- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Thông tư 13/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành lao động - thương binh và xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Nghị quyết 57/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 6Quyết định 68/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010
- 7Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7706/KH-UBND | Khánh Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015 định hướng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của UBND tỉnh; nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh ban hành kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:
- Kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020;
- Việc đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020 được tiến hành từ cơ sở đến huyện và tỉnh;
- Tổ chức Hội nghị sơ kết cấp tỉnh phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức; động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015; đồng thời rút kinh nghiệm những hạn chế tồn tại trong thời gian qua, đề ra những giải pháp thiết thực cho giai đoạn tiếp theo.
1. Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, đánh giá việc thực hiện 21 chỉ tiêu của 07 mục tiêu trong kế hoạch hành động giai đoạn 2012 - 2015 (theo từng chỉ tiêu cụ thể). Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm 04 năm thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh để rà sát, điều chỉnh các chỉ tiêu, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới (2016 - 2020).
2. Tham luận của cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác bình đẳng giới;
3. Phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh;
4. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
1. Đối với cấp xã; các huyện, thị xã, thành phố và các sở - ban - ngành, đoàn thể cấp tỉnh
Các đơn vị không tiến hành Hội nghị sơ kết, thực hiện báo cáo, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch hành động về bình đẳng giới; đồng thời phản ánh, xem xét, phân tích thêm những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới nảy sinh trong phạm vi quản lý của địa phương, đơn vị. Từ đó, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác bình đẳng giới của địa phương, đơn vị giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đạt mục tiêu về bình đẳng giới.
2. Đối với cấp tỉnh
- Tiến hành sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa dự kiến cuối tháng 11/2015.
- Thành phần tham dự Hội nghị sơ kết, gồm:
+ Đại diện lãnh đạo: Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố.
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
+ Đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng.
+ Các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương, của tỉnh và của ngành.
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đánh giá kết quả 04 năm thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2012 -2015, tổng hợp số liệu để sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch hành động về bình đẳng giới 2012 - 2015 tại địa phương.
Trên cơ sở báo cáo của các xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, tham mưu UBND cấp huyện báo cáo sơ kết, thống kê số liệu về việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới trên địa bàn 04 năm qua gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11/2015 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công chủ trì tổ chức thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa cần phải phối hợp với các đơn vị liên quan để báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong 04 năm như sau:
2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo Mục tiêu 2 với 03 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 45% trở lên cho mỗi giới (nam và nữ)
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt từ 40% trở lên vào năm 2015.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.
* Phối hợp với Công an tỉnh báo cáo Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 6: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
* Báo cáo chỉ tiêu 4 của Mục tiêu 7: Đến vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ hàng năm ít nhất một lần.
b) Đề xuất và hướng dẫn bình chọn các tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực trong công tác bình đẳng giới của tỉnh.
- Đối với hình thức khen thưởng là Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh: Chọn 10 tập thể và 10 cá nhân.
- Đối với hình thức khen thưởng là Bằng khen của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Trách nhiệm trong công tác tổ chức Hội nghị sơ kết:
- Tổng hợp báo cáo 05 năm thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa trước ngày 20/11/2015. Sau đó, hoàn chỉnh báo cáo trình UBND tỉnh trước ngày 25/11/2015.
- Tổng hợp hồ sơ khen thưởng các tập thể và cá nhân chuyển Ban Thi đua khen thưởng tỉnh;
- Chuẩn bị, in ấn và phát hành tài liệu cho đại biểu tham dự Hội nghị.
- Chủ trì phối hợp với: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nội vụ và Sở Tài chính:
+ Đề xuất các tập thể, cá nhân báo cáo tham luận điển hình thực hiện tốt công tác về công tác bình đẳng giới;
+ Đề xuất các hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới (theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội);
+ Đề xuất kinh phí tổ chức Hội nghị và khen thưởng trình UBND tỉnh phê duyệt;
+ Chuẩn bị Hội trường, âm thanh, trang trí, máy móc thiết bị liên quan và hậu cần cho Hội nghị;
+ Chuẩn bị bài phát biểu cho Lãnh đạo tỉnh;
+ Trình bày Báo cáo sơ kết 05 năm tại Hội nghị.
