Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 785/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngay 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa.
- Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn toàn tỉnh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tăng cường hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt; quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa; gắn việc thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và tiến độ đề ra.
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, xả rác thải không đúng quy định.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về rác thải gắn với việc tổ chức Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày nước thế giới...
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại các địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng rác thải, sản phẩm nhựa, đẩy mạnh phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy”; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kiểm điểm, phê bình, xử lý các đơn vị, địa phương không thực hiện nghiêm túc;
- Xây dựng và thực hiện các hoạt động, phát động phong trào, sáng kiến về tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
2. Tăng cường công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải, kiểm soát rác thải nhựa
- Đẩy mạnh hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, đặc biệt là rác thải nhựa, rác thải tái chế, hạn chế sử dụng túi ni-lông khó phân hủy tại các cơ quan, công sở, nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng...
- Thường xuyên tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại các khu vực công cộng, kênh mương, đường giao thông...
3. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa
- Xây dựng quy định, cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư các dự án, cơ sở sản xuất hạn chế không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, sản xuất sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong, sản xuất và sinh hoạt nhằm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, sử dụng công nghệ tái chế, xử lý rác thải hiện đại, hạn chế phát tán các chất có hại ra môi trường.
III. GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
- Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, bố trí các thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị, nơi công cộng, khu vực dân cư; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, cần gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.
- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư về phân loại, thu gom, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy để bảo vệ môi trường.
- Đưa nội dung về phân loại, thu gom, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu chất thải nhựa là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, gia đình, công chức, viên chức và người lao động hằng năm.
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở tái chế, xử lý chất thải chấp hành nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Hằng năm phối hợp với Sở Tài chính rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế đầu tư các dự án sản xuất, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong đó có nội dung về rác thải nhựa.
- Hàng năm, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt, rác thải nhựa, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn, sự nghiệp môi trường hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; kiểm tra việc sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án xử lý rác thải; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh các cơ sở xử lý rác thải theo hình thức xã hội hóa và các hình thức đầu tư khác theo quy định.
- Chủ trì, phối với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan lựa chọn thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế chấp thuận đầu tư các dự án sản xuất, sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo thực hiện giảm thiểu, thu gom, tái chế chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, tăng cường bố trí thiết bị lưu chứa an toàn để thu gom, lưu giữ vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp; khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế túi ni-lông khó phân hủy và đồ nhựa dùng một lần từ nông sản.
2.5. Sở Y tế
Chỉ đạo thực hiện phân loại chất thải, giảm thiểu chất thải nhựa tại các bệnh viện, cơ sở y tế; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa là một tiêu chí đánh giá cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp.
2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác bảo vệ môi trường; tổ chức giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; triển khai phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” nhằm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa, túi- ni-lông khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
2.7. Sở Khoa học và Công nghệ
Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế nhựa trong sản xuất, kinh doanh; ưu tiên hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa.
2.8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố rà soát, bổ sung đưa nội dung thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là một trong tiêu chí đánh giá gia đình, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; chỉ đạo cụ thể việc giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy tại các nhà hàng, khách sạn, khu, điểm du lịch, cơ sở thể dục thể thao, các trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao.
2.9. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vận động, tuyên truyền, khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh cắt giảm sử dụng túi nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa, nilon, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện môi trường thay thế túi nilon; không cung cấp miễn phí túi ni-lông cho khách hàng; sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng.
- Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019 của Bộ Công Thương về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương;
2.10. UBND các huyện, thành phố
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại rác thải, chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội xây dựng phong trào chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
- Hàng năm bố trí kinh phí để hỗ trợ việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trong đó có rác thải nhựa.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng phát sinh các điểm đổ rác thải tự phát tại các xã trên địa bàn.
2.11. UBND cấp xã
- Giải quyết triệt để các điểm phát sinh rác thải tự phát trên địa bàn xã.
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp để thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương.
- Đối với các xã đã được đầu tư mô hình xử lý rác thải sinh hoạt, cần tổ chức vận hành đúng quy trình, đảm bảo hiệu quả xử lý rác thải.
- Chỉ đạo các thôn, tổ dân phố hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại rác tại nguồn, đưa nội dung về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa vào hương ước, quy ước và bình xét gia đình văn hóa.
1. Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nội dung Kế hoạch để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung của Kế hoạch và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thành phố đẩy mạnh xây dựng các chương trình truyền thông, tuyên truyền về công tác quản lý rác thải sinh hoạt; giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa.
3. Báo Bắc Kạn, Đài phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn tuyên truyền sâu rộng trong các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân về rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải nhựa nói riêng.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên thực hiện, đồng thời phát động nhân rộng các phong trào vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, hạn chế và dần thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi-ni-lông khó phân hủy trong các khu dân cư.
5. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 1867/CT-UBND năm 2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 6Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025"
- 7Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Kế hoạch 339/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhựa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Chỉ thị 08/CT-BCT năm 2019 về tăng cường biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành công thương do Bộ Công thương ban hành
- 2Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 1867/CT-UBND năm 2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025"
- 9Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Kế hoạch 339/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhựa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch 785/KH-UBND năm 2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 785/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đinh Quang Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra