Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 06 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT Ô NHIỄM THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM NHANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Thông báo số 321/TB-VPCP ngày 21/7/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Công văn số 4667/BYT-ATTP ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế về việc thực hiện Thông báo 321/TB-VPCP ngày 21/7/2017 của Văn phòng Chính phủ, trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm Kiot kiểm nghiệm nhanh tại chợ Thành phố Hà Tĩnh và tình hình thực tế về công tác quản lý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Giám sát ô nhiễm thực phẩm bằng phương pháp kiểm nghiệm nhanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Tăng cường kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, góp phần giảm thiểu tác hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn gây ra, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Kịp thời phát hiện, truy xuất nguồn gốc, xử lý đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và cảnh báo cho người tiêu dùng.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Các hoạt động cụ thể:

1.1. Các địa phương thành lập tổ lấy mẫu và thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm gồm các thành viên của các đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng (Trung tâm Y tế), Phòng Y tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố, thị xã; cán bộ Ban quản lý chợ...

1.2. Tập huấn về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm, các bước thực hiện phương pháp test xét nghiệm nhanh thực phẩm cho cán bộ làm công tác kiểm nghiệm tại địa phương.

1.3. Hàng tháng lấy mẫu thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và thực hiện kiểm nghiệm nhanh với các chỉ tiêu và số lượng theo kế hoạch được giao.

1.4. Tổng hợp và báo cáo kết quả về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

1.5. Thông báo kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.

2. Thời gian triển khai: Bắt đầu từ tháng 3/2018.

3. Địa điểm triển khai: Các chợ trên địa bàn tỉnh.

4. Các chỉ tiêu, loại thực phẩm và số lượng mẫu thực hiện giám sát hàng năm tại các huyện, thành phố, thị xã:

TT

Chỉ tiêu kiểm nghiệm

Loại thực phẩm giám sát

Số lượng mẫu giám sát/năm

1

Hóa chất trừ sâu

Rau, củ, quả các loại

240

2

Methanol trong rượu

Rượu trắng

120

3

Phẩm màu kiềm trong thực phẩm

Tương ớt, ớt bột, bột nghệ, nước giải khát có màu

100

4

Axit vô cơ trong dấm ăn

Dấm trắng

60

5

Hàn the trong thực phẩm

Thịt tươi, bún, bánh phở, giò chả...

240

Trên cơ sở số mẫu giám sát trong năm, các địa phương lên kế hoạch phân bổ để thực hiện trong các tháng phù hợp với từng thời điểm, mùa vụ và các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (tùy theo tình hình thực tế tại các địa phương có thể tăng thêm số lượng mẫu và các loại thực phẩm cần giám sát, hoặc các loại thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao trên địa bàn).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, các ngành liên quan giúp UBND tỉnh đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn phương pháp lấy mẫu và sử dụng bộ test nhanh an toàn thực phẩm cho cán bộ trực tiếp làm công tác xét nghiệm tại các địa phương.

- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm y tế Dự phòng (Trung tâm Y tế), Phòng Y tế tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, chú trọng các loại thực phẩm có nguy cơ cao, nhằm kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh các chỉ tiêu và thực phẩm cần giám sát hàng năm, bảo đảm công tác quản lý an toàn thực phẩm có hiệu quả trên địa bàn.

- Hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ xét nghiệm cho địa phương khi có yêu cầu.

- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả triển khai báo cáo UBND tỉnh, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương và các ngành liên quan chỉ đạo, đôn đốc địa phương tổ chức các hoạt động đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch.

- Tiến hành truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm đối với những loại thực phẩm có chất lượng không đảm bảo an toàn thuộc lĩnh vực quản lý.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tăng cường công tác giám sát chất lượng an toàn thực phẩm các sản phẩm nông lâm, thủy sản, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng và chủ cơ sở, đồng thời làm căn cứ thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

- Kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ xét nghiệm cho địa phương khi có yêu cầu.

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

3. Sở Công Thương:

- Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch.

- Tiến hành truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh những loại thực phẩm có chất lượng không đảm bảo an toàn thuộc lĩnh vực quản lý.

- Phối hợp với các địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo các Ban quản lý chợ phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc lấy mẫu thực phẩm, kiểm nghiệm, tuyên truyền, thông báo kết quả và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa lưu thông trong chợ; xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cho Ban quản lý chợ, siêu thị, người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

4. Sở Tài chính:

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

5. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan thành lập Tổ lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm liên ngành gồm: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý chợ...

- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, hóa chất, triển khai lấy mẫu, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại chợ bảo đảm thực hiện hoàn thành Kế hoạch hàng năm.

- Bố trí kinh phí để triển khai và duy trì việc triển khai hoạt động xét nghiệm nhanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.

- Chủ động, phối hợp các cơ quan liên quan trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Định kỳ báo cáo kết quả triển khai về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Riêng UBND Thành phố Hà Tĩnh: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chung theo Kế hoạch này, thực hiện việc tiếp nhận, bàn giao Kiot kiểm nghiệm tại Chợ Hà Tĩnh từ Sở Y tế kể từ tháng 03/2018. Xây dựng kế hoạch và duy trì các hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm tại Kiot.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Ngoài kinh phí hỗ trợ từ nguồn Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số, các địa phương bố trí ngân sách để hoàn thành Kế hoạch.

Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Y tế tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định. Định kỳ trước ngày 28 hàng tháng báo cáo tháng, trước ngày 1/7 báo cáo 6 tháng và trước 23/12 báo cáo năm gửi về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục An toàn thực phẩm;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và PTNT Tài chính;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh VP, các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, NL, KT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh

 

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM NHANH THỰC PHẨM
(Kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 06/03/2018 của UBND tỉnh)

ĐƠN VỊ…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …… tháng ….. năm …..

 

BÁO CÁO

Kết quả xét nghiệm test nhanh thực phẩm tháng……năm…..

Kính gửi: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế

Địa bàn giám sát (huyện/thành phố/thị xã): …………………………………………………………….…………………………

Thời gian thực hiện: Tháng …… năm 201....

TT

Ngày lấy mẫu

Tên thực phẩm giám sát

Số lượng mẫu

Kết quả giám sát các chỉ tiêu

Hàn the
đạt / K đạt

Focmol
đạt / Kđạt

Phẩm màu
đạt / Kđạt

Methanol
đạt / Kđạt

Axit vô cơ
đạt / Kđạt

Độ ôi khét
đạt / Kđạt

Nitrat
đạt / Kđạt

Thuốc trừ sâu
đạt / Kđạt

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2018 về giám sát ô nhiễm thực phẩm bằng phương pháp kiểm nghