- 1Thông tư 17/2013/TT-BYT quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 20 tháng 4 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
LOẠI TRỪ BỆNH PHONG QUY MÔ CẤP HUYỆN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2020-2021
Thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện, căn cứ quy định của Bộ Y tế về thực hiện và đạt các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2021, cụ thể như sau:
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế về quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh Phong quy mô cấp tỉnh và cấp huyện;
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế dân số giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 87/BVDLTW-CĐT ngày 21/01/2019 của Bệnh viện Da liễu Trung ương về việc Kế hoạch kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh Phong quy mô cấp huyện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Duy trì bền vững kết quả thanh toán bệnh phong năm 1997 và kết quả phúc tra công nhận các tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh theo các tiêu chí của Bộ Y tế năm 2004 của tỉnh Quảng Ninh. Hoàn thiện các tiêu chí của Bộ Y tế về điều kiện công nhận một số huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đạt các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo 4 tiêu chí của Việt Nam.
a) Tiêu chí 1: Trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.
b) Tiêu chí 2: 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng.
c) Tiêu chí 3: 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người bệnh Phong.
d) Tiêu chí 4: 100% người bệnh phong nghèo có khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng có nhà ở.
* Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), bao gồm cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ đoàn thể của xã, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở tại xã đạt 100% số người được kiểm tra đều trả lời đúng các câu hỏi cơ bản trong nội dung tuyên truyền về bệnh phong.
3. Lộ trình thực hiện
- Năm 2020, kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại 5/13 huyện, thị xã, thành phố: Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Bình Liêu.
- Năm 2021, kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại 4/13 huyện, thị xã, thành phố: Hạ Long, Tiên Yên, Hải Hà, Móng Cái và công nhận các huyện thị còn lại đạt tiêu chí loại trừ phong quy mô cấp huyện.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
- Xây dựng Kế hoạch triển khai loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2021 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác loại trừ bệnh phong.
- Các huyện, thị xã, thành phố đưa tiêu chí loại trừ bệnh phong vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực và thực hiện tốt công tác phòng chống phong.
- Cần duy trì đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phòng chống phong tuyến huyện và tuyến xã, hạn chế tối đa việc xáo trộn cán bộ chuyên trách để đảm bảo chất lượng hoạt động. Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ y tế cơ sở về kiến thức cơ bản của bệnh phong cũng như các kỹ năng tuyên truyền, giáo dục truyền thông phòng chống bệnh phong trong các nhà trường và tại cộng đồng dân cư.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống bệnh phong ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến y tế cơ sở; thường xuyên duy trì lồng ghép công tác phòng chống bệnh phong với các hoạt động y tế tại cơ sở. Chú trọng công tác khám bệnh lồng ghép để phát hiện bệnh nhân phong mới (nếu có).
- Tăng cường công tác phòng chống tàn tật cho các bệnh nhân phong cũ hiện đang quản lý, đảm bảo không phát sinh tàn tật mới giúp bệnh nhân phong được hòa nhập cộng đồng được tốt hơn.
- Cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống bệnh phong, tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Bệnh viện Da liễu Trung ương và các tổ chức từ thiện; sự quan tâm của địa phương trong công tác đào tạo nghề, giúp bệnh nhân phong ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhất là vấn đề về nhà ở của bệnh nhân phong.
- Cải cách và nâng cao chất lượng quản lý chương trình phòng chống bệnh phong, giảm các thủ tục mang tính hình thức, đào tạo và chuyển giao công việc cho tuyến huyện, tuyến xã; tập trung công tác phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng, khám lồng ghép phát hiện bệnh nhân phong mới tại cơ sở. Nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh phong từ đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ thì người dân sẽ chủ động đến các cơ sở y tế để khám loại trừ bệnh phong.
2. Hoạt động và giải pháp chuyên môn
a) Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về bệnh phong tới mọi người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng; thường xuyên đưa việc giảng dạy kiến thức về bệnh phong vào các trường trung học cơ sở trên địa bàn.
b) Công tác đào tạo, tập huấn
Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về bệnh phong cho cán bộ y tế cơ sở và cán bộ giáo dục về tình hình dịch tễ bệnh phong, kiến thức về bệnh phong, cách quản lý chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong cũ, cách phát hiện bệnh nhân phong mới, các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện và các bước tiến hành.
c) Công tác điều tra, khám phát hiện bệnh nhân phong mới
Tăng cường đẩy mạnh công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới theo phân vùng dịch tễ bệnh phong hàng năm bằng nhiều hình thức: Khám có hình ảnh lâm sàng, khám người tiếp xúc, khám lồng ghép với khám bệnh đa khoa và với các chuyên khoa khác tại cơ sở.
d) Công tác quản lý bệnh nhân phong cũ và chăm sóc tàn tật
- Lập hồ sơ quản lý và điều trị cho các trường hợp bệnh nhân phong mới được phát hiện (nếu có).
- Hoàn thành giám sát sau điều trị đối với các bệnh nhân phong cũ theo quy định.
- Bệnh nhân phong có tàn tật bàn chân được cấp phát giầy, dép phòng ngừa tàn tật mới, đặc biệt các trường hợp có loét ổ gà bàn chân và các trường hợp đã cắt cụt chi.
- Các bệnh nhân phong cũ có tàn tật được cán bộ y tế hướng dẫn kỹ thuật cách chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Tuyến tỉnh: Phối hợp với TTYT huyện, thị, thành phố tổ chức giám sát, kiểm tra công tác phòng chống bệnh phong tại tuyến huyện, xã đánh giá tiến độ công tác loại trừ bệnh phong.
- Tuyến huyện: Thực hiện giám sát, kiểm tra công tác phòng chống bệnh phong tại các xã/phường chú trọng các tiêu chí loại trừ bệnh phong được thực hiện có hiệu quả.
- Trong các đợt giám sát cần ghi biên bản giám sát theo quy định, rà soát đối chiếu theo các nội dung của bảng điểm về tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục theo lộ trình.
- Trong các đợt giám sát cần ghi biên bản giám sát theo quy định, rà soát đối chiếu theo các nội dung của bảng điểm về tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục theo lộ trình.
4. Công tác tổ chức kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện và đối chiếu với các tiêu chí về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện đề nghị Sở Y tế kiểm tra công nhận các huyện, thị xã, thành phố khi đã đủ điều kiện vào cuối năm 2020 và 2021.
- Sau khi xem xét, Sở Y tế có văn bản đề nghị kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện gửi về UBND tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra (theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2013/TT-BYT).
- Sau khi Hội đồng hoàn thành công tác kiểm tra, Sở Y tế cáo báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh để ban hành quyết định công nhận; Sở Y tế tổ chức Hội nghị công bố kết quả, biểu dương, khen thưởng.
5. Công tác thống kê, báo cáo
Trung tâm Y tế, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố và các Trạm y tế cần củng cố:
- Kế hoạch, báo cáo hàng năm và báo cáo 3 năm từ năm 2018 đến thời điểm kiểm tra công nhận.
- Hoàn thiện bệnh án, các biểu mẫu thống kê báo cáo theo quy định: Danh sách bệnh nhân phong đang quản lý, tình hình bệnh nhân phong, tình hình tàn tật, công tác điều tra khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân phong mới, khám sàng lọc bệnh da, công tác tuyên truyền về bệnh phong.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Rà soát tình hình thực hiện công tác phòng chống bệnh phong trên phạm vi toàn tỉnh, đối chiếu với các tiêu chuẩn về loại trừ bệnh phong theo quy định của Bộ Y tế tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện; tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá công nhận khi các huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh phong, phấn đấu đạt các tiêu chí về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại địa phương theo quy định của Bộ Y tế.
- Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và phối hợp với các ban, ngành của tỉnh triển khai hoạt động về phòng chống bệnh phong, chú trọng công tác tuyên truyền về bệnh phong tới mọi người dân trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh: Truyền hình, Truyền thanh, Báo điện tử và Báo giấy, tài liệu tuyên truyền về bệnh phong; phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tuyên truyền về bệnh phong cho học sinh các trường Trung học cơ sở; Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp kết quả thực hiện từ các ngành, địa phương tham mưu nội dung cho Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở giáo dục, các trường học phối hợp với Ngành Y tế trong việc thực hiện tuyên truyền, giảng dạy về bệnh phong trong trường học. Thực hiện công tác kiểm tra các kiến thức về bệnh phong cho học sinh THCS, tổng hợp kết quả tuyên truyền, giảng dạy hàng ngày.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo chí trên địa bàn, Trung tâm Truyền thông tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền về bệnh phong tới mọi người dân trên địa bàn, qua đó nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân về bệnh phong, xóa bỏ định kiến về bệnh phong, giúp bệnh nhân phong hòa nhập cộng đồng một cách thực chất; đồng thời khi người dân có các biểu hiện ngoài da nghi ngờ bệnh phong sẽ đến ngay cơ sở Y tế để khám loại trừ.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí cấp kinh phí đảm bảo cho các hoạt động loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại các địa phương trong tỉnh.
5. Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh
Phối hợp với ngành Y tế tham gia các hoạt động phòng chống bệnh phong, hoạt động thông tin truyền thông, vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhân phong bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền để người dân hiểu biết đúng về bệnh phong, xóa bỏ mọi thành kiến về bệnh phong, giúp bệnh nhân phong hòa nhập với cộng đồng.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo loại trừ bệnh phong tuyến huyện, tuyến xã.
- Trên cơ sở Kế hoạch loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh đã được phê duyệt và hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Sở Y tế, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch công tác loại trừ bệnh phong tại địa phương trong giai đoạn 2020-2021.
- Hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể tích cực phối hợp với ngành Y tế triển khai hoạt động phòng chống bệnh phong, khi đủ điều kiện đề nghị kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại địa phương.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế và Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát, hoàn thiện các tiêu chí theo nội dung của bảng điểm kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Truyền hình, Truyền thanh của huyện phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền về bệnh phong tới mọi người dân trên địa bàn phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa và điều kiện thực tế tại cơ sở.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Y tế tổ chức tuyên truyền về bệnh phong cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch công tác loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020-2021. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị cần thông tin kịp thời về Sở Y tế để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu điều trị bệnh Phong và bệnh viện Nhiệt đới Hà Nội tỉ lệ 1/500 tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020
- 3Kế hoạch 5044/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 4Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 1Thông tư 17/2013/TT-BYT quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu điều trị bệnh Phong và bệnh viện Nhiệt đới Hà Nội tỉ lệ 1/500 tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020
- 6Kế hoạch 5044/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 7Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống và loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2020 về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2021
- Số hiệu: 68/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Cao Tường Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định