Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND | Quận 11, ngày 17 tháng 4 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI QUẬN 11 GIAI ĐOẠN 2018-2020
- Căn cứ kế hoạch số 7309/KH-UBND ngày 27/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020.
- Căn cứ kế hoạch số 17/KH-CCDS ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai tránh thai năm 2018.
Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại quận 11, giai đoạn 2018-2020 như sau:
I. TÌNH HÌNH CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN:
1.1. Cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT):
- Cung cấp phương tiện tránh thai không thu tiền (miễn phí): Vòng tránh thai được thực hiện cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu sử dụng. Thuốc tiêm, thuốc cấy, thuốc uống và bao cao su tránh thai được cấp phát miễn phí cho người dân thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Trong 5 năm (2011 - 2015) có 9812 người đặt vòng, 67 người cấy, 2190 người tiêm, 9206 người sử dụng bao cao su và 6385 người sử dụng thuốc uống tránh thai.
- Phương tiện tránh thai được Nhà nước trợ giá: Kênh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai được triển khai từ năm 2012 thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ công tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình, cơ sở kinh doanh thuốc tân dược, phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa sản nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với các phương tiện tránh thai được nhà nước trợ giá. Trong 5 năm, Phòng Y tế đã phân phối 32.000 vỉ thuốc uống tránh thai và 16.000 chiếc bao cao su.
1.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản:
- Trên địa bàn quận, có 01 bệnh viện; 09 Phòng khám đa khoa; 320 cơ sở y tế tư nhân và 140 nhà thuốc đã cung cấp đa dạng, nhiều loại phương tiện tránh thai đến với các hộ gia đình.
- Hàng năm, Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế, Bệnh viện Quận cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản về kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản nhằm kịp thời truyền thông, cung cấp dịch vụ phương tiện tránh thai kịp thời, an toàn đến người dân.
- Tại Trạm Y tế 16 phường, nữ hộ sinh và y sĩ sản nhi được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản, có khả năng thực hiện kỹ thuật đặt/tháo vòng, tiêm thuốc tranh thai.
2. Đánh giá chung:
- Hoạt động xã hội hóa các phương tiện tránh thai bước đầu được sự quan tâm của các cấp và cộng đồng dân cư. Qua các đợt truyền thông, giới thiệu sản phẩm, người dân được tiếp cận với các phương tiện tránh thai xã hội hóa, từng bước chuyển đổi nhận thức thông qua việc tham gia chi trả khi áp dụng thực hiện các biện pháp tránh thai
- Trong quá trình triển khai xã hội hóa các phương tiện tránh thai, còn nhiều hộ gia đình và người dân còn nhận thức chưa cao về việc xã hội hóa, còn tâm lý trông chờ vào sự cấp phát miễn phí phương tiện tránh thai của các cơ quan nhà nước.
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân.
- Huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình DS-KHHGĐ.
- Đa dạng hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản, chú trọng vào các phương tiện tránh thai hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả, cụ thể như dụng cụ tử cung, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy và bao cao su.
- Tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản của người dân: Phấn đấu trên 95% cơ sở Y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và Trạm Y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.
III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Đa dạng hóa các phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS, các PTTT hiện đại có tác dụng và hiệu quả:
- Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS trên cơ sở huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân.
- Nâng cao năng lực cho các cơ sở Y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn.
- Khuyến khích và huy động các cơ sở Y tế ngoài công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Hàng năm, ngoài số PTTT được Thành phố cấp miễn phí, số lượng còn lại thông qua nguồn cung cấp các loại PTTT từ Ban quản lý Đề án 818 Trung ương và hình thức tiếp thị xã hội có trợ giá của nhà nước (do Tổng cục DS-KHHGĐ/BYT phân phối) để đảm bảo việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các loại PTTT theo nhu cầu thực tế của người dân trên địa bàn quận.
- Kinh phí mua các loại PTTT: Thanh toán theo giá được phân phối thực tế tại từng thời điểm theo văn bản chỉ đạo của Thành phố.
- Kinh phí bán các loại PTTT bằng giá mua vào cộng với chi phí tiếp nhận, quản lý, bảo quản, phân phối, bốc vác và vận chuyển PTTT đến người đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai theo quy định hiện hành.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; Thúc đẩy phát triển thị trường phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS:
- Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và thị trường cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, hậu cần của Đề án. Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời phương tiện tránh thai có chất lượng, quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình theo đúng quy định.
- Phối hợp với các Ban ngành, Đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, Trạm Y tế và các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản, cơ sở kinh doanh thuốc tân dược phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; Huy động đội ngũ cộng tác viên dân số-kế hoạch hóa gia đình trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về dân số - kế hoạch hóa gia đình và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình.
- Cử cán bộ y tế tham dự các lớp đào tạo, tập huấn thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản do Chi cục Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình tổ chức.
3. Đối tượng thụ hưởng: Người làm việc, người sinh sống trên địa bàn quận, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tổ chức và triển khai hướng thực hiện phân phối sản phẩm xã hội hóa; Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện; Giám sát và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc triển khai xã hội hóa tại địa phương về Chi cục DS-KHHGĐ.
- Phối hợp Bệnh viện, Trung tâm Y tế và Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ. Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện lồng ghép với việc giám sát hoạt động truyền thông xã hội hóa tại cộng đồng và được thực hiện đột xuất khi có vấn đề phát sinh cụ thể trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát đối với kênh phân phối xã hội hóa tại cộng đồng về việc bảo quản, vận chuyển, phân phối sản phẩm; đảm bảo các sản phẩm phương tiện tránh thai xã hội hóa đến đúng đối tượng, bán đúng giá theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn cán bộ chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
1.2. Trung tâm Y tế, Bệnh viện Quận: Phối hợp cùng Phòng Y tế đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục rộng rãi trong nhân dân về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình với những hình thức, nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Chỉ đạo các Trạm Y tế phường tham gia tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng phương tiện tránh thai với hình thức xã hội hóa.
1.3. Ủy ban nhân dân 16 phường: Xây dựng kế hoạch và tổ chức lồng ghép triển khai kế hoạch. Chỉ đạo đội ngũ cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về dân số - kế hoạch hóa gia đình và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình.
2. Thời gian thực hiện và chế độ báo cáo:
2.1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020.
2.2. Chế độ báo cáo: Báo cáo hàng quý (trước ngày 10 tháng cuối quý) gửi về Phòng Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Quận và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố.
- Nguồn ngân sách Trung ương: Các phương tiện tránh thai với hình thức xã hội hóa được Trung ương cung cấp theo phương thức phân phối về địa phương trước và thu hồi kinh phí theo định kỳ sau khi đã bán sản phẩm.
- Nguồn ngân sách địa phương: Nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm (nếu có) của quận và phường đối với công tác DS-KHHGĐ; kinh phí vận động xã hội hóa các phương tiện tránh thai năm 2018 tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại quận 11, giai đoạn 2018-2020. Đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các phường tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 324/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 324/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 79/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 17/04/2018
- Nơi ban hành: Quận 11
- Người ký: Trần Phi Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra