Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6861/KH-UBND | Quảng Ninh,ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
- Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020”;
- Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 03/8/2015 của Văn phòng Chính phủ “V/v thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó khắc phục mưa lũ tại các Tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn trong đợt mưa lũ lịch sử năm 2015”;
- Văn bản số 2078/BXD-GD ngày 23/9/2015 của Bộ Xây dựng “V/v tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu”;
- Văn bản số 5594/UBND-QH2 ngày 23/9/2015 của UBND tỉnh "về tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu",
1) Mục tiêu chung:
Tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2) Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát, đánh giá, dự báo các khu vực đã, đang và có thể chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các giải pháp ứng phó và giảm nhẹ tác động của thiên tai, BĐKH và NBD.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
III. Nội dung, kế hoạch thực hiện:
1) Rà soát, đánh giá, dự báo, lập hệ thống bản đồ các khu vực đã, đang và có thể chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) trên địa bàn tỉnh; tính toán khả năng và mức độ thích nghi:
- Khu vực đất nông nghiệp có nguy cơ ngập úng;
- Khu dân cư, các dự án phát triển đô thị ở hạ lưu các hồ đập; khu vực thấp trũng; khu vực ven sông, ven biển có nguy cơ bị ngập lụt;
- Các khu vực chân núi, ven núi có nguy cơ sạt lở, lũ quét;
- Khu dân cư, các dự án phát triển ở sát các khu vực chân bãi thải, khai trường sản xuất than, khoáng sản;
- Khu dân cư, các dự án phát triển đô thị ở khu vực có nguy cơ chịu tác động cao của biến đổi khí hậu nước biển dâng.
2) Xác định nguyên nhân:
a) Nguyên nhân khách quan:
- Thời tiết diễn biến thất thường, cực đoan;
- Nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã là hiện hữu đối với cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng;
- Điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh (địa lý, khí hậu, địa hình) có tính chất đặc thù, tiềm ẩn nguy hiểm khi có mưa lớn (dòng chảy lớn, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập lụt...).
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước không đảm bảo tiêu thoát khi thời tiết diễn biến thất thường cực đoan (thiết kế; chưa tính toán đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Công tác nạo vét, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật- thoát nước, kè, cống... chưa thường xuyên);
- Các công trình xây dựng hiện hữu tại các sườn đồi dốc (đặc biệt là các công trình nhà ở riêng lẻ) tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt khi có mưa lớn;
- Công tác quản lý nhà nước đối với dòng chảy tại các sông, suối, mương thoát nước (kể cả trong đô thị và các khai trường sản xuất than) chưa tốt: Để dân lấn chiếm dòng chảy, mương thoát nước và các hệ thống thoát nước bị bồi lắng không được nạo vét thường xuyên, việc xử lý vi phạm các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa nghiêm...);
- Công tác quy hoạch, xây dựng khai trường sản xuất, xây dựng các bãi thải ngành than và bố trí dân cư ở đô thị chưa đồng bộ.
3) Các giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:
1. Tổ chức chặt chẽ, thường xuyên, liên tục theo dõi và dự báo thời tiết; cập nhật các số liệu mới nhất về điều kiện tự nhiên (cấp gió bão, áp lực và vận tốc gió, lưu lượng mưa, tần suất và lưu lượng lũ hàng năm...);
2. Chủ động phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong vùng mưa lũ (kể cả phương án di dời); kiên quyết di dời dân nếu có nguy cơ mất an toàn;
3. Điều chỉnh các quy hoạch đô thị, khu dân cư nông thôn và hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp;
4. Xem xét, hạn chế hoặc không quy hoạch cấp phép xây dựng công trình tại các khu vực sườn đồi có nguy cơ sạt lở, lũ quét khi mưa lớn; kiên quyết di dời dân ra khỏi các vị trí sườn dốc có nguy cơ sạt trượt;
5. Tính toán lưu vực (phải tính đến lưu lượng nước từ các sườn núi đổ xuống bên cạnh lưu lượng nước trên mặt bằng) tập trung rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi các công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo việc phân vùng, thoát lũ, chống ngập úng đô thị và chống trượt lở đất;
6. Đề xuất cốt nền và mật độ xây dựng phù hợp; kết cấu và kiến trúc công trình phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu chống chịu được gió, bão, lũ có cường độ lớn đối với các dự án phát triển đô thị tại khu vực thấp, trũng, ven biển có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
7. Nghiêm cấm việc xâm phạm; tăng cường bảo vệ và phát triển các vùng đệm và hệ sinh thái tự nhiên;
8. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố với các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (nhà máy nước sạch, trạm bơm, tuyến ống cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn...);
9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị: (1) Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế thay đổi địa hình. Nghiêm cấm việc tự ý đào núi; ngăn, lấp hoặc làm thay đổi các dòng chảy tự nhiên của sông suối; (2) Sớm điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than; lập quy hoạch xây dựng cho các vùng khai thác than; (3) Kết nối đồng bộ, hài hòa hạ tầng kỹ thuật giữa vùng khai thác than và đô thị; (4) Điều chỉnh hệ thống thoát nước trong các khu dân cư, khu đô thị để đảm bảo ứng phó với thoát nước khi có mưa lũ lớn xảy ra; (5) Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và việc xây dựng chương trình phát triển đô thị Quảng Ninh đến năm 2030, triển khai các chương trình phát triển đô thị của các địa phương, quy hoạch xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu;
10. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật: Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nạo vét sông, suối; hệ thống thoát nước đô thị; hệ thống thoát nước thải, kênh tiêu thoát nước;
11. Tăng cường kiểm tra và chuẩn bị trước các kịch bản để ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
12. Tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng làm cho người dân nhận thức rõ tác hại của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từ đó có nhận thức, nâng cao kỹ năng sống để bảo vệ chính mình và cho mọi người;
13. Quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn và tổ chức không gian đô thị theo hướng ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển đô thị theo đúng nội dung quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu đến 2020";
14. Xây dựng, thực hiện Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm của các địa phương (nội dung này Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo tại văn bản số 6287/UBND-QH2 ngày 19/10/2015);
15. Xây dựng đề án di dân tổng thể di dân ra khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm tỉnh Quảng Ninh năm 2016 và đến năm 2020;
16. Xây dựng đề án phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh đến 2030;
17. Quản lý quy hoạch xây dựng các khu vực ven biển theo Khoản 1 Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH131;
18. Đề xuất, nghiên cứu các đề tài khoa học, các giải pháp quy hoạch, thiết kế ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu:
+ Giải pháp quy hoạch các khu vực chịu tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu (khu dân cư ven sông suối, ven biển...);
+ Giải pháp kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Tiếp tục phối hợp với Tổ chức DWF thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh văn bản số 7424/UBND-XD3 ngày 26/12/2014: (1) Viết tập sách Atlas về nhà ở an toàn trong thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (khảo sát và đánh giá thực trạng nhà ở vùng bão, lụt; đưa ra giải pháp và thiết kế một số mô hình nhà ở phòng, tránh bão, lụt...); (2) Trình diễn thiết kế, xây dựng một mô hình nhà ở an toàn trong vùng bão, lụt trên địa bàn tỉnh (hỗ trợ cho một hộ gia đình trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà ở an toàn trong vùng bão, lụt); (3) Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã về kỹ thuật, giám sát, theo dõi việc xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; (4) Tổ chức chuyến thăm trao đổi và học hỏi thiết kế mẫu các công trình ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu;
+ Hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị. Hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị. Xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn;
+ Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin truyền thông về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới người dân, tăng cường phối hợp cộng đồng và các bên liên quan trong triển khai thực hiện;
+ Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.
TT | Nội dung | Đơn vị | Đơn vị | Thời gian thực hiện | |
1 | Rà soát, đánh giá, dự báo, lập hệ thống bản đồ các khu vực đã, đang và có thể chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) trên địa bàn tỉnh; tính toán khả năng và mức độ thích nghi: | UBND các địa phương | Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN | Năm 2015 | |
(1) Khu vực đất nông nghiệp có nguy cơ ngập úng; |
| Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN |
| ||
(2) Khu dân cư, các dự án phát triển đô thị ở hạ lưu các hồ đập; khu vực thấp trũng; khu vực ven sông, ven biển có nguy cơ bị ngập lụt; |
| Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN |
| ||
(3) Các khu vực chân núi, ven núi có nguy cơ sạt lở, lũ quét; |
| Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN |
| ||
(4) Khu dân cư, các dự án phát triển ở sát các khu vực chân bãi thải, khai trường sản xuất than, khoáng sản; |
| Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN và ngành than |
| ||
(5) khu dân cư, các dự án phát triển đô thị ở khu vực có nguy cơ chịu tác động cao của biến đổi khí hậu nước biển dâng |
| Sở Xây dựng, NNPTNT, TNMT, Giao thông, KHCN |
| ||
2 | Tổ chức chặt chẽ, thường xuyên, liên tục theo dõi và dự báo thời tiết; cập nhật các số liệu mới nhất về điều kiện tự nhiên (cấp gió bão, áp lực và vận tốc gió, lưu lượng mưa, tần suất và lưu lượng lũ hàng năm...); | Trung tâm khí tượng thủy văn | Các sở ngành và các địa phương | Thường xuyên, liên tục | |
3 | Chủ động phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong vùng mưa lũ (kể cả phương án di dời); kiên quyết di dời dân nếu có nguy cơ mất an toàn; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Thường xuyên, liên tục | |
4 | Điều chỉnh các quy hoạch đô thị, khu dân cư nông thôn và hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Năm 2015-2016 | |
5 | Xem xét, hạn chế hoặc không quy hoạch cấp phép xây dựng công trình tại các khu vực sườn đồi có nguy cơ sạt lở, lũ quét khi mưa lớn; kiên quyết di dời dân ra khỏi các vị trí sườn dốc có nguy cơ sạt trượt; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Năm 2015-2016 | |
6 | Tính toán lưu vực (phải tính đến lưu lượng nước từ các sườn núi đổ xuống bên cạnh lưu lượng nước trên mặt bằng) tập trung rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi các công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo việc phân vùng, thoát lũ, chống ngập úng đô thị và chống trượt lở đất; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Năm 2015-2016 | |
7 | Đề xuất cốt nền và mật độ xây dựng phù hợp; kết cấu và kiến trúc công trình phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu chống chịu được gió, bão, lũ có cường độ lớn đối với các dự án phát triển đô thị tại khu vực thấp, trũng, ven biển có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Năm 2015-2016 | |
8 | Nghiêm cấm việc xâm phạm; tăng cường bảo vệ và phát triển các vùng đệm và hệ sinh thái tự nhiên; | UBND các địa phương | Các sở ngành | Thường xuyên, liên tục | |
9 | Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố với các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (nhà máy nước sạch, trạm bơm, truyền ống cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn...); | UBND các địa phương | Các sở ngành | Năm 2015-2016 | |
10 | Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị: | Sở Xây dựng; UBND các địa phương | Các sở ngành liên quan | Năm 2015- 2016 và các năm tiếp sau | |
- Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế thay đổi địa hình. Nghiêm cấm việc tự ý đào núi; ngăn, lấp hoặc làm thay đổi các dòng chảy tự nhiên của sông suối; Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và việc xây dựng chương trình phát triển đô thị Quảng Ninh đến năm 2030, triển khai các chương trình phát triển đô thị của các địa phương, quy hoạch xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu; |
|
|
| ||
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than; lập quy hoạch xây dựng cho các vùng khai thác than; Quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng kết nối đồng bộ, hài hòa hạ tầng kỹ thuật giữa vùng khai thác than và đô thị; | Sở Công thương, Xây dựng, ngành than, các địa phương | Các sở ngành liên quan | 2015- 2016 và các năm tiếp sau | ||
11 | Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật: Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nạo vét sông, suối; hệ thống thoát nước đô thị; hệ thống thoát nước thải, kênh tiêu thoát nước; | UBND các địa phương; ngành than | Các sở ngành liên quan | Năm 2015 và các năm tiếp sau | |
12 | Tăng cường kiểm tra và chuẩn bị trước các kịch bản để ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; | UBND các địa phương | Các sở ngành, ngành than | Thường xuyên liên tục | |
13 | Tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng làm cho người dân nhận thức rõ tác hại của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từ đó có nhận thức, nâng cao kỹ năng sống để bảo vệ chính mình và cho mọi người; | Sở TTTT, Đài PTTH, báo Quảng Ninh, các địa phương | Các sở ngành liên quan | Thường xuyên, liên tục | |
14 | Quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn và tổ chức không gian đô thị theo hướng ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển đô thị theo đúng nội dung quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu đến 2020"; | UBND các địa phương | Các sở ngành liên quan | Năm 2015 và các năm tiếp sau | |
15 | Xây dựng, thực hiện Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm của các địa phương; | UBND các địa phương | Sở Xây dựng | 10/2015 | |
16 | Xây dựng đề án di dân tổng thể di dân ra khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm tỉnh Quảng Ninh năm 2016 và đến năm 2020; | Sở Xây dựng | UBND các địa phương, các sở ngành liên quan | 10/2015 | |
17 | Xây dựng đề án phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh đến 2030; | Sở NNPTNT | Các địa phương, sở ngành liên quan | 2015-2016 | |
18 | Quản lý quy hoạch xây dựng các khu vực ven biển theo Khoản 1 Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13; | UBND các địa phương | Sở Xây dựng và các sở ngành liên quan | Thường xuyên, liên tục | |
19 | Đề xuất, nghiên cứu các đề tài khoa học, các giải pháp quy hoạch, thiết kế ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu: |
|
|
| |
Giải pháp quy hoạch các khu vực chịu tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu (khu dân cư ven sông suối, ven biển...); | Sở Xây dựng | UBND các địa phương và các sở ngành liên quan | 2016 | ||
Giải pháp kết hợp hệ thống công trình thủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật; | Sở Xây dựng | Sở NNPTNT, các địa phương | 2016 | ||
Tiếp tục phối hợp với Tổ chức DWF thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh văn bản số 7424/UBND-XD3 ngày 26/12/2014: (1) Viết tập sách Atlas về nhà ở an toàn trong thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (khảo sát và đánh giá thực trạng nhà ở vùng bão, lụt; đưa ra giải pháp và thiết kế một số mô hình nhà ở phòng, tránh bão, lụt...) (2) Trình diễn thiết kế, xây dựng một mô hình nhà ở an toàn trong vùng bão, lụt trên địa bàn tỉnh (hỗ trợ cho một hộ gia đình trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà ở an toàn trong vùng bão, lụt) (3) Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã về kỹ thuật, giám sát, theo dõi việc xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. (4) Tổ chức chuyến thăm trao đổi và học hỏi. Thiết kế mẫu các công trình ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; | Sở Xây dựng | Các sở ngành và các địa phương | 2015 | ||
Hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị. Hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị. Xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn; | Sở Xây dựng | Sở NNPTNT, các địa phương | 2016-2017 | ||
Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin truyền thông về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới người dân, tăng cường phối hợp cộng đồng và các bên liên quan trong triển khai thực hiện; | Sở Nội vụ | Sở xây dựng, các địa phương, các sở ngành liên quan | 2016 và các năm tiếp sau |
| |
Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học- công nghệ về biến đổi khí hậu, nước biển dâng; | Sở KHCN | Các sở liên quan, các địa phương | 2016 và các năm tiếp sau |
| |
Thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế; | Sở Xây dựng | Các địa phương, các sở ngành liên quan | 2016 và các năm tiếp sau |
|
1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và các năm tiếp theo:
- Ủy ban nhân dân các địa phương; các Sở, ban, ngành tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện các nội dung Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo tại văn bản số: 6021/UBND-QH2 về việc thoát nước ở các vùng ngập lụt để triển khai các phương án tiêu thoát nước; các khu dân cư tại các khu vực nguy hiểm, ảnh hưởng do các khai trường khai thác than, bãi thải, hồ đập... trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; 6701/UBND-QH2 ngày 04/11/2015 về việc xử lý thoát nước khu vực Km12 và Km15 - Quốc lộ 18A (dốc Đèo Bụt), phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả;
- Hoàn thiện Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Thực hiện 19 nội dung trong kế hoạch triển khai thực hiện nêu trên;
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và địa phương:
2.1. Sở Xây dựng:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành theo quy định; chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ban, ngành căn cứ các nội dung kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các các địa phương triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch, chương trình đề xuất nêu trên đảm bảo tiến độ, chất lượng, đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc việc triển khai thực hiện; 6 tháng, một năm tổng hợp kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành theo quy định; phối hợp cùng các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương được giao chủ trì thực hiện các nội dung kế hoạch. Đồng thời rà soát Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để đề xuất điều chỉnh Quy hoạch đảm bảo thống nhất các Quy hoạch chiến lược của tỉnh, các Quy hoạch ngành, lĩnh vực của Tỉnh và địa phương và kế hoạch này.
2.3. Sở Giao thông Vận tải:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành theo quy định; phối hợp cùng, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương được giao chủ trì thực hiện các nội dung kế hoạch;
2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành theo quy định; phối hợp cùng các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương được giao chủ trì thực hiện các nội dung kế hoạch; rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cao khả năng thoát lũ của các công trình thoát nước, phân lũ, các công trình đê điều; thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, sửa chữa và nâng cấp, bảo sung các công trình bảo vệ an toàn cho hồ đập;
2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các địa phương và các Sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn thực hiện, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện có hiệu quả những nội dung trong kế hoạch;
2.6. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa phương tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn để thực hiện;
2.7. Ủy ban nhân dân các địa phương:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của địa phương theo quy định và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan; xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể, bố trí vốn thực hiện;
3. Kiến nghị với Trung ương:
- Đề nghị Chính phủ bố trí và hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam trong đó điều chỉnh quy mô, công suất của các mỏ, cao độ các bãi thải mỏ để giảm thiểu khối lượng đất đá đổ thải (giảm cao độ đổ thải đất đá của các mỏ); hạn chế tối đa khai thác lộ thiên.
- Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật các tiêu chuẩn về quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu (Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản số 6226/UBND-XD4 ngày 16/10/2015 đề nghị Bộ Xây dựng);
Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch này để xây dựng Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo cho đến khi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập theo quy định của Luật, trừ các trường hợp sau: i) Xây dựng mới công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; ii) Xây dựng mới công trình theo dự án đầu tư phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển quyết định chủ trương đầu tư; iii) Xây dựng công trình theo dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trước thời điểm Luật này được công bố (08/7/2015 ).
- 1Quyết định 1236/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kết quả Dự án Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 828/QĐ-UBND.NN năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thuộc lĩnh vực thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Nghị quyết 88/2014/NQ-HĐND thông qua Phương án vay vốn và trả nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 965/QĐ-UBND năm 2016 đính chính nội dung tại Điều 2 Quyết định 18/2016/QĐ-UBND “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- 5Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm của cơ quan liên quan trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” được phê duyệt tại Quyết định 438/QĐ-TTg do tỉnh Lào Cai ban hành
- 7Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 438/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Quyết định 1236/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kết quả Dự án Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 2623/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 828/QĐ-UBND.NN năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thuộc lĩnh vực thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Nghị quyết 88/2014/NQ-HĐND thông qua Phương án vay vốn và trả nợ vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 5Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 6Thông báo 262/TB-VPCP năm 2015 ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó, khắc phục mưa lũ tại các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2078/BXD-GD năm 2015 về tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 965/QĐ-UBND năm 2016 đính chính nội dung tại Điều 2 Quyết định 18/2016/QĐ-UBND “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- 9Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm của cơ quan liên quan trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” được phê duyệt tại Quyết định 438/QĐ-TTg do tỉnh Lào Cai ban hành
- 11Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 438/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 12Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 6861/KH-UBND năm 2015 thực hiện giải pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 6861/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra