7948/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG VÀ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 (gọi là Kế hoạch) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch:

a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Trên địa bàn tỉnh có 128 hồ chứa nước nhỏ, 61 đập dâng nhỏ, đập tạm và khoảng 1.200 km kênh mương[1]; trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.500 ao hồ nhỏ[2]; tổng diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước trên 38,5 ngàn ha, đạt khoảng 19% diện tích cần tưới[3]. Cần đầu tư phát triển diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước để phù hợp với thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu; nhiều kênh nội đồng, nhiều công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng thiếu nguồn lực để đầu tư, duy tu, sửa chữa, nạo vét dẫn đến công trình bị xuống cấp, hư hỏng; nhu cầu được hỗ trợ để phát triển công trình trữ nước (đào ao hồ nhỏ), thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều.

Để tiếp tục thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển thủy lợi; góp phần đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp bền vững, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ chống hạn, chống biến đổi khí hậu; trên cơ sở kế thừa, phát triển Đề án đào ao hồ nhỏ và triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của các Bộ ngành Trung ương và HĐND tỉnh.

b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:

Các địa phương trong tỉnh đã thành lập 79 tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng[4]; tuy nhiên năng lực, trình độ của tổ chức thủy lợi cơ sở chưa đảm bảo, phần lớn chưa được đào tạo, hoạt động kém hiệu quả, thiếu bền vững, chưa phát huy được vai trò chủ thể của người sử dụng nước; tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở khó khăn, khả năng thu phí thủy lợi nội đồng rất thấp, đa số là không thu được; vấn đề quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến tiết kiệm có vai trò quan trọng trong phát huy hiệu quả công trình để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng; việc xây dựng, củng cố, phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả bền vững là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng và ban hành kế hoạch:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017, Chương VII: Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCTL ngày 3/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Phát triển đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát huy hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Người dân đóng vai trò chủ thể trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm và xây dựng nông thôn mới; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.884 công trình trữ nước, khoảng 2.033 ha tưới tiên tiến tiết kiệm nước, xây dựng 86 cống và kiên cố hóa được khoảng 64 km kênh mương; góp phần đảm bảo diện tích được tưới đạt trên 70% diện tích cần tưới, có khoảng 25-30% diện tích cây trồng áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm; nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt tỷ lệ 76%.

- Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi; đến năm 2025 phấn đấu 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện:

- Hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng, thanh quyết toán đối với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng, ca máy (nếu có); hướng dẫn phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua UBND cấp xã đối với nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác.

- Ban hành và hướng dẫn các địa phương, đơn vị trình tự triển khai thực hiện, đối tượng áp dụng, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm phù hợp và phương pháp xác định kinh phí thực hiện ứng với từng loại hình công trình để tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc xác định cụ thể chi phí cần đầu tư.

2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:

- Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước nhỏ, đảm bảo nguồn nước tưới, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa bão.

3. Củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở:

- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở; Thực hiện củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng[5];

- Đẩy mạnh thực hiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở;

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; sự tham gia của tổ chức thủy lợi cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối.

4. Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông:

a) Áp dụng khoa học công nghệ (nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng):

Ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như: công nghệ kênh bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, đường ống... Chuyển giao, ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện đại, chế độ, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến, khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.

b) Đào tạo, tập huấn

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở; rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo; xây dựng khung chương trình và tài liệu đào tạo; tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn.

c) Truyền thông

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ công trình, chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các phong trào thi đua.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

IV. TỔNG HỢP NHU CẦU VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu thực hiện giai đoạn 2022-2025:

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước: 2.884 công trình;

- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: 2.033 ha;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống: 86 công;

- Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương: 64 km

(Chi tiết theo Phụ lục 2, 3, 4, 5 đính kèm)

2. Tổng hợp kinh phí thực hiện:

- Nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2022-2025: khoảng 200 tỷ đồng, trong đó:

Vốn ngân sách nhà nước: 80 tỷ đồng;

Vốn huy động của tổ chức, cá nhân đối ứng: 120 tỷ đồng.

- Nhu cầu ngân sách nhà nước hỗ trợ trong 01 năm: 20 tỷ đồng, trong đó:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 05 tỷ đồng/năm;

Ngân sách tỉnh: 10 tỷ đồng/năm;

Ngân sách huyện: 05 tỷ đồng/năm.

(Chi tiết theo Phụ lục 6 đính kèm)

3. Nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ (Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan và Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTN);

- Ngân sách tỉnh (bố trí lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; từ nguồn chi sự nghiệp của Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh);

- Ngân sách cấp huyện;

- Nguồn vốn của tổ chức, cá nhân đối ứng để xây dựng công trình; nguồn vốn hợp pháp khác.

(Chi tiết theo Phụ lục 7 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương

a) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở ngành địa phương hướng dẫn cụ thể trình tự thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, đối tượng, điều kiện, tiêu chí, cơ chế được hỗ trợ theo kế hoạch này.

b) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung của kế hoạch.

c) Có trách nhiệm xây dựng và ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm phù hợp với đặc thù của từng vùng trong tỉnh.

d) Đôn đốc, hướng dẫn địa phương thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở để tham gia đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới theo quy định.

e) Hướng dẫn chi tiết để các địa phương thực hiện Kế hoạch (lưu ý quy định về dung tích tối thiểu công trình trữ nước); địa bàn thực hiện tại các vùng có sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn biện pháp cảnh báo, rào chắn đảm bảo an toàn đuối nước đối với các công trình trữ nước; rà soát hoàn thiện các thủ tục hỗ trợ cho người dân đảm bảo tinh gọn, chặt chẽ, đúng quy định.

g) Hướng dẫn triển khai việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (kênh bê tông lắp ghép cấu kiện đúc sẵn, đường ống,...); áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, phun mưa, một phải năm giảm trong sản xuất lúa...).

h) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật; tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh (nếu có) để thực hiện Kế hoạch.

4. Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách này; tích cực vận động và giúp nông dân hợp tác cùng tham gia xây dựng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; phát động phong trào thi đua nông dân hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất nông nghiệp và nhân rộng những điển hình tiên tiến; hướng dẫn, tuyên truyền trong việc chuyển đổi, thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động dịch vụ thủy lợi.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

a) Đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp xã thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở để tham gia đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chỉ đạo UBND cấp xã tiến hành rà soát, tổng hợp nhu cầu danh mục công trình đầu tư hàng năm và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại địa phương.

c) Phân bổ nguồn kinh phí hàng năm được UBND tỉnh bố trí cho UBND cấp xã triển khai thực hiện; đồng thời chủ động lồng ghép, bố trí vốn từ ngân sách cấp huyện, các chương trình, dự án khác tại địa phương, huy động vốn đầu tư từ cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.

d) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ UBND cấp xã trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch; thẩm định các công trình được hỗ trợ theo thẩm quyền.

e) Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch; có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tại địa phương.

g) Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo theo quy định; đồng thời phản ánh, kiến nghị, để xuất những khó khăn, vướng mắc, bất cập (nếu có).

6. UBND cấp xã

a) Đôn đốc, hướng dẫn thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở để đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo quy định tại Điều 30 của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Lập kế hoạch, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ hàng năm gửi về UBND cấp huyện để tổng hợp, đề xuất.

c) Tổ chức thẩm định các công trình có thiết kế mẫu, phê duyệt hồ sơ đầu tư xây dựng công trình theo danh mục và nguồn vốn được phân bổ theo thẩm quyền.

d) Kiểm tra, giám sát quá trình chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

e) Giải ngân vốn hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện Kế hoạch theo quy định.

7. Chủ đầu tư

a) Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ, thực hiện đầu tư công trình theo đúng quy định.

b) Tổ chức quản lý, khai thác công trình phát huy hiệu quả và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

8. Ban giám sát cộng đồng

a) Tham gia giám sát, nghiệm thu khối lượng thi công hoàn thành.

b) Yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu thi công báo cáo giải trình nội dung công việc phát sinh trong quá trình thi công.

Trên đây là kế hoạch Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, thuộc tỉnh;
- Văn phòng ĐPNTM tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, TL.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm chính

Thời gian thực hiện

Tổ chức thực hiện

Chủ trì

Phối hợp

I

Hoàn thiện văn bản hướng dẫn

 

 

 

 

1

Hướng dẫn cụ thể trình tự thực hiện, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, đối tượng, điều kiện, tiêu chí, cơ chế được hỗ trợ theo kế hoạch này

Văn bản hướng dẫn

2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các địa phương

2

Hướng dẫn việc quản lý thanh quyết toán đối với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng, ca máy (nếu có); hướng dẫn phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua UBND cấp xã đối với nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác

Văn bản hướng dẫn

2021-2022

Sở Tài chính

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

3

Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm phù hợp với đặc thù của từng vùng trong tỉnh

Quyết định

2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

4

Hướng dẫn các địa phương đơn vị áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và phương pháp xác định kinh phí thực hiện ứng với từng loại hình công trình để tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc xác định cụ thể chi phí cần đầu tư;.

Văn bản hướng dẫn

2021-2022

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

II

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

 

 

 

 

1

Khảo sát, đánh giá về hiện trạng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; thực trạng áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Báo cáo tổng hợp

2021-2022

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan

2

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo cấp nước, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Diện tích lứa được tưới, tiêu; cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

2021-2025

UBND cấp huyện, cấp xã

Các đơn vị liên quan

3

Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kiên cố hóa kênh mương và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Số lượng công trình, diện tích phục vụ

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KHĐT, Sở Tài chính, UBND cấp huyện

III

Thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở

 

 

 

 

1

Rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở trên toàn tỉnh

Báo cáo

2021-2022

Sở Nông nghiệp

Các đơn vị liên quan

2

Hoàn thiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở

Quyết định phân cấp

2021-2022

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan

3

Thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi

Báo cáo

2021-2022

UBND cấp huyện, cấp xã

Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan

4

Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở

Báo cáo

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan

IV

Khoa học công nghệ, đào tạo và truyền thông

 

 

 

 

1

Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Công nghệ được áp dụng

2021-2025

Sở Nông nghiệp

Các đơn vị liên quan

2

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi.

Số lượng cán bộ được đào tạo

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

3

Tổ chức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong đầu tư, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tin, bài, phóng sự, hội nghị

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị liên quan

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TÍCH TRỮ NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Huyện - Tp

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Công trình

Khối lượng (103m3)

Công trình

Khối lượng (103m3)

Công trình

Khối lượng (103m3)

Công trình

Khối lượng (103m3)

Công trình

Khối lượng (103m3)

1

Tp Đà Lạt

36

43

40

48

45

54

45

54

166

199

2

Tp Bảo Lộc

20

24

25

30

25

30

25

30

95

114

3

Đam Rông

96

115

112

134

125

150

120

144

453

544

4

Lạc Dương

17

20

20

24

24

29

24

29

85

102

5

Đơn Dương

15

18

25

30

27

32

32

38

99

119

6

Đức Trọng

17

20

25

30

25

30

25

30

92

110

7

Lâm Hà

50

60

60

72

45

54

45

54

200

240

8

Bảo Lâm

176

211

152

182

164

197

174

209

666

799

9

Di Linh

120

144

120

144

100

120

100

120

440

528

10

Đạ Huoai

16

19

15

18

15

18

10

12

56

67

1 1

Đạ Tẻh

27

32

27

32

23

28

20

24

97

116

12

Cát Tiên

122

146

112

134

105

126

96

115

435

522

Tổng cộng

712

854

733

880

723

868

716

859

2.884

3.461

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Huyện - Tp

Nhu cầu hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (ha)

Tổng cộng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Tp Đà Lạt

23

28

32

38

121

2

Tp Bảo Lộc

16

23

48

52

139

3

Đam Rông

3

2

 

 

5

4

Lạc Dương

32

35

35

40

142

5

Đơn Dương

82

87

95

95

359

6

Đức Trọng

75

86

90

95

346

7

Lâm Hà

80

85

85

90

340

8

Bảo Lâm

62

77

82

80

301

9

Di Linh

53

60

72

75

260

10

Đạ Huoai

4

3

 

 

7

11

Đạ Tẻh

2

3

3

2

10

12

Cát Tiên

2

1

 

 

3

Tổng cộng

434

490

542

567

2.033

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỐNG
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Huyện - Tp

Nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng cống (cống)

Tổng cộng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Đam Rông

4

5

4

4

17

2

Lạc Dương

2

1

1

1

5

3

Đơn Dương

1

1

1

1

4

4

Đức Trọng

2

3

3

2

10

5

Lâm Hà

3

2

2

2

9

6

Bảo Lâm

2

2

1

2

8

7

Di Linh

4

2

2

2

10

8

Đạ Huoai

1

1

 

 

2

9

Đạ Tẻh

2

1

 

 

3

10

Cát Tiên

4

4

5

5

18

Tổng cộng

25

22

20

19

86

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Huyện - Tp

Nhu cầu hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (km)

Tổng cộng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Đam Rông

1

1

1

1

4

2

Đơn Dương

1

1

1

1

4

3

Đức Trọng

1

1

 

 

2

4

Lâm Hà

5

4

4

4

17

5

Bảo Lâm

2

2

1

1

6

6

Di Linh

2

1

1

 

4

7

Đạ Huoai

1

1

 

 

2

8

Đạ Tẻh

3

4

4

4

15

9

Cát Tiên

3

3

2

2

10

Tổng cộng

19

18

14

13

64

 

PHỤ LỤC 6

NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

1. Nhu cầu vốn hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trong 01 năm:

STT

Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Số lượng

Đơn vị

Tổng giá trị đầu tư (tr đồng)

Tổ chức, cá nhân hưởng lợi đối ứng (tr đồng)

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (tr đồng)

1

Nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước

721

công trình

10.815

4.326

6.489

2

Nhu cầu hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

508

ha

20.330

15.248

5.083

5

Nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng cống

22

cống

3.225

1.774

1.451

4

Nhu cầu hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương

16

Km

16.000

8.800

7.200

Tổng cộng

 

 

50.370

30.147

20.223

Tổng cộng (làm tròn)

 

 

50.000

30.000

20.000

2. Nhu cầu vốn hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trong 04 năm:

STT

Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Số lượng

Đơn vị

Tổng giá trị đầu tư (tr đồng)

Tổ chức, cá nhân hưởng lợi đối ứng (tr đồng)

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (tr đồng)

1

Nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước

2.884

công trình

43.260

17.304

25.956

2

Nhu cầu hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

2.033

ha

81.320

60.990

20.330

3

Nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng cống

86

cống

12.900

7.095

5.805

4

Nhu cầu hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương

64

Km

64.000

35.200

28.800

Tổng cộng

 

 

201.480

120.589

80.891

Tổng cộng (làm tròn)

 

 

200.000

120.000

80.000

 

PHỤ LỤC 7

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 7948/KH-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nguồn vốn

Tổng hợp nguồn vốn thực hiện và phân kỳ đầu tư

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

I

Công trình trữ nước

10.680

10.995

10.845

10.740

43.260

1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

6.408

6.597

6.507

6 444

25.956

-

Ngân sách Trung ương

1.602

1.649

1.627

1.611

6.489

-

Ngân sách tỉnh

3.204

3.299

3.254

3.222

12.978

-

Ngân sách huyện/tp

1.602

1.649

1.627

1.611

6.489

2

Tổ chức/cá nhân hưởng lợi đối ứng

4.272

4.398

4.338

4.296

17.304

II

Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

17.360

19.600

21.680

22.680

81.320

1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

4.340

4.900

5.420

5.670

20.330

-

Ngân sách Trung ương

1.085

1.225

1.355

1.418

5.083

-

Ngân sách tỉnh

2.170

2.450

2.710

2.835

10.165

-

Ngân sách huyện/tp

1.085

1.225

1.355

1.418

5.083

2

Tổ chức/cá nhân hưởng lợi đối ứng

13.020

14.700

16.260

17.010

60.990

III

Xây dựng cống

3.750

3.300

3.000

2.850

12.900

1

Ngàn sách nhà nước hỗ trợ

1.688

1.485

1.350

1.283

5.805

-

Ngân sách Trung ương

422

371

338

321

1.451

-

Ngân sách tỉnh

844

743

675

641

2.903

-

Ngân sách huyện/tp

422

371

338

321

1.451

2

Tổ chức/cá nhân hưởng lợi đối ứng

2.063

1.815

1.650

1.568

7.095

IV

Kiên cố hóa kênh mương

19.000

18.000

14.000

13.000

64.000

1

Ngàn sách nhà nước hỗ trợ

8.550

8.100

6 300

5.850

28.800

-

Ngân sách Trung ương

2.138

2.025

1.575

1.463

7.200

-

Ngân sách tỉnh

4.275

4.050

3.150

2.925

14.400

-

Ngân sách huyện/tp

2.138

2.025

1.575

1.463

7.200

2

Tổ chức/cá nhân hưởng lợi đối ứng

10.450

9.900

7.700

7.150

35.200

 

Tổng hợp nguồn vốn thực hiện và phân kỳ đầu tư

50.790

51.895

49.525

49.270

201.480

1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ

20.986

21.082

19.577

19.247

80.891

-

Ngân sách Trung ương

5.246

5.271

4.894

4.812

20.223

-

Ngân sách tỉnh

10.493

10.541

9.789

9.623

40.446

-

Ngân sách huyện/tp

5.246

5.271

4.894

4.812

20.223

2

Tổ chức/cá nhân hưởng lợi đối ứng

29.805

30.813

29.948

30.024

120.589

 



[1] Đã kiên cố được khoảng 860 km kênh, đạt tỷ lệ 72%, còn lại khoảng 340 km kênh mương nội đồng chưa được kiên cố

[2] Đề án hỗ trợ phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 đã đào được trên 3.000 ao hồ nhỏ, với khối lượng hơn 7,9 triệu m3, diện tích phục vụ tưới tăng thêm 11.400 ha.

[3] Cao hơn 1,5% so với bình quân chung của cả nước.

[4] 02 hợp tác xã nông nghiệp có dịch vụ thủy lợi, 60 tổ hợp tác dùng nước, 17 mô hình khác (UBND xã quản lý, Ban thủy lợi xã)

[5] đáp ứng theo Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 7948/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

  • Số hiệu: 7948/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản