Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 671/KH-UBND | Hải Dương, ngày 08 tháng 03 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021; Kế hoạch số 1824/KH-UBND ngày 29/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2017 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" (Đề án 1928) đến 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Mục tiêu chung
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn ngành Giáo dục, góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo 100% các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động trước và sau khi được ban hành với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng dạy pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia, phổ biến giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ, bám sát theo tình hình thực tế tại địa phương.
- Phấn đấu các cơ sở giáo dục đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng dạy pháp luật theo quy định.
- Khuyến khích, huy động tổ chức, cá nhân tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh trong trường học.
- Thực hiện triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình mới, cách làm mới hiệu quả, phù hợp với môi trường giáo dục.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung, khai thác có hiệu quả hệ thống tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành.
- Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" giai đoạn 2009 - 2016 để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lặp, chồng chéo với các chương trình đã và đang được triển khai thực hiện.
- Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, pháp luật; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp, các bậc học.
- Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm phát huy mọi khả năng và các nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường.
- Việc nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phải gắn với việc thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" (Đề án 1928) đến 2021 tiếp tục được áp dụng đối với tất cả các cấp học và trình độ đào tạo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1. Thực hiện chương trình giáo dục
a) Đối với Giáo dục mầm non
Giúp trẻ hình thành những thói quen về hành vi đạo đức là chủ yếu, có lồng ghép một số nội dung giáo dục pháp luật như: An toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn thương tích..., thông qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1; ban đầu hình thành yếu tố tâm lý mang tính kỷ luật của người công dân khi còn nhỏ tuổi.
b) Đối với Giáo dục phổ thông
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân.
Tích hợp phổ biến các nội dung cơ bản của pháp luật gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh như: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ma túy, cờ bạc, mại dâm, quy chế thi cử, kiểm tra, phòng chống tham nhũng...; trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.
c) Đối với Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp
Lựa chọn nội dung cơ bản, cần thiết phù hợp với đối tượng. Chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước cho học viên.
Tăng cường xây dựng các chuyên đề phổ biến pháp luật tại các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn.
d) Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
Triển khai thực hiện đầy đủ môn học pháp luật chuyên ngành, pháp luật đại cương trong các chương trình học theo hướng cung cấp các nội dung pháp luật cụ thể, thiết thực. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bộ luật hình sự, phòng chống HIV/AIDS. Kết hợp việc phổ biến pháp luật gắn với phổ biến kỹ năng sống cho sinh viên về phòng, chống cháy nổ, xâm hại tình dục, lao động nơi cư trú...
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Quan tâm giáo dục pháp luật về lao động, hợp đồng kinh tế và các quy định của pháp luật gắn với đặc thù của từng ngành nghề đào tạo.
2. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp
a) Triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho bài học chính khóa; cập nhật kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm đối với pháp luật cho người học.
Các hoạt động giáo dục ngoại khóa cần được xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở chương trình chung thống nhất; bảo đảm sự liên tục, toàn diện của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
b) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và được tổ chức thường xuyên, gắn với các ngày kỷ niệm lịch sử và phối hợp với các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong ngành.
a) Đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật giảng dạy môn pháp luật, pháp luật đại cương ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học.
b) Đảm bảo đủ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành dạy môn giáo dục công dân cấp Trung học phổ thông.
c) Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
d) Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngành Giáo dục từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục.
4. Bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị, sách và tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, phương tiện điện tử, mô hình trực quan và mua sắm đủ sách, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập kiến thức pháp luật trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
b) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, đề cương phổ biến pháp luật mới ban hành, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật phổ thông, tạp chí chuyên ngành về luật, củng cố tủ sách đạo đức, tủ sách pháp luật ở các cơ sở giáo dục và đào tạo.
c) Chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin, khai thác trang thông tin pháp luật trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục trong toàn ngành.
a) Lãnh đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục phải xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục.
b) Mỗi cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.
c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục để nắm vững pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành nhằm trước hết thực thi nhiệm vụ theo đúng pháp luật. Trên cơ sở đó, tổ chức hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức học tập pháp luật theo định kỳ hàng quý, hàng tháng, thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong học sinh.
a) Bổ sung đủ số lượng giáo viên, giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật để giảng dạy đạo đức, giáo dục công dân, ở các cấp học phổ thông, giảng, dạy pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
b) Tích cực bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy kiến thức pháp luật trong các cơ sở giáo dục; chuẩn hóa về kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân trong các nhà trường.
c) Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn phổ biến pháp luật cho cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cơ sở.
d) Bổ sung chế độ, tiêu chuẩn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
3. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin
a) Nội dung
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; chú trọng giáo dục ý thức, tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách pháp luật về an ninh quốc phòng, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường.
- Đổi mới cách dạy, cách học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, giao lưu trao đổi kiến thức.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật gắn với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, định hướng dư luận xã hội, nêu gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành pháp luật.
b) Hình thức
- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường như: đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; tổ chức cuộc thi, hội thi viết về pháp luật; sân khấu hóa; nói chuyện chuyên đề; phát sóng trên hệ thống truyền thanh, truyền hình; sinh hoạt Ngày Pháp luật; cấp phát tờ gấp, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền; băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin nội bộ của nhà trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của nhà trường, Đoàn Thanh niên, Công đoàn trong việc phổ biến pháp luật cho giáo viên, học sinh, người lao động trong nhà trường.
- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật; tổ chức thi giáo viên giỏi môn Giáo dục công dân; chú trọng thực hiện điện tử hóa các tài liệu, học liệu, thư viện điện tử, góp phần vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục và các phong trào vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tuân thủ, chấp hành pháp luật.
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thông qua hình thức trực tuyến, tư vấn pháp luật qua điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội.
a) Hỗ trợ sách, tài liệu pháp luật cho các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục; bổ sung đầy đủ, kịp thời tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phổ thông; tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập kiến thức pháp luật; tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp dụng pháp luật cụ thể.
b) Đầu tư nguồn kinh phí phù hợp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến pháp luật của cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục.
a) Đẩy mạnh công tác phối hợp và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 với Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020; kết hợp với việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục.
b) Tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện Đề án.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành và nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.
Hàng năm, căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan chủ trì), cùng các sở, ngành chức năng liên quan lập dự trù kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm.
2. Việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, kinh phí thực hiện Đề án/Dự án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 của UBND tỉnh, xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm cho ngành Giáo dục và Đào tạo, định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Bổ sung, bố trí giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy môn học giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên và môn học pháp luật ở các trường trung cấp sư phạm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng việc giảng dạy các môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật; chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen chấp hành pháp luật cho học sinh. Tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, các đợt sinh hoạt ngoại khóa, các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật mới.
- Chủ động phối hợp với ngành tư pháp và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật. Tổ chức các hội thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân; tổ chức hưởng ứng “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật...
- Tập hợp, cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng được tuyên truyền. Xây dựng và bổ sung tủ sách, ngăn sách pháp luật trong nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 của các Phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 (lồng ghép trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
2. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học; hỗ trợ cán bộ, báo cáo viên tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tư pháp trong việc phối hợp với ngành Giáo dục triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021.
- Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác tập huấn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 (lồng ghép trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, bố trí ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Tích cực phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về Quốc phòng toàn dân, phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục học sinh, sinh viên ý thức thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn.
6. Tỉnh Đoàn
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thông qua tổ chức Đoàn, Đội trong các đơn vị trường học tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội, tổ chức các cuộc thi, hội thi, diễn đàn thanh niên tìm hiểu pháp luật nhằm thu hút đoàn viên, đội viên tham gia tìm hiểu và thực hiện pháp luật.
7. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 (lồng ghép trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).
- Chỉ đạo cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021.
- Bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 đến năm 2021 tại địa phương.
8. Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
- Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021.
- Hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập các môn học pháp luật, pháp luật đại cương. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn học pháp luật, pháp luật đại cương; đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
- Bổ sung, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành.
- Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho học sinh, sinh viên trong tuần sinh hoạt “Công dân - học sinh, sinh viên” đầu năm, đầu khóa, cuối khóa.
- Nghiên cứu, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang mạng xã hội do nhà trường vận hành và quản lý; xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên bản tin nội bộ, website của trường; triển khai xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật điện tử, bài giảng pháp luật điện tử, trực tuyến.
Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Kế hoạch 15/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2019
- 2Quyết định 16/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"
- 4Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án: “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019
- 6Kế hoạch 2026/KH-UBND năm 2019 triển khai, thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Kế hoạch 639/KH-UBND về tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và trợ giúp pháp lý cho học sinh năm 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 2508/KH-GDĐT-PC về tổ chức Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trung học cơ sở ngành giáo dục và đào tạo năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2023 thực hiện chuyên đề trọng điểm "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025"
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 3957/QĐ-BGDĐT năm 2017 Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 15/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2019
- 6Quyết định 16/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"
- 8Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án: “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019
- 10Kế hoạch 2026/KH-UBND năm 2019 triển khai, thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11Kế hoạch 639/KH-UBND về tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và trợ giúp pháp lý cho học sinh năm 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 2508/KH-GDĐT-PC về tổ chức Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trung học cơ sở ngành giáo dục và đào tạo năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2023 thực hiện chuyên đề trọng điểm "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025"
Kế hoạch 671/KH-UBND năm 2019 tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến 2021 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 671/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/03/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Lương Văn Cầu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra