- 1Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tài nguyên nước 2012
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Luật khí tượng thủy văn 2015
- 5Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2018 về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 20Kế hoạch 510/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 4Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tài nguyên nước 2012
- 8Luật bảo vệ môi trường 2014
- 9Luật khí tượng thủy văn 2015
- 10Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 12Luật Đầu tư công 2019
- 13Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2018 về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 17Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 24Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 25Kế hoạch 510/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 790/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 22 tháng 12 năm 2021 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Phòng, chống, thiên tai ngày 19/6/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Văn bản số 5126/BNN-PCTT ngày 13/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Thông tư Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai để tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Mục đích
- Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực, tính chủ động của toàn xã hội trong phòng chống thiên tai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai, kết hợp giữa phòng chống thiên tai với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; Chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa là chính; bám sát phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp, đồng bộ theo hệ thống, liên ngành; ứng dụng khoa học công nghệ kết hợp với kinh nghiệm.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng chống thiên tai.
2. Yêu cầu
- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cấp trang thiết bị về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, nhất là đối với hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở bờ sông.
- Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng chống thiên tai gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của các ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Đặc điểm tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có tọa độ địa lý từ 21°48’ - 22°44’ vĩ độ Bắc và 105°26 - 106°15’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên 4.859,96 km2. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 170 km, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km.
Về điều kiện tự nhiên, Bắc Kạn có địa hình khá phức tạp và đa dạng, diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia cất mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các giải đồi núi cao hai bên; có 4 hệ thống sông là: Sông Cầu bắt nguồn ở huyện Chợ Đồn, chiều dài chảy của trên địa bàn tỉnh khoảng 100km, diện tích lưu vực 1.660 km2; sông Năng bắt nguồn từ huyện Pác Nặm, chiều dài 70km, diện tích lưu vực 1.890 km2, ngoài ra còn có hồ Ba Bể với diện tích lưu vực 454 km2; sông Bắc Giang có chiều dài là 35km, diện tích lưu vực 1.200 km2; sông Phó Đáy với chiều dài khoảng 60km, diện tích lưu vực 390 km2. Mùa mưa, nước sông, suối lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt ở những vùng đất thấp. Mùa khô nước sống xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bắc Kạn theo mùa rõ rệt.
Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 10 dương lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng 3 năm sau. Số giờ nắng bình quân năm 1.557 giờ; lượng mưa trung bình năm 1.084 mm, mùa mưa từ tháng 4-10, lượng mưa chiếm 80-85%. Mùa khô từ tháng 11-3 năm sau, lượng mưa chiếm 15-20%.
2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế
Tỉnh Bắc Kạn có dân số trên 316.400 người, trong đó dân số ở thành thị thành thị 71.400 người, dân số nông thôn 224.900 người (Chi tiết tại biểu 01, 02). Có 07 dân tộc là Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay. Dân cư phân bố chủ yếu ở các sườn đồi, chân đồi phía sau là taluy, có nguy cơ sạt trượt rất cao hoặc ven sông suối có độ dốc lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét; nhận thức về rủi ro thiên tai và khả năng thích ứng với thiên tai của người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhà ở còn nhiều nhà tạm (Chi tiết về nhà ở tại biểu 03).
Sản xuất nông lâm nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; tăng trưởng giai đoạn 2016- 2020 đạt 3,39%/năm (số liệu thống kê ngành); trong năm 2020 quy mô ngành Nông - Lâm - Thủy sản đạt 3.986,42 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,77% trong nền kinh tế, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 12,72%/năm, giá trị đạt 1.801,53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,91%. Giá trị dịch vụ đạt 6.742,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,21%. (Niên giám thống kê năm 2020)
3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuy nhiên nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, mức độ đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu các công trình hạ tầng được đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội chưa có điều kiện đầu tư các công trình hạ tầng gắn với mục tiêu thích ứng, phòng tránh thiên tai, do đó khi xảy ra thiên tai thường bị ảnh hưởng gây mất an toàn công trình, mất an toàn cho người dân.
IV. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hệ thống văn bản pháp luật chính sách về phòng chống thiên tai
Hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống thiên tai được tổng hợp tại Phụ lục 01.
2. Hệ thống Ban chỉ huy về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các cấp
Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp được thành lập theo quy định và kiện toàn hằng năm để phù hợp với điều kiện thực tế, có ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, được điều chỉnh khi chế độ chính sách thay đổi hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, cấp tỉnh số lượng Ban chỉ huy về phòng chống thiên tai 26 người, Văn phòng Thường trực về phòng chống thiên tai sử dụng nhân lực và bộ máy của Chi cục thủy lợi để thực hiện nhiệm vụ; đối với cấp huyện Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ 15-30 người, Văn phòng thường trực là Phòng nông nghiệp và PTNT, đối với thành phố Bắc Kạn là phòng Kinh tế Hạ tầng; cấp xã Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ 15-20 người. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Văn phòng thường trực các cấp còn nhiều khó khăn, đến nay chưa xây dựng được kết nối trực tuyến giữa Văn phòng các cấp với Trung ương; Hằng năm Ban chỉ huy các cấp xây dựng phương án, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách công việc, địa bàn để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó; hằng năm UBND tỉnh ban hành kế hoạch hiệp đồng lực lượng cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Công tác cảnh báo, dự báo sớm các loại hình thiên tai
Trên địa bàn tỉnh có 57 trạm đo mưa phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố, trong đó có 41 trạm đo mưa tự động do tỉnh quản lý, 16 trạm đo mưa chuyên dùng do Đài Khí tượng Thủy văn quản lý; có 03 trạm đo khí tượng; có 8 trạm đo mực nước trên các sông (04 trạm đo mực nước nhân dân do tỉnh quản lý); công tác dự báo cảnh báo đã từng bước được nâng cao, đảm bảo kịp thời, chính xác; tuy nhiên do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, mưa lớn cục bộ, gây lũ quét cục bộ do vậy mạng, lưới các trạm cảnh báo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đặc biệt là công tác cảnh báo lũ chưa có hệ thống tự động, cấp báo động ít, trong khi đó hệ thống sông suối dày đặc, do đó công tác cảnh báo lũ còn nhiều khó khăn.
4. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai
Các trang thiết bị do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp, Văn phòng tham mưu cấp, phát cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để chủ động thực hiện nhiệm vụ, tính đến thời điểm hiện tại có 14 xe cứu hộ chữa cháy, 35 xuồng các loại, 278 bộ nhà bạt, 10.011 áo phao, phao tròn, phao bè các loại, 42 máy phát điện, 7 máy bơm nước, 03 thiết bị chữa cháy đồng bộ và một số trang thiết bị khác như dao, thừng, cuốc, xẻng, cưa, loa.... được phân bổ, bảo quản tại địa phương, đơn vị để sử dụng theo phương châm bốn tại chỗ.
Ngoài ra công tác phòng chống thiên tai theo phương án được duyệt, thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” trong đó huy động các trang thiết bị, phương tiện tại chỗ để thực hiện công, tác phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Đối với các trang thiết phục vụ công tác tham mưu của Văn phòng thường trực sử dụng các trang thiết bị (Máy tính, máy in, máy điện thoại, fax...) của Chi cục Thủy lợi, cơ quan thường trực cấp huyện, UBND cấp xã. Đối với các trang thiết bị phục vụ công tác dự báo, cảnh báo có 57 trạm đo mưa (41 trạm tự động do tỉnh quản lý) 8 trạm đo mực nước (4 trạm do tỉnh quản lý) các trạm đo được giao cho Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bắc Kạn quản lý theo dõi quan trắc và chuyển số liệu phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai.
Về cơ chế quản lý và sử dụng đảm bảo tính khả thi, khả năng đáp ứng hiện tại là đảm bảo; nhu cầu trong tương lai cần nghiên cứu đề xuất thêm các trang thiết bị phù hợp với đặc điểm thiên tai của khu vực.
5. Công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ huy, điều hành xử lý, ứng phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn. Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huấn luyện, diễn tập; bố trí lực lượng, phương tiện của tỉnh sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng các địa phương, các ngành tham gia cứu hộ và xử lý các tình huống khẩn cấp về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Lực lượng nòng cốt trong công tác tìm kiếm cứu nạn là lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, công an các lực lượng khác hiệp đồng phối hợp thực hiện; Hiện nay đã thành lập được đội xung kích ở cơ sở (xung kích cấp xã) với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ với số lượng 7.369 người, có thể biến đổi theo các năm; Khi có thiên tai các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ theo phương án hằng năm được phê duyệt, phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đội xung kích phòng phòng chống thiên tai cấp xã tuy đã được thành lập nhưng chưa được đào tạo nâng cao năng lực và các kỹ năng cơ bản trong sơ cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn, thiếu các trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu...; các trang thiết bị chủ yếu sử dụng từ nguồn dự trữ quốc gia cấp phát cho các địa phương sử dụng (áo phao, phao cứu sinh, nhà bạt, ....) các trang thiết bị khác huy động theo phương châm bốn tại chỗ khi có thiên tai xảy ra do vậy chưa chủ động, đặc biệt các trang thiết bị phục vụ công tác sơ cấp cứu còn hạn chế.
(Chi tiết về lực lượng xung kích cấp xã tại biểu 04)
6. Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai
Các bản tin cảnh báo, dự báo, chỉ đạo được chuyển tải đến cộng đồng thông qua chính quyền các cấp, hệ thống thông tin công cộng. Việc xây dựng phòng hợp kết nối trực tuyến với Ban chỉ đạo Trung ương chưa thực hiện được, do khó khăn về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phòng họp chưa đảm bảo theo yêu cầu kết nối trực tuyến. Cơ sở dữ liệu phòng chống về phòng chống thiên tai chủ yếu là lưu trữ thông thường, các chương trình phần mềm quản lý công cụ cơ sở dữ liệu mang tính hệ thống cao chưa thực hiện được.
7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai
Năng lực nhận thức của cộng đồng về phòng chống thiên tai còn hạn chế, một mặt là do tư tưởng chủ quan của người dân, mặt khác do công tác tuyên truyền về phòng chống thiên tai chưa thực hiện được thường xuyên, hiệu quả. Công tác tập huấn nâng cao năng lực tại tỉnh chủ yếu do cấp Trung ương thực hiện; các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ một số hoạt động nâng cao nhận thức tại cộng đồng (tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ trên địa bàn xã Khang Ninh, Cao Thượng, Phúc Lộc, Bành Trạch của huyện Ba Bể; Tổ chức Oxfam hỗ trợ thực hiện tại xã Rã Bản (cũ) huyện Chợ Đồn).
Việc nâng cao nhận thức cộng đồng chủ yếu thực hiện thông qua chỉ đạo của các cấp chính quyền, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thông tấn báo chí. Việc thực hiện truyền thông trực tiếp tại cộng đồng chưa thực hiện được do nguồn lực còn hạn chế.
8. Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai
Các công trình phòng chống thiên tai chủ yếu là các công trình nhỏ lẻ, một số công trình đã hư hỏng xuống cấp. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có 113 công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối, khu dân cư, cơ sở hạ tầng với tổng chiều dài 68,9 km được giao cho chính quyền địa phương quản lý bảo vệ theo quy định. Đối với các công trình hồ chứa có 34 công trình hồ chứa thủy lợi phục vụ cấp nước cho 710,96 ha đất sản xuất trong điều kiện hạn hán do biến đổi khí hậu được giao cho Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và UBND các huyện quản lý.
Mạng lưới giao thông của tỉnh gồm 4 tuyến quốc lộ (QL3, QL 279, QL3C, QL3B) chiều dài 455km; 13 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 470 km; 60 tuyến đường đô thị chiều dài 54km; 628 tuyến đường xã dài 1.521km; 22 tuyến đường chuyên dùng chiều dài 74km; 1.229 tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng chiều dài 1.524km; có 05 bến xe khách. Các tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo việc giao thông đi lại, tuy nhiên một số tuyến đường huyện hiện đã xuống cấp, đi lại khó khăn. Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị sạt lở taluy dương, âm do men theo sườn đồi taluy cao hoặc ven sông suối, dễ bị chia cắt, cô lập... khi có mưa lũ
Hạ tầng thông tin truyền thông, mạng lưới bưu chính được tập trung đầu tư phát triển, 100% các xã, phường, thị trấn đã có điểm phục vụ bưu chính, các dịch vụ bưu chính cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Lĩnh vực viễn thông và internet băng thông rộng phát triển mạnh, hệ thống truyền dẫn cáp quang đã triển khai đến 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc trong chỉ đạo điều hành của chính quyền và người dân. Hoạt động phát thanh truyền hình và báo chí trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.
Mạng lưới các bệnh viện từ tỉnh đến các huyện, các cơ sở khám chữa bệnh và y tế dự phòng được đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế. Tất cả các huyện đều có bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế huyện. Mạng lưới y tế cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ cho công tác ứng cứu khi có thiên tai xảy ra, tuy nhiên cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn lạc hậu so với cả nước, đội ngũ cán bộ y tế giỏi còn thiếu.
Các công trình có thể sử dụng làm nơi tập kết, sơ tán dân đến: Nhà ở kiên cố của nhân dân; công trình công cộng bao gồm: Công trình giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông các cấp, dạy nghề, trường nghiệp vụ...); công trình y tế (bệnh viện, trạm y tế...); nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, trụ sở cơ quan...
Hiện nay, việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai đã được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong đó có mục tiêu tổng quát là chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên được khai thác hợp lý, ô nhiễm môi trường được kiểm soát tốt. Cụ thể một số nội dung như sau:
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch; đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, phát huy nội lực địa phương đầu tư các công phòng chống thiên tai.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao nhận thức và tuyên truyền về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Tăng cường xây dựng và tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch công tác quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế, xã hội; từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy triển khai nhanh dự án chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó cần tăng cường công tác phối hợp, giám sát, đánh giá thực hiện lồng ghép PCTT trong việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên tắc, quy trình lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thực hiện theo quy định hiện hành.
10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai
Khi xảy ra thiên tai các cấp chính quyền đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị và nhân dân chủ động phòng tránh, khắc phục kịp thời: Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cơ quan thường trực Ban chỉ huy, Văn phòng thường trực, thành viên Ban chỉ huy đã thành lập các đoàn công tác xuống các địa phương bị thiệt hại trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình có người bị chết, bị thương, nhà ở bị thiệt hại và hỗ trợ bước đầu giúp người dân giảm bớt khó khăn; tổng hợp báo cáo theo quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ. Phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp để khắc phục hư hỏng về công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở ổn định đời sống nhân dân.
Với những thiệt hại do thiên tai gây ra, các đơn vị, địa phương đã chủ động khắc phục theo phương châm “bốn tại chỗ”, đồng thời huy động tối đa nguồn lực nhân lực, vật lực tại chỗ để hỗ trợ nhân dân khắc phục và sớm ổn định đời sống. Đối với thiệt hại về nhà ở, sản xuất của nhân dân: Chính quyền địa phương và người dân đã huy động các lực lượng tại chỗ để giúp nhân dân dọn dẹp, sửa chữa, dựng lại nhà cửa; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ nhân lực để chăm sóc cây trồng, cung ứng giống vật tư nông nghiệp để gieo cấy lại hoặc chuyển sang cây trồng khác phù hợp với thời vụ.
Thực hiện các dự án di dân tái định cư, trong 10 năm trở lại đây đã thực hiện được 9 dự án, bố trí ổn định tập trung cho 225 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai cao; thực hiện bố trí xen ghép được 242 hộ (chi tiết tại biểu 05).
11. Đánh giá về nguồn lực tài chính thực hiện công tác phòng, chống thiên tai
Nguồn tài chính cho công tác phòng chống thiên tai còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, một số vị trí sạt lở nguy hiểm cấp bách cũng chưa có nguồn kinh phí để khắc phục, một số công trình kè, công trình thủy lợi bị hư hỏng xuống cấp chưa có kinh phí để duy tu sửa chữa. Công tác di dân vùng có nguy cơ cao về sạt lờ, lũ quét mới chỉ thực hiện khu vực có nguy cơ cao hoặc khi đã xảy ra hiện tượng sạt lở; một số dự án tiến độ thực hiện còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách. Mức hỗ trợ di dân theo hình thức xen ghép vùng đặc biệt khó khăn, miền núi từ nguồn trung ương là rất thấp, chưa đảm bảo hỗ trợ người dân ổn định sau khi di dời đến nơi ở mới.
V. XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI
1. Xác định loại hình thiên tai thường gặp, đánh giá cấp độ rủi ro
Bắc Kạn nằm trong khu vực chịu nhiều loại thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối.
2. Đánh giá rủi ro thiên tai
Nội dung đánh giá rủi ro thiên tai được nêu chi tiết tại Phụ lục 02.
3. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai của địa phương
Xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:5.000-1:50.000 và phù hợp với bản đồ hành chính các cấp của địa phương; các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, mật độ dân cư cao cần xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:5.000; mô tả mức độ rủi ro đối với từng loại hình thiên tai bằng các màu khác nhau (màu xanh dương nhạt: rủi ro nhỏ, màu vàng nhạt: rủi ro trung bình, màu da cam: rủi ro lớn, màu đỏ: rủi ro rất lớn và màu tím: thảm họa).
Việc xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai sẽ lồng ghép thực hiện theo Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12/08/2021 về thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
VI. NỘI DUNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Định hướng xây dựng kế hoạch
Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 được xây dựng trên cơ sở: Các loại hình thiên tai đã và đang xảy ra; yêu cầu nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, đáp ứng các mục tiêu giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Các giải pháp cơ bản trong phòng chống thiên tai.
2. Các biện pháp phòng chống thiên tai
Các biện pháp phòng, chống thiên tai được nêu chi tiết tại Phụ lục 03.
VII. NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Nguồn lực thực hiện
Ngân sách Trung ương, vốn vay ODA: Tập trung đầu tư vào các công trình thủy lợi, công trình có quy mô và kinh phí đầu tư lớn như: các dự án phòng chống sạt lở, tiêu thoát lũ, kè, xây dựng, nâng cấp hồ chứa, các dự án giao thông, di dân tái định cư...
Ngân sách địa phương: Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống kè nhỏ kết hợp, công trình phòng chống sạt lở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra...
Ngân sách dự phòng của địa phương: xử lý các yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.
Quỹ Phòng, chống thiên tai: Dùng để hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai quy định của pháp luật và Quỹ.
Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huy động (bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, xã hội): Hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống, sinh kế từ việc huy động trong xã hội.
Vốn đầu tư từ khối tư nhân và khuyến khích người dân đầu tư nâng cấp nhà ở đảm bảo an toàn với thiên tai: xây dựng cơ chế chính sách trong hỗ trợ đầu tư, vay vốn, hợp đồng cung cấp dịch vụ.
2. Tiến độ thực hiện
Tiến độ tổng thể thực hiện kế hoạch được nêu tại biểu 06.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh; tổng hợp báo cáo giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm, 5 năm hoặc đột xuất theo quy định, yêu cầu của cấp có thẩm quyền; rà soát đánh giá điều chỉnh kế hoạch phòng chống thiên tai (nếu cần thiết); kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 -2025 được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành, đơn vị; lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên thực hiện.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối, hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
4. UBND cấp huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp huyện; chỉ đạo các xã phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/06/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Các sở, ngành, đơn vị và đoàn thể chủ động đề xuất các hoạt động triển khai thực hiện hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế, lập dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính để thẩm định, tham mưu.
Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021- 2025, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Địa phương | Diện tích | Dân số trung bình (Người) | Mật độ dân số (Người/km2) |
Tổng số | 4.859,96 | 316.463 | 65,12 |
Thành phố Bắc Kạn | 137,00 | 45.403 | 331,41 |
Huyện Pác Nặm | 475,39 | 33.711 | 70,91 |
Huyện Ba Bể | 684,09 | 48.719 | 71,22 |
Huyện Ngân Sơn | 645,88 | 29.508 | 45,69 |
Huyện Bạch Thông | 546,50 | 31.314 | 57,30 |
Huyện Chợ Đồn | 911,36 | 49.958 | 54,82 |
Huyện Chợ Mới | 606,75 | 39.275 | 64,73 |
Huyện Na Rì | 853,00 | 38.575 | 45,22 |
Biểu 02: PHÂN BỔ DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Chỉ tiêu | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Tổng dân số | 307.675 | 309.883 | 321.054 | 314.378 | 316.463 |
Phân theo giới tính | |||||
Nam (người) | 156.361 | 157.665 | 158.953 | 160.322 | 161.218 |
Tỷ lệ so với dân số nam (%) | 50,82 | 50,88 | 49,51 | 51,00 | 50,8 |
Nữ (người) | 151.314 | 152.218 | 153.101 | 154.056 | 155.455 |
Tỷ lệ so với dân số nữ (%) | 49,18 | 49,12 | 47,69 | 49,00 | 49,2 |
Phân theo thành thị, nông thôn | |||||
Thành thị (người) | 59.381 | 61.399 | 63.475 | 65.649 | 71.477 |
Tỷ lệ (%) | 19,30 | 19,81 | 19,77 | 20,88 | 22,58 |
Nông thôn (người) | 248.294 | 248.484 | 248.579 | 248.729 | 224.986 |
Tỷ lệ (%) | 80,70 | 80,19 | 77,43 | 79,12 | 77,42%; |
Địa phương | Kiên cố (nhà) | Bán kiên cố (nhà) | Thiếu kiên cố (nhà) | Đơn sơ (nhà) | Tỷ lệ hộ nghèo (%) | Hộ có nguy cơ thiên tai cao (hộ) |
Thành phố Bắc Kạn | 9.671 | 2.181 | 47 | 10 | 1,68 | 287 |
Huyện Pác Nặm | 4.263 | 1.435 | 1.250 | 387 | 36,55 | 451 |
Huyện Ba Bể | 4.082 | 2.720 | 2.643 | 198 | 22,04 | 367 |
Huyện Ngân Sơn | 3.338 | 1.986 | 1.732 | 399 | 32,47 | 43 |
Huyện Bạch Thông | 5.485 | 2.153 | 486 | 136 | 15,35 | 160 |
Huyện Chợ Đồn | 4.942 | 3.295 | 5.161 | 123 | 14,44 | 209 |
Huyện Chợ Mới | 3.767 | 4.813 | 1.297 | 413 | 14,7 | 416 |
Huyện Na Rì | 7.815 | 929 | 60 | 0 | 24,75 | 136 |
Tổng | 43.363 | 19.512 | 12.676 | 1.666 | 20,25 | 2.069 |
Biểu 04: TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG XƯNG KÍCH CẤP XÃ
Đơn vị | Số xã, phường, thị trấn | Số xã đã thành lập đội xung kích | Lực lượng (người) |
Huyện Na Rì | 17 | 17 | 1.373 |
Huyện Bạch Thông | 14 | 14 | 798 |
Huyện Chợ Đồn | 20 | 20 | 1.476 |
Huyện Chợ Mới | 14 | 14 | 923 |
Huyện Ba Bể | 15 | 15 | 835 |
Thành phố Bắc Kạn | 8 | 8 | 692 |
Huyện Pác Nặm | 10 | 10 | 686 |
Huyện Ngân Sơn | 10 | 10 | 586 |
Tổng | 108 | 108 | 7.369 |
Biểu 05: DANH MỤC DỰ ÁN BỐ TRÍ DÂN CƯ ĐÃ THỰC HIỆN
TT | Tên dự án | Địa điểm | Quy mô (hộ) | Đối tượng | Ghi chú |
I | Dự án bố trí dân cư tập trung | 225 |
|
| |
1 | Di dời khẩn cấp và tái định cư vùng nguy cơ sạt lở cao | Xã Phúc Lộc | 16 | Vùng thiên tai | Năm 2012 |
2 | Di dân tái định cư vùng thiên tai | Xã Bộc Bố | 18 | Vùng thiên tai | năm 2013 |
3 | Bố trí dân cư thôn Nà Cháo | Xã Cốc Đán | 30 | Vùng thiên tai | năm 2012 |
4 | Di dân khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở | Xã Nhạn Môn | 17 | Vùng thiên tai | năm 2015 |
5 | Bố trí ổn định dân cư khẩn cấp thôn Nà Tu | Xã Cẩm Giàng | 63 | Vùng thiên tai | năm 2015 |
6 | Khắc phục sạt lở đất thôn Khuổi Lót | Xã Thanh Bình | 13 | Vùng thiên tai | năm 2016 |
7 | Di dân tái định cư vùng thiên tai thôn Phiêng Liềng 2 | Xã Ngọc Phái | 24 | Vùng thiên tai | năm 2017 |
8 | Khắc phục sạt lở đất khu dân cư Nà Cáy | Xã Quân Bình | 24 | Vùng thiên tai | năm 2017 |
9 | Khắc phục khẩn cấp sạt lở đất xã Cổ Linh | Xã Cổ Linh | 20 | Vùng thiên tai | Năm 2020 |
II | Phương án bố trí dân cư xen ghép | 242 |
|
| |
1 | Phương án bố trí dân cư xen ghép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ 2013-2020 | Tỉnh Bắc Kạn | 242 | Vùng thiên tai, đặc biệt khăn khăn | năm 2013 đến 2020 |
| Cộng |
| 467 |
|
|
Biểu 06: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Hạng mục | Thời gian thực hiện |
A. BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH |
|
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cơ chế chính sách | Hàng năm |
Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực QLTT | Hàng năm |
Lập rà soát và thực hiện các kế hoạch quy hoạch phương án | Hàng năm |
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh | Hàng năm |
Nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng | Hàng năm theo kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12/8/2021 |
Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai ở quy mô cấp huyện ứng với một số kịch bản và cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể | Hàng năm |
Chương trình trồng vả bảo vệ rừng | 2021-2025 |
B. BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH |
|
Các công trình phòng chống thiên tai | 2021-2025 |
Các công trình chống sạt lở bờ sông suối | Hằng năm theo kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 06/10/2020 được rà soát, cập nhật hằng năm |
Xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai | Hằng năm |
Phụ lục 01: DANH MỤC VĂN BẢN LIÊN QUAN
1. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
2. Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2014/QH14 ngày 17/6/2020.
3. Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014.
4. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
5. Luật Khí tượng -Thủy văn số: 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015.
6. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
7. Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
8. Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
9. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác Phòng, chống thiên tai.
10. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
11. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
12. Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 Quy định về Dự báo, cảnh báo, truyền tin và cấp độ rủi ro thiên tai khi dự báo cấp gió đổ bộ vào đất liền.
13. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cập nhật, phân vùng rủi ro thiên tai lập bản đồ cảnh báo thiên tai.
14. Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
15. Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
16. Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 9/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
17. Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030.
18. Quyết định số 657/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030.
19. Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
20. Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;
21. Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
22. Kế hoạch số 193-KH/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Chỉ thị số 42- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
23. Kế hoạch số 649/KH-UBND ngày 09/11/2020 triển khai thực hiện Kế hoạch số 193-KH/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
24. Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ.
25. Kế hoạch số 728/KH-UBND ngày 07/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
26. Kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 06/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về phòng chống sạt lở bờ sông, suối tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
27. Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12/08/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
28. Các chương trình, kế hoạch liên quan khác.
Phụ lục 02: ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI
1. Bão, áp thấp nhiệt đới
Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm, ảnh hưởng đến tỉnh Bắc Kạn thường ở loại hình thấp, sức gió đã suy yếu khoảng cấp 6 đến cấp 7 (39 đến 61 km/h). cấp gió mạnh nhất từng ghi nhận được khi bão ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh là khoảng cấp 10 (89 đến 102 km/h). Cụ thể trong những năm gần đây:
- Bão Conson (Bão số 1) năm 2010: Tối 17/7/2010, trung tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với tốc độ gió từ 75 đến 117 km/h (tương đương cấp 11, cấp 12). Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đo được gió mạnh cấp 6 giật cấp 7.
- Bão Kalmaegi (bão số 3) năm 2014: 21h/16/9 bão số 3 di chuyển nhanh và đổ bộ vào địa phận tỉnh Quảng Ninh, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 giật cấp 11, cấp 12. Sau đi vào giữa khu vực Thái Nguyên - Bắc Kạn với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ tối ngày 16/9 đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to kèm theo gió bão mạnh cấp 6 cấp 7 giật cấp 8 cấp 9.
- Bão Mirinae (bão số 1) năm 2016: Ngày 27/7, sau khi đi vào phía Bắc tỉnh Ninh Bình bão hầu như ít dịch chuyển, nửa nằm trên đất liền nửa nằm trên biển, sức gió mạnh cấp 10-11, giật mạnh cấp 11-15, sau chuyển hướng Tây Bắc đi qua Hà Nam, Hà Nội rồi suy yếu. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đo được gió mạnh cấp 6 giật cấp 7.
Ảnh hưởng của bão trên địa bàn tỉnh chủ yếu do hoàn lưu bão gây mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng vùng thấp trũng, ngập lụt ở đô thị.
Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 3. Số cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh trung bình: Từ 02 đến 04 cơn/năm. Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Thời điểm xảy ra | Tên cơn bão | Cấp độ rủi ro | Cấp ATNĐ, bão | Mức độ thiệt hại | Mức độ dễ bị tổn thương | ||
Thấp | TB | Cao | |||||
2010 | Cơn bão số 1 năm 2010 Bão Conson | Cấp độ 3 | Mạnh cấp 6 giật cấp 7 |
|
| x |
|
2014 | Cơn bão số 3 năm tháng 9/2014; 2 KALMAEGI: | Cấp độ 3 | Cấp 6 cấp 7 giật cấp 8 cấp 9. | Chết 01 người, bị thương 01 người; thiệt hại về kinh tế hơn 40 tỷ đồng |
| x |
|
2016 | Bão Mirinae - Bão số 1 năm 2016 tháng 8/2016 | Cấp độ 3 | Cấp 10 giật cấp 11 | Tốc mái 300 ngôi nhà tại huyện Na Rì |
| x |
|
2. Mưa lớn
Mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ATNĐ; rãnh thấp, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp hội tụ gió trên cao; không khí lạnh bị nén bởi khối áp cao lục địa phía Bắc. Điển hình như trận mưa ghi nhận:
- Ngày 17/7/2006: Do ảnh hưởng của vùng thấp đẩy lên từ cơn bão BILIS, kết hợp với rãnh áp thấp có trục tây bắc - đông nam đi qua Bắc Bộ, toàn tỉnh có mưa to đến rất to gây lũ lớn, lũ quét dọc thượng nguồn sông cầu và trên nhiều sông suối tỉnh Bắc Kạn. Mưa tập trung trong ngày 17/7 với lượng phổ biến 188 - 439mm.
- Đêm và sáng ngày 30/5/2013: do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía tây bị nén kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, áp cao cận nhiệt đới nên trên toàn tỉnh nhiều nơi có mưa to đến rất to. Vùng mưa rất to tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Cầu và phía bắc tỉnh. Lượng mưa đo được dao động từ 177-320mm.
Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 2. Số đợt mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình: 03÷05 đợt/năm (lượng mưa >200 mm/đợt). Vùng bị ảnh hưởng toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Thời điểm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Mức độ thiệt hại | Chi tiết về lượng mưa | Mức độ dễ bị tổn thương | |||
Lượng mưa 24 giờ (mm) | Thời gian kéo dài (ngày) | Thấp | TB | Cao | |||
Hàng năm | 1 |
| 100-200 | 1-2 |
| x |
|
Ngày 16- 17/7/2006 | 2 | 9 người chết; thiệt hại nặng nề về kinh tế | 188-439 | 1-2 |
|
| x |
30/5/2013 | 2 | Chết 03 người; Thiệt hại về kinh tế 73 tỷ đồng | 177-320 | 1 |
|
| x |
Tháng 8/2013 | 2 | Thiệt hại về kinh tế 20 tỷ đồng | 100-200 | 2-4 |
|
| x |
29/7- 4/8/2015 | 2 | Thiệt hại về kinh tế 57 tỷ đồng | 100-200 | 8 ngày |
| x |
|
3. Lốc, sét, mưa đá
Lốc, sét, mưa đá thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đây là loại hình thiên tai gây chết người, gia súc, tốc mái, đổ nhà cửa, cây cối gây thiệt hại nặng về hoa màu. Điển hình trận mưa đá kèm theo lốc xoáy, dông, sét ngày 17/4/2012 đã làm 3 người bị thương, hư hỏng nhiều tài sản của nhân dân, thiệt hại về kinh tế khoảng 27,5 tỷ đồng; Trận lốc ngày 17/3/2018 gây thiệt hại 10 tỷ đồng trên địa bàn thành phố; trận mưa đá đêm 14/4/2018 và rạng sáng ngày 15/4 gây thiệt hại nặng tại các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, trong đó huyện Pác Nặm thiệt hại 1.271 ngôi nhà, nhiều hoa màu bị hư hỏng; gần 2.400 ha cây trồng thiệt hại, 950 tấn thóc bị ướt) thiệt hại về kinh tế 55 tỷ đồng; Trận mưa đá kèm theo gió lốc ngày 24-25/1/2020 làm hư hỏng 3.502 ngôi nhà, 140 ha cây trồng, thiệt hại về kinh tế 30 tỷ đồng; Hiện tượng sét đánh làm hỏng cơ sở hạ tầng, thiết bị, làm chết, bị thương nhiều người.
Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được: Cấp 2.
Số trận lốc, sét, mưa đá xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình:
- Lốc: 3 đến 7 trận/năm;
- Sét: 3 đến 5 trận/năm (thường đi kèm mưa dông, gây thiệt hại).
- Mưa đá: 01 đến 02 cơn/năm.
Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do lốc, sét, mưa đá và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Thời điểm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Loại hình | Mức độ thiệt hại | Khu vực ảnh hưởng | Mức độ dễ bị tổn thương | ||
Cao | TB | Thấp | |||||
17/4/2012 | 1 | Tố lốc, mưa đá | 3 người bị thương; hư hỏng 3000 nhà, 70ha cây trồng, thiệt hại 30 tỷ đồng; | Toàn tỉnh |
| x |
|
17/3/2018 | 1 | Gió lốc kèm mưa | Thiệt hại 450 nhà ở, 110 ha cây trồng, 50 ha ao nuôi, ước thiệt hại 10 tỷ đồng | TP Bắc Kạn |
| x |
|
2/8/2017 | 1 | Sét đánh | Chết 01 người | Ngân Sơn |
|
| x |
31/7/2018 | 1 | Sét đánh | Chết 01 người | Ngân Sơn |
|
| x |
14- 15/4/2018 | 2 | Mưa đá, kèm; theo gió lốc | Thiệt hại 1432 nhà, 2400ha cây trồng, ước thiệt hại 55 tỷ đồng | Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm |
|
| x |
10/9/2019 | 1 | Sét đánh | Bị thương 03 người | Chợ Đồn |
| x |
|
24- 25/1/2020 | 1 | Mưa đá, kèm- theo gió lốc | Thiệt hại 3502 nhà; 140 ha cây trồng thiệt hại 30 tỷ đồng | Toàn tỉnh |
|
| x |
12- 14/5/2020 | 2 | gió lốc, sét kèm mưa | Chết 02 người; bị thương 02 người; hư hỏng 1700 nhà; thiệt hại 8 tỷ đồng | Toàn tỉnh |
|
| x |
4. Lũ, ngập lụt
Do một số vùng thấp trũng, nằm cạnh sông Năng, Sông Cầu nên tình trạng ngập lụt hàng năm vân xảy ra, nhất là những đợt mưa lớn như năm 1990, 2002, 2008, 2013 làm ngập úng nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân; mực nước ngập cao nhất là năm 1986, 1990, 2006 với mực nước tại Cầu Phà đều trên báo động III từ 0,5 đến 2,6m. Ngoài ra, những năm gần đây có:
- Năm 2009: trên sông Cầu mực nước đỉnh lũ tại Thác Giềng đạt 99.18m, trên BĐIII 1,18m ngày 18/5; trên sông Năng tại Ba Bể mực nước đỉnh lũ 157.85m, trên BĐIII 1,35m ngày 04/7.
- Trận lũ ngày 30/5/2013 trên sông cầu mực nước đỉnh lũ tại Thác Giềng đạt 102.08m, trên BĐIII 3,58m.
- Trận lũ ngày 20/7/2014 trên sông cầu mực nước đỉnh lũ tại Thác Giềng đạt 99.78m, trên BĐIII 1,28m.
Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được do lũ: Cấp 3. Vùng bị ảnh hưởng do lũ, ngập lụt: Thành phố Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông và huyện Na Rì.
Đánh giá cấp độ rủi ro do lũ, ngập lụt và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Năm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Sông Cầu | Sông Năng | ||||||
Mực nước lũ (theo cấp báo động) | Mức độ dễ bị tổn thương | Mực nước lũ (theo cấp báo động) | Mức độ dễ bi tổn thương | ||||||
Thấp | TB | Cao | Thấp | TB | Cao | ||||
Hàng năm | 1 | I-II |
| X |
| I-II |
| x |
|
2006 | 3 | III+0,55- |
|
|
| >III |
|
| x |
2009 | 3 | II-III |
| X |
| II-III |
| X |
|
2013 | 3 | >III +3,58 m |
|
| X | >III +1m |
|
| X |
2014 | 3 | III+1,58m |
| X |
|
|
| X |
|
5. Lũ quét, Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
Do mạng lưới sông suối nhiều nên lũ quét là loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Điển hình là trận lũ quét xảy ra ngày 30/5/2013 gây thiệt hại nặng về người, tài sản và hoa màu, thiệt hại ước tỉnh hàng trăm tỷ đồng. Trận lũ quét và sạt lở đất ngày 04/7/2009 tại 02 xã Nhạn Môn và Công Bằng, huyện Pác Nặm làm chết và mất tích 13 người, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng trên 152 tỷ đồng. Trận lũ quét và sạt lở đất ngày 31/7/2010 tại 02 xã Mỹ Phương và xã Chu Hương làm 01 người bị thương, làm sập và cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình, ruộng nương của nhân dân.
Sạt lở đất, sụt lún thường xảy ra khi có mưa to hoặc dòng chảy mạnh. Sạt lở, sụt lún thường diễn ra ở các vùng sườn núi, sườn đồi dốc, nền đất yếu không ổn định. Sạt lở đất đã xảy ra tại khu vực đường giao thông hằng năm khi có mưa lớn. Đặc biệt là sạt lở sườn núi tại thôn Khên Lền, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm làm 13 người chết và mất tích năm 2009.
Cấp độ rủi ro cao nhất ghi nhận được do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 3. Vùng bị ảnh hưởng do lũ quét: Toàn tỉnh. Vùng thường bị ảnh hưởng: Các sườn dốc, các tuyến đường giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất đo mưa lũ hoặc dòng chảy và mức độ dễ bị tổn thương:
Năm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Tổng lượng mưa trong 24 giờ (mm) | Thời gian mưa trước đó (ngày) | Thiệt hại | Mức độ dễ bị tổn thương | ||
Thấp | TB | Cao | |||||
Hàng năm | 1 | 100-200 | 1-2 |
|
| X |
|
2006 | 3 | 188-439 | 1-2 | 9 người chết; thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu của nhân dân |
|
| X |
2009 | 3 | 200-400 | >2 | 152 tỷ đồng; 13 người chết, mất tích |
|
| X |
2013 | 3 | 177-320 | >2 | Thiệt hại về kinh tế: 20 tỷ đồng |
|
| X |
6. Nắng nóng
Nắng nóng, thường xuyên xảy ra vào các tháng 5, 6 hàng năm với nền nhiệt độ trong ngày từ 35°C đến 40°C. Các đợt nắng nóng điển hình từng xảy ra trên địa bàn tỉnh như: 2012, 2013. 2014, 2015 kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cá biệt có đợt kéo dài đến 10 ngày. Nhiệt độ cao nhất tại Chợ Rã đạt 40,5°C, thành phố Bắc Kạn đạt 39,8°C.
Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được: Cấp 1. Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do nắng nóng và mức độ dễ bị tổn thương:
Năm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Chi tiết về mức độ nắng nóng | Mức độ dễ bị tổn thương | |||
Nhiệt độ cao nhất (°C) | Thời gian kéo dài (ngày) | Thấp | TB | Cao | ||
Hàng năm | 1 | 35-37 | >3 |
| X |
|
2012 | 1 | 35.2 - 39.8 | 7 |
| X |
|
2017 | 1 | 35.2 - 39.6 | 6 |
| X |
|
2019 | 1 | 35.3 - 39.0 | 11 |
| X |
|
2020 | 1 | 35.8 - 37.3 | 6 |
| X |
|
2021 | 1 | 35.0 - 39.1 | 8 |
| X |
|
7. Hạn hán
Hạn hán thường xảy ra vào các tháng mùa khô trong năm: tháng 1, 2, 3, 10,11, 12. Trên địa bàn tỉnh hạn hán đã xảy ra vào cuối các năm 2000 đến nay với lượng mưa rất thấp, độ thiếu hụt nước trên 50% xảy ra trong 3 tháng liên tục. Mưa ít nhất là các năm 1977, 1987, 2011 với lượng mưa cả năm chỉ đạt xấp xỉ 70%, vào mùa khô hạn thì lượng mưa chỉ đạt 50 đến 60%.
Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do hạn hán: Cấp 1. Vùng bị ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do hạn hán và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Năm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Chi tiết về mức độ nắng nóng | Mức độ dễ bị tổn thương | |||
Nhiệt độ cao nhất (°C) | Thời gian kéo dài (ngày) | Thấp | TB | Cao | ||
Hàng năm | 1 | 35 - 37 | >3 |
| x |
|
2012 | 1 | 35,2 - 39,8 | 7 |
| x |
|
2017 | 1 | 35,2 - 39,6 | 6 |
| x |
|
2019 | 1 | 35,3 - 39,0 | 11 |
| x |
|
2020 | 1 | 35,8 - 37,3 | 6 |
| x |
|
2021 | 1 | 35,0 - 39,1 | 8 |
| x |
|
8. Rét hại, sương muối
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã ghi nhận những đợt rét hại kéo dài điển hình là đợt rét hại lịch sử kéo dài liên tục như năm: 2008, 2010, 2012, 2014. Mỗi đợt rét kéo dài khoảng từ 5 đến 10 ngày, cá biệt có những đợt kéo dài đến 93 ngày tại Ngân Sơn, 71 ngày tại Bắc Kạn (năm 2012), nhiệt độ thấp nhất tại Ngân Sơn - 0,6°C, Bắc Kạn 1,4°C.
Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do rét hại, sương muối: Cấp 2; vùng ảnh hưởng: vùng núi cao. Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do rét hại, sương muối: Cấp 1; vùng ảnh hưởng: Toàn tỉnh.
Đánh giá cấp độ rủi ro do rét hại, sương muối và mức độ dễ bị tổn thương như sau:
Năm xảy ra | Cấp độ rủi ro | Nhiệt độ trung bình ngày (°C) | Thời gian kéo dài (ngày) | Thiệt hại | Mức độ dễ bị tổn thương | ||
Thấp | TB | Cao | |||||
2008 | Cấp 2 | 4°C- 7,3°C | Từ 27/4 đến 4/2 tại huyện Ngân sơn nhiệt độ 6,2°C-12,4°C | Khoảng 25 ha lúa xuân sớm, ngô bị chết rét | x |
|
|
2010 |
| Dưới 10°C | Từ tháng 1 đến đầu tháng 2 |
| x |
|
|
2011 |
| Dưới 13°C | Tháng 1 | 10 ha lúa xuân sớm tại xã Ba Bể bị chết rét | x |
|
|
2012 |
| 5°C- 7°C | Tháng 1,2 (5- 7) ngày) |
|
|
|
|
2013 |
| 7°C-9°C | Tháng 1 (5-7) ngày) |
| x |
|
|
2014 | Cấp 1 | 6.8 °C-11,9°C | Tháng 1,2 (16) ngày) |
|
|
|
|
2015 | Cấp 1 | 8,3°C - 12°C | Tháng 1 (13 ngày) |
| x |
|
|
2016 | Cấp 1 | 4,0°C- 12, 6°C | Tháng 1,2 (20 ngày) | 537 con gia súc bị chết rét |
| x |
|
2017 |
| 10°C -12°C | Tháng 1 (3-5 ngày) |
| x |
|
|
2018 | Cấp 1 | 6,7°C -12.4°C | Tháng 1,2 (18 ngày) | 128 con gia súc bị chết rét |
| x |
|
2019 |
| 11°C-12°C | Tháng 1 (3-5 ngày) | 55 con gia súc bị chết rét |
| x |
|
2020 |
| 9°C-13°C | Tháng 1 (3-5 ngày) |
| x |
|
|
Phụ lục 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
1.1. Biện pháp phi công trình
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý thiên tai.
- Rà soát phương án ứng phó thiên tai, Quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai phù hợp với điều kiện từng vùng trong tỉnh.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo.
- Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng.
- Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai ở quy mô cấp huyện ứng với một số kịch bản và cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể.
- Sản xuất nông nghiệp an toàn trước thiên tai, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.
(Chi tiết biện pháp phi công trình tại biểu 07)
1.2. Biện pháp công trình
- Xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, công trình thủy lợi.
- Xây dựng, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng, nâng cấp công trình giao thông kết hợp phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng cấp, thoát nước.
- Xây dựng các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ suối theo kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 06/10/2021 phòng chống sạt lở bờ sông, suối tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2030 và được rà soát cập nhật hằng năm.
- Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm.
- Lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án tại địa phương.
(Chi tiết biện pháp công trình tại biểu 08)
2. Biện pháp ứng phó
2.1. Các biện pháp chung
Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; phân giao trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai của Ủy ban nhân dân các cấp. Xây dựng các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường gặp xảy ra, trong đó chủ yếu tập trung các loại hình thiên tai chính: Đối với bão, mưa, lũ lớn, ngập lụt; sạt lở đất lũ quét; lốc, sét; hạn hán; rét hại; một số biện pháp chung trong ứng phó như sau:
- Tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình về dự báo, cảnh báo thời gian có khả năng xuất hiện thiên tai, thời tiết nguy hiểm.
- Đôn đốc nhân dân chằng chống nhà cửa, chuồng trại (đối với bão, gió lốc), sơ tán các hộ có nguy cơ cao ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở an toàn theo phương án đã xây dựng; cắt tỉa cành cây, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản.
- Chỉ đạo nhân dân thu hoạch sớm hoa màu, lúa, thủy sản để giảm thiểu thiệt hại khi có mưa lũ, lốc xảy ra.
- Chỉ đạo việc giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào các tuyến đường bị ngập sâu, các cống ngầm qua đường; khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất và các khu vực nguy hiểm khác.
- Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ phù hợp với khả năng nguồn nước; Nghiên cứu loại cây chống chịu với thiên tai: Nghiên cứu loại cây trồng có khả năng chịu ngập nước dài, hạn hán, rét hại.
- Chỉ đạo việc kiểm tra các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, hoàn thiện hệ thống kênh phục vụ tưới tiêu, quản lý phân phối nước tưới luân phiên, tiết kiệm nước, thực hiện bơm chống hạn ở những vùng có điều kiện đảm bảo nguồn nước chống hạn.
- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá, xác định nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai.
- Các biện pháp kỹ thuật khác: Quy hoạch nhà kính, nhà lưới..., áp dụng các biện pháp nông nghiệp xanh, sạch để giảm thiểu thiệt hại.
- Triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước.
2.2. Các biện pháp ứng phó một số loại hình thiên tai cụ thể
- Đối với lũ, ngập lụt
+ Rà soát, vận hành hồ chứa xả lũ theo quy trình đảm bảo an toàn cho hạ du và công trình.
+ Xây dựng bản đồ rủi ro lũ lụt hạ du các hồ chứa, vùng trũng, vùng ven sông, ven biển tương ứng với các kịch bản lũ lụt khác nhau.
+ Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm cho khu vực nguy hiểm.
+ Đối với khu vực dân cư tăng cường khả năng tiêu thoát nước của hệ thống bằng cách nâng tần suất tính toán mưa tiêu thiết kế; tính toán năng lực tiêu của hệ thống tiêu hiện tại khi mở rộng thành phố hay giảm diện tích hồ điều hòa, san lấp các khu vực ngập nước.
+ Quản lý khôi phục rừng đầu nguồn, các hồ chứa thượng nguồn không làm mất cân bằng bùn cát trong quá trình thi công và vận hành.
+ Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ, ngập lụt, nước dâng.
+ Bố trí các khu vực phân lũ, chậm lũ, chủ động làm giảm cường độ lũ xuống hạ du.
+ Nâng cao cốt nền xây dựng: Dựa vào trận lũ lịch sử đã xảy ra trong khu vực để tính toán chiều cao của cốt nền xây dựng.
+ Khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát lũ: Tham khảo phương án trong quy hoạch phòng chống lũ để xác định vị trí sẽ phải nạo vét nhằm tăng mặt cắt thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt.
+ Làm các công trình cầu quy mô nhỏ, cầu tạm để qua các suối, khu vực ngập sâu, thay thế các tràn, ...
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra, đo đạc, giám sát an toàn hồ chứa.
+ Đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình đê điều, hồ đập đảm bảo tần suất chống lũ thiết kế và vận hành an toàn.
- Đối với Bão, ATNĐ
+ Xây dựng nhà ở an toàn chống gió lớn, gió giật; Xây dựng các nhà tránh trú, cộng đồng an toàn.
+ Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro bão và ngập lụt do bão mạnh, siêu bão gây ra để có các phương án ứng phó kịp thời.
+ Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, nhất là khu vực có nguy cơ cao.
- Đối với sạt lở đất, lũ quét
+ Sử dụng các kết quả bản đồ đánh giá rủi ro để xác định các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
+ Tăng cường công tác dự báo mưa: Bổ sung các trạm đo mưa, tăng độ chính xác của bản tin dự báo mưa; sử dụng các công nghệ tiên tiến cảnh báo sớm.
+ Công tác thông tin, truyền tin, cảnh báo sớm đến người dân; tổ chức cắm các biển hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm.
+ Tiến hành quy hoạch sử dụng đất để phục vụ công tác di dời người dân, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, bố trí dân cư an toàn gắn với sinh kế bền vững.
+ Tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân để phòng tránh, giảm thiểu.
+ Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
+ Đối với các khu có mật độ dân cư cao, các công trình lịch sử, hạ tầng cơ sở quan trọng có thể được bảo vệ bằng hệ thống tường kè bao kết hợp các rãnh thoát nước.
+ Lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo đạc, ống thu nước ngầm tại các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất.
- Đối với lốc, sét, mưa đá
+ Hướng dẫn người dân tăng cường nhận thức, kiến thức để phòng tránh, lựa chọn mô hình, vật liệu nhà an toàn.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo; hệ thống thu sét.
+ Xây dựng các công trình nhà ở an toàn chống lốc, sét, mưa đá.
- Đối với hạn hán
+Tăng cường công tác dự báo dài hạn để có các phương án phòng tránh: có biện pháp an toàn cho người và vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Công tác thông tin, truyền thông xuống cộng đồng để người dân chuẩn bị trữ nước sinh hoạt.
+ Khơi thông dòng chảy xây dựng đập tạm, nạo vét hệ thống kênh mương.
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi.
+ Xây dựng hệ thống tưới tự động, tưới tiên tiến tiết kiệm nước.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả, tái thiết
- Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu gồm:
+ Lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế tổ chức cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm về tính mạng, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương.
+ Lập các trạm cấp cứu lưu động hoặc phối hợp với địa phương trưng dụng các cơ quan, trường học cơ sở y tế tại các khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận và sơ, cấp cứu người bị nạn.
+ Xác định đối tượng, xây dựng biện pháp cứu trợ, hỗ trợ.
+ Xây dựng các lán trại tạm thời cho người bị mất nhà cửa, tiến hành cấp phát lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ gồm:
+ Tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, xác định nhu cầu hỗ trợ, đề xuất phương án khắc phục hậu quả kịp thời.
+ Đề xuất kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, giống cây trồng, vật nuôi để kịp thời ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất.
+ Vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
+ Huy động lực lượng, đề xuất giải pháp khôi phục, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, công trình công cộng.
- Xây dựng tái thiết gồm:
+ Hỗ trợ người dân bị thiệt hại về người, dân sinh, sản xuất theo quy định.
+ Phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị thiệt hại sau thiên tai theo thứ tự ưu tiên.
+ Tổ chức rà soát lại cấp độ rủi ro của loại hình thiên tai vừa xảy ra so với kết quả đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
+ Tổ chức thực hiện các dự án, chương trình theo kế hoạch cập nhật mới, trong đó có dự án bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Biểu 07: BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH
STT | Nhiệm vụ cụ thể | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian thực hiện |
I. | Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách |
|
|
|
|
1 | Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với điều kiện địa phương; có chế tài để thực thi hiệu quả các quy định pháp luật trong phòng, chống thiên tai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. | Các đơn vị, địa phương |
| Hoạt động triển khai thực hiện | 2021-2025 |
3 | Rà soát, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định và xây dựng lộ trình kiểm soát việc đầu tư công trình hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai. | Sở Xây dựng | Các đơn vị, địa phương liên quan | Văn bản | 2021-2025 |
4 | Đề xuất các giải pháp phòng, chống ngập lụt cho các khu vực dân cư, đô thị có nguy cơ cao đặc biệt là chống ngập úng cho thành phố Bắc Kạn đảm bảo hoàn thiện hệ thống công trình kè trên sông cầu, hệ thống tiêu thoát nước và các sông trên địa bàn tỉnh; | Các đơn vị, địa phương liên quan |
| Giải pháp | 2021-2025 |
5 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dự báo đặc biệt là phát triển phần mền quản lý công trình phòng chống thiên tai, đo mưa; tính toán mưa trên các lưu vực hồ lớn để đưa ra cảnh báo lũ và an toàn công trình. | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở NN và PTNT | Các đơn vị, địa phương liên quan | phần mền quản lý | 2021-2025 |
6 | Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất; Phê duyệt và tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. | Sở NN và PTNT | Các đơn vị, địa phương liên quan | Văn bản | 2021-2025 |
7 | Rà soát các điểm sạt lở, có nguy cơ sạt lở, lũ quét để lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét sạt lở đất; | Sở NN và PTNT; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị, địa phương liên quan | Bản đồ rủi ro, danh điểm có nguy cơ thiên tai cao; | 2021-2025 |
8 | Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác phòng chống thiên tai của tỉnh ban hành, trong đó tập trung vào các hoạt động kết nối trực tuyến, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. | Sở NN và PTNT; các đơn vị được phân công trong kế hoạch 510/KH- UBND ngày 12/8/2021 | Các đơn vị, địa phương liên quan | Hoạt động triển khai, kết quả nâng cao nhận thức cộng đồng | 2021-2025 |
9 | Hoàn thiện, sửa đổi các quy định, hướng dẫn về Quỹ phòng, chống thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo Luật và Nghị định mới. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị, địa phương liên quan | Quyết định; quy định | 2021-2025 |
II. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý thiên tai |
|
|
|
| |
1 | - Kiện toàn, nâng tầm hoạt động của Ban chỉ huy về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên Ban Chỉ huy các cấp trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. | Các đơn vị, địa phương liên quan |
| Quyết định kiện toàn; Văn bản liên quan | 2021-2025 |
2 | - Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về PCTT các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật PCTT. | Sở NN và PTNT; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị, địa phương liên quan | Phòng, cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai | 2021-2025 |
3 | Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng PCTT. | Sở NN và PTNT; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị, địa phương liên quan | các lớp đào tạo tập huấn; đội ngũ cán bộ được nâng cao năng lực | 2021-2025 |
4 | Triển khai xây dựng các quy định, quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh. | Sở NN và PTNT; | Các đơn vị, địa phương liên quan | Văn bản triển khai | 2021-2025 |
5 | Củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã đảm bảo hiệu quả phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai. | Sở NN và PTNT; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị, địa phương liên quan | đội xung kích được kiện toàn, nâng cao năng lực | 2021-2025 |
6 | Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ nhất là đối với Văn phòng thường trực về phòng chống thiên tai cấp tỉnh phục vụ chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực. | Sở Nông nghiệp và PTNT; | Các đơn vị, địa phương liên quan | Cơ sở, trang thiết bị | 2021-2025 |
III | Rà soát phương án ứng phó thiên tai, Quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai phù hợp với điều kiện từng vùng trong tỉnh: |
|
|
|
|
1 | Xây dựng phương án ứng phó rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và rà soát hàng năm phù hợp với từng loại hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn thành phố; | Sở Nông nghiệp và PTNT; | Các đơn vị, địa phương liên quan | Phương án, | 2021-2025 |
2 | Rà soát, phối hợp rà soát quy hoạch đã quá 5 năm cần bổ sung, cập nhật để quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế của tình (quy hoạch thủy lợi; quy hoạch đê điều, quy hoạch thoát nước...); và triển khai thực hiện, | Các đơn vị liên quan | các địa phương | Quy hoạch | 2021-2025 |
3 | Xây dựng phương án, đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du cho tất cả các hồ chứa được quy định phải xây dựng. | Sở Nông nghiệp và PTNT; | Các đơn vị, địa phương liên quan | Phương án; quy trình vận hành | Hằng năm |
4 | Xây dựng hoàn thiện và rà soát phương án ứng phó thiên tai ứng với cấp độ rủi ro thiên tai các cấp huyện, xã, kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp, huyện xã. | UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường thị trấn | phòng ban liên quan | Phương án; kế hoạch | 2021-2022 |
IV | Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo |
|
|
|
|
1 | Trang bị các thiết bị phù hợp, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị, địa phương liên quan | Trang thiết bị; hệ thống phần mềm | 2021-2025 |
2 | Xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ dự báo thiên tai khí tượng thủy văn, hệ thống mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu ứng với từng thời kỳ; xây dựng hệ thống cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng; đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai (lũ, ngập lụt, sạt lở). | Sở Tài nguyên và môi trường; Đài Khí tượng Thủy Văn | Các đơn vị, địa phương liên quan | hệ thống cảnh báo, dự báo | 2021-2025 |
3 | Tăng cường, cải tiến, chi tiết hóa các bản tin dự báo phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và PCTT nhằm giảm chi phí đầu tư và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. | Sở Tài nguyên và môi trường; Đài Khí tượng Thủy Văn | Các đơn vị, địa phương liên quan | Bản tin dự báo cảnh báo | 2021-2025 |
4 | Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học trong công tác dự báo, cảnh báo tự động đến chính quyền các cấp và người dân. | Sở Tài nguyên và môi trường; Đài Khí tượng Thủy văn | Các đơn vị, địa phương liên quan | ứng dụng | 2021-2025 |
5 | Xây dựng công nghệ dự báo đảm bảo an toàn hồ chứa | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị, địa phương liên quan | hệ thống cảnh báo, dự báo | 2021-2025 |
V | Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng |
|
|
|
|
| Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12/08/2021 về Thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; | Các đơn vị, địa phương liên quan | Các đơn vị, địa phương liên quan | Hoạt động triển khai, | 2021-2025 |
VI | Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai ở quy mô cấp huyện ứng với một số kịch bản và cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể |
|
|
|
|
| Tổ chức các cuộc diễn tập có sự tham gia của cộng đồng ở quy mô cấp huyện ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể, đối với các loại hình thiên tai có mức độ thiệt hại lớn về người và tài sản như lũ quét, sạt lở đất, gió lốc mưa đá... | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | Các đơn vị, địa phương liên quan | Cuộc diễn tập | 2021-2025 |
| - Thực hiện tại huyện Na Rì (320 người tham gia) |
|
|
| 2022 |
| - Thực hiện tại huyện Pác Nặm (300 người tham gia) |
|
|
| 2023 |
| - Thực hiện tại huyện Ngân Sơn (340 người tham gia) |
|
|
| 2024 |
VII | Sản xuất nông nghiệp an toàn trước thiên tai, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. |
|
|
|
|
1 | Các dự án điều chỉnh sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại về người, đảm bảo sinh kế bền vững phù hợp hoặc thích ứng với loại thiên tai từng khu vực. | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các đơn vị, địa phương liên quan | Dự án | 2021-2025 |
2 | Tăng độ che phủ rừng đầu nguồn nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, chống hạn hán, xói lở hạ du. | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các đơn vị, địa phương liên quan | Tỷ lệ che phủ rừng | 2021-2025 |
3 | Chuẩn bị phương án 4 tại chỗ để có biện pháp bảo vệ rừng khi có thảm họa cháy rừng xảy ra trong đó có tác nhân do thiên tai hạn hán, nắng nóng. | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh | Các đơn vị, địa phương liên quan | hoạt động bảo vệ | hằng năm |
Danh mục dự án | Địa điểm xây dựng | Nhiệm vụ, mục tiêu của | Quyết định đầu tư | Vốn đã được bố trí | Nhu cầu kinh phí dự kiến (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Đơn vị thực hiện | |||
Số QĐ | TMĐT | Tổng số | Trong đó: | |||||||
TW | ĐP, khác | |||||||||
Cầu vượt dòng thôn Khuổi Sluôn, xã Dương Sơn, huyện Na Rì | Xã Dương Sơn, huyện Na Rì | Phục vụ nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ |
|
|
| 10,0 |
| 10,0 | Ngân sách tỉnh, huyện | UBND huyện Na Rì |
Cầu Nà Mực, xã Văn Minh, huyện Na Rì | Xã Văn Minh, huyện Na Rì | Phục vụ nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ |
|
|
| 9,0 |
| 9,0 | Ngân sách tỉnh, huyện | UBND huyện Na Rì |
Cầu bản bê tông cốt thép tại lý trình Km8+432 thuộc tuyến đường từ xã Lương Bằng đi Tuyên Quang | Xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn | Phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa được an toàn; tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác nông lâm sản, buôn bán hàng hóa của các nhân dân trồng khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
|
|
| 4,0 |
| 4,0 | Cân đối ngân sách tỉnh | UBND huyện Chợ Đồn |
Cầu Mảy Van và Cầu Slam Coóc, huyện Ngân Sơn | Huyện Ngân Sơn | Đảm bảo kết nối tuyến đường từ các thôn, bản đến trung tâm hành chính, trường học được an toàn, thông suốt trong mùa mưa lũ phục. Góp phần cải thiện, hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông theo quy hoạch của huyện |
|
|
| 7,8 |
| 7,8 | Cân đối ngân sách tỉnh và cân đối ngân sách huyện | UBND huyện Ngân Sơn |
Xây dựng hạ tầng vùng dân cư đặc biệt khó khăn, có nguy cơ sạt lở cao thôn bản Cháo, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới | Xã Yên Cư, huyện Chợ Mới | Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, hoàn thành cơ sở hạ tầng và bố trí ổn định dân cư cho các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao tại thôn Bản Cháo, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. | 417/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 | 13,0 | 12,0 | 13,0 | 12,0 | 1,0 | Nguồn dự phòng Ngân sách TW và ngân sách huyện | UBND huyện Chợ Mới |
Xử lý sạt lở đường liên xã Cao Kỳ - Thanh Vận, huyện Chợ Mới | Huyện Chợ Mới | Khắc phục hậu quả lụt bão, đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt trên tuyến đường liên xã Cao Kỳ - Thanh Vận, huyện Chợ Mới. | 426/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 7,0 | 6,0 | 7,0 | 6,0 | 1,0 | Nguồn Ngân sách TW và ngân sách huyện | UBND huyện Chợ Mới |
Xây dựng công trình vượt dòng khắc phục hậu quả lụt bão, đảm bảo giao thông ĐT.258B | Huyện Pác Nặm | Đảm bảo giao thông tuyến đường ĐT.258B phục vụ phòng, khắc phục hậu quả, cứu hộ, cứu nạn | 423/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 92,6 | 84,5 | 92,6 | 84,5 | 8,1 | Nguồn vốn dự phòng ngân sách TW | Ban công trình giao thông tỉnh |
Khắc phục sạt lở khu dân cư Chùa Phố Cũ, Thị trấn Chợ Rã | Huyện Ba Bể | Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân khu vực Chùa Phố Cũ, huyên Ba Bể | 420/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 14,5 | 14,5 | 14,5 | 14,5 |
| Ngân sách TW | UBND huyện Ba Bể |
Kè khắc phục sạt lở bờ sông Bắc Giang đoạn qua trường THCS Nội trú và trường THCS | Thị trấn Yến Lạc, huyên Na Rì | Phòng, chống lũ, ổn định dòng chảy, bảo vệ an toàn trường học, an toàn tính mạng của học sinh, giáo viên, thoát lũ nhanh hơn. | 418/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 14,9 | 14,0 | 14,9 | 14,0 | 0,9 | Ngân sách TW và ngân sách huyện | UBND huyện Na Rì |
Sửa chữa, cải tạo hạng mục có nguy cơ mất an toàn cao trường PTDT Nội trú tỉnh Bắc Kạn | TP Bắc Kạn | Đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh của Trường PTDT nội trú. Hoàn thiện cơ sở vật chất, dần đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường, tiến tới đạt chuẩn quốc gia | 424/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 10,0 | 10,0 | 10,0 | 10,0 |
| Ngân sách TW | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh |
Xử lý sạt lở đường huyện ĐH.21, huyện Ngân Sơn | Huyện Ngân Sơn | Phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt bão, đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt trên tuyến đường huyện ĐH.21, huyện Ngân Sơn. | 425/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 6,5 | 6,0 | 6,5 | 6,0 | 0,5 | Ngân sách TW và ngân sách huyện | UBND huyện Ngân Sơn |
Kè chống xói lở cánh đồng Nà Tẩu, xã Yên Phong | Huyện Chợ Đồn | Xây dựng kè chống xói lở bờ bảo vệ 5,18 ha ruộng và các công trình cơ sở hạ tầng khác | 419/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 | 3,0 | 3,0 | 3,0 | 3,0 |
| Ngân sách TW | UBND huyện Chợ Đồn |
Cầu vượt dòng thôn Khuổi Sluôn, xã Dương Sơn | huyện Na Rì | Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân; đảm bảo an toàn mùa mưa lũ |
|
|
| 17,6 |
| 17,6 | Ngân sách tinh,huyện | UBND huyện Na Rì |
Xây dựng hạ tầng các khu dân cư đồng bào Mông (giai đoạn 2) | huyện Pác Nặm | Hoàn thành cơ sở hạ tầng bố trí dân cư bị ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai cần di dời khẩn cấp, nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho người dân yên tâm phát triển sản xuất, ổn định đời sống. | số 574/QĐ- UBND ngày 29/4/2021 | 20,6 |
| 20,6 | 20,6 |
| Ngân sách TW | Ban giao thông tỉnh |
Dự án Khắc phục khẩn cấp vùng sạt lở đất xã Cổ Linh | huyện Pác Nặm | Bố trí ổn định cho 20 hộ dân bị ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai | 75/NQ- HĐND ngày 06/8/2021 | 21,8 |
| 21,8 | 21,8 |
| Ngân sách Trung ương, tỉnh | BQLDA ĐTXD tỉnh |
Kè chống xói lở bờ sông | Thị trấn Nà Phặc | Bảo vệ 38 hộ dân, khoảng 10,5ha đất lúa và các công trình hạ tầng trong khu vực |
|
|
| 100 | 100 |
|
|
|
Khắc phục sạt lở bờ suối Tà Nghè | TT Chợ Rã, huyện Ba Bể | Bảo vệ 11 hộ dân, và các công trình hạ tầng trong khu vực. |
|
|
| 20 | 20 |
|
|
|
Kè chống sạt lở Bờ sông Năng | Huyện Ba Bể | Chống sạt lở bờ; bảo vệ dân cư, đất đai và các cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải tạo môi trường, sinh thái. |
|
|
| 120 | 120 |
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
| 553,1 | 493,2 | 59,9 |
|
|
(Ngoài ra thực hiện đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai theo Kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Phòng chống sạt lở bờ sông, suối tỉnh Bắc Kạn, theo Quy hoạch khi được phê duyệt và rà soát cập nhật hằng năm cho phù hợp với thực tế).
- 1Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 171/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 104/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Kế hoạch 1754/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Kế hoạch 790/KH-UBND năm 2021 phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 790/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định