+ Điều hành, dẫn chương trình Hội nghị.
2.2. Sở Nội vụ
a) Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy báo cáo Mục tiêu 1 với 02 chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 35% trở lên.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
* Báo cáo Chỉ tiêu 2 của Mục tiêu 3: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015. Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015.
* Báo cáo Chỉ tiêu 3 của Mục tiêu 7: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 cấp tỉnh bố trí ít nhất 02 cán bộ; các huyện, thị xã, thành phố bố trí ít nhất cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
b) Trách nhiệm trong công tác tổ chức Hội nghị sơ kết:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập thủ tục khen thưởng theo tiến độ.
- Điều hành phần khen thưởng tại Hội nghị.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chỉ tiêu 2 của Mục tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015.
2.4. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chỉ tiêu 1 của Mục tiêu 3: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 95% đến năm 2015.
2.5. Sở Y tế báo cáo Mục tiêu 4 với 04 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 109 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống dưới 15/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 100% vào năm 2015.
- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 5/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
2.6. Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo Mục tiêu 5 với 02 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin được kiểm soát, loại trừ yếu tố định kiến giới.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa và Đài truyền thanh - Truyền hình ở địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
2.7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo 02 chỉ tiêu của Mục tiêu 6
- Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 45% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 75% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2.8. Sở Tư pháp báo cáo 02 chỉ tiêu của Mục tiêu 7
- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có 80% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.
2.9. Văn phòng UBND tỉnh
- Soạn thảo và phát hành thư mời tham dự Hội nghị sơ kết theo thành phần quy định;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị Hội trường âm thanh, trang trí, máy móc thiết bị liên quan và hậu cần cho Hội nghị.
2.10. Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí để tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2.11. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị tập hợp số liệu và tình hình để tổng hợp báo cáo việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh giai đoạn 2012 - 2015.
Các đơn vị thực hiện báo cáo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 3699/LĐTBXH-BĐG ngày 15/9/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về “Hướng dẫn thực hiện sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020” được gửi kèm theo Công văn số 6568/UBND-VX ngày 01/10/2015 về việc sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước ngày 25/11/2015 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thị xã, thành phố tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc./.
(Đính kèm các phụ lục)
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tình hình thực hiện chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn tới
(Áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể được giao thực hiện 5 mục tiêu của Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh)
Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2010
A. Đặc điểm tình hình triển khai thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ của địa phương, đơn vị.
- Hành lang pháp lý liên quan đến vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Nhận thức chung đối với việc thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
B. Tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong 10 năm qua.
I. Đánh giá tình hình thực hiện cả 05 mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 2657/KH-UBND đến năm 2010 (theo từng chỉ tiêu cụ thể):
1. Mục tiêu 1: “Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm” (Sở LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các sở-ngành liên quan)
2. Mục tiêu 2: “Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục” (Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các sở-ngành liên quan)
3. Mục tiêu 3: “Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe” (Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở-ngành liên quan)
4. Mục tiêu 4: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành” (Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở-ngành-đoàn thể liên quan)
5. Mục tiêu 5: “Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ” (Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh và các sở, ngành liên quan)
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục này:
- Trước khi đối chiếu, rà soát với các mục tiêu và chỉ tiêu đề nghị hệ thống lại các số liệu của từng năm (theo biểu mẫu phụ lục 1.1 đính kèm) để đánh giá đúng các chỉ tiêu đã đề ra đối với tỉnh Khánh Hòa.
- Việc đánh giá các mục tiêu và chỉ tiêu đạt được đến năm 2010, cần được đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương hoặc nhiệm vụ chuyên môn của địa phương, đơn vị và có so sánh với các chỉ tiêu chung của thành phố. Đặc biệt, cần xem xét đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các tác động khác đến việc thực hiện các chỉ tiêu này.
II. Kiểm điểm tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Chiến lược và Kế hoạch hành động cho các mục tiêu:
Lưu ý một số vấn đề sau:
- Nêu rõ các giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện; quá trình triển khai, kết quả hay đóng góp của các giải pháp đó trong quá trình thực hiện cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của sở-ngành và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
- Có giải pháp nào mới được triển khai không?
- Các giải pháp không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, vì sao?
- Cần đánh giá cụ thể về thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được phân công và các cơ quan liên quan đến quá trình thực hiện.
III. Đánh giá chung:
1. Những kết quả, mặt được và nguyên nhân.
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân.
3. Bài học kinh nghiệm.
4. Đề xuất kiến nghị (nếu có).
Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn tới
I. Dự báo những khó khăn, thách thức lớn.
II. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn tới:
1. Mục tiêu tổng quát;
2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực; trong đó cần chú trọng lồng ghép 8 lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới vào các mục tiêu, chỉ tiêu (số liệu được thể hiện theo biểu mẫu đính kèm).
3. Các giải pháp cần thực hiện trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu đã đề ra.
4. Phân công và chuẩn bị nguồn lực tổ chức thực hiện./.
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2015
(Áp dụng đối với các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh)
Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2006 - 2010
A. Đặc điểm tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ của địa phương, đơn vị.
- Hành lang pháp lý liên quan đến vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Nhận thức chung đối với việc thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
B. Tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong 05 năm qua.
I. Đánh giá tình hình thực hiện 05 mục tiêu, 28 chỉ tiêu của Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2006 - 2010.
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục này:
- Trước khi đối chiếu, rà soát với các mục tiêu và chỉ tiêu đề nghị hệ thống lại các số liệu của từng năm (căn cứ theo biểu mẫu đính kèm) để đánh giá đúng các chỉ tiêu đã đề ra.
- Việc đánh giá các mục tiêu và chỉ tiêu đạt được đến năm 2010, cần được đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương hoặc nhiệm vụ chuyên môn của địa phương, đơn vị và có so sánh với các chỉ tiêu chung của thành phố. Đặc biệt, cần xem xét đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các tác động khác đến việc thực hiện các chỉ tiêu này.
II. Kiểm điểm tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch hành động cho các mục tiêu:
Lưu ý một số vấn đề sau:
- Nêu rõ các giải pháp cụ thể đã được triển khai thực hiện; quá trình triển khai, kết quả hay đóng góp của các giải pháp đó trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của sở-ngành và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
- Có giải pháp nào mới được triển khai không?
- Các giải pháp không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, vì sao?
- Cần đánh giá cụ thể về thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được phân công và các cơ quan liên quan đến quá trình thực hiện.
III. Đánh giá chung:
1. Những kết quả, mặt được và nguyên nhân.
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân.
3. Bài học kinh nghiệm.
4. Đề xuất kiến nghị (nếu có).
Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ công tác vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2011 - 2015
I. Dự báo những khó khăn, thách thức lớn.
II. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2011 - 2015:
1. Mục tiêu tổng quát;
2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực; trong đó cần chú trọng lồng ghép 8 lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới vào các mục tiêu, chỉ tiêu (số liệu được thể hiện theo biểu mẫu đính kèm).
3. Các giải pháp cần thực hiện trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu đã đề ra.
4. Phân công và chuẩn bị nguồn lực tổ chức thực hiện./.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG NHÂN DỊP TỔNG KẾT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Căn cứ Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006). Đến nay, Kế hoạch hành động đã được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho phụ nữ Khánh Hòa phát triển, tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Để ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 nhân dịp tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, đồng thời động viên, khuyến khích các điển hình có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch hành động, việc khen thưởng trong dịp này phải đảm bảo chính xác, công bằng kịp thời theo đúng các quy định hiện hành về thi đua khen thưởng.
I. Đối tượng được bình xét khen thưởng.
1. Tập thể:
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh;
- Tập thể Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các đơn vị thuộc hoặc trực thuộc tỉnh.
2. Cá nhân:
- Thành viên, thư ký giúp việc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh;
- Thành viên, thư ký Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị thuộc hoặc trực thuộc tỉnh.
II. Tiêu chuẩn bình xét khen thưởng.
1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
1.1. Đối với tập thể:
- Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 đạt và vượt 100% chỉ tiêu đề ra; trong đó các chỉ tiêu sau là đặc biệt quan trọng:
+ Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết tạo việc làm mới;
+ Các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo;
+ Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý;
+ Các chỉ tiêu về tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Thực hiện tốt các giải pháp:
+ Lồng ghép giới trong Chương trình công tác của ngành và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong các công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng;
+ Có sáng kiến, giải pháp mới được áp dụng có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010;
+ Tổ chức công tác tổng kết Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 và gửi báo cáo tổng kết đúng thời hạn, đạt yêu cầu về chất lượng
- Có chương trình cụ thể và đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật bình đẳng giới và luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đã có kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước ngày 31/01/2010.
- Có quy chế và thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh; Hàng năm có báo cáo tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
1.2. Đối với cá nhân:
- Đã tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 5 năm trở lại đây, có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động; Tâm huyết với hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Đã được khen thưởng trong việc tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động nay lập thành tích mới cao hơn;
- Gương mẫu và nghiêm túc trong các hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; chỉ đạo, tham mưu thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ địa phương, đơn vị.
2. Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.1. Đối với tập thể:
- Đạt ít nhất 90% các chỉ tiêu trong Kế hoạch hành động của tỉnh, địa phương đề ra. Tuy nhiên, trong đó phải hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo; tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo và tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Có chương trình cụ thể để triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; có kế hoạch triển khai kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (ban hành theo Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 23/3/2010 của UBND tỉnh).
- Tổ chức tổng kết Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010 và gửi báo cáo tổng kết đúng thời hạn, đạt yêu cầu về chất lượng.
- Ban hành và triển khai nghiêm túc quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, theo yêu cầu của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Đối với cá nhân:
- Đã tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 3 năm trở lại đây; có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực trong thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh, địa phương.
- Tâm huyết với hoạt động về sự tiến bộ của phụ nữ; Gương mẫu và nghiêm túc trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Đối với cán bộ tham mưu, tư vấn về giới phải có những đóng góp tích cực trong công tác tham mưu, tư vấn về giới cho ngành, địa phương đạt hiệu quả thực tế, tham gia phối hợp tích cực với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh trong hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch hành động từ 03 năm trở lại đây.
- Có sáng kiến và tham mưu hiệu quả cho Ban lãnh đạo trong triển khai hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
III. Hồ sơ đề nghị khen thưởng.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo các quy định hiện hành. Bao gồm 04 bộ, mỗi bộ gồm:
- Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, trong đó ghi rõ số lượng và danh sách trích ngang đề nghị khen thưởng;
- Biên bản xét chọn, đề nghị khen thưởng (có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và Thư ký phiên họp);
- Báo cáo thành tích của các cá nhân và tập thể được đề nghị khen thưởng, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng trực tiếp quản lý (theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2008 hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội).
IV. Số lượng khen thưởng.
Để đảm bảo việc khen thưởng không quá tràn lan và xứng đáng với công lao đóng góp trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, đề nghị các địa phương, đơn vị rà soát và bình chọn những tập thể và cá nhân tiêu biểu nhất, đối chiếu theo các tiêu chuẩn khen thưởng quy định. Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, địa phương, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh và Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh tiếp tục bình xét đề nghị UBQG khen thưởng với số lượng theo đúng quy định đối với tỉnh Khánh Hòa:
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 01 tập thể và 02 cá nhân.
- Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 02 tập thể và 04 cá nhân
V. Thời gian đề nghị khen thưởng.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng của các địa phương, đơn vị gửi về Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh trước ngày 20/7/2010 (theo dấu bưu điện hoặc dấu văn bản đến)
- 1Quyết định 937/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020
- 4Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2017 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Thông tư 13/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành lao động - thương binh và xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Nghị quyết 57/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 6Quyết định 937/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 68/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa 5 năm 2006 - 2010
- 8Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020
- 10Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 11Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2017 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP do thành phố Cần Thơ ban hành
Kế hoạch 7706/KH-UBND năm 2015 sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 7706/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Duy Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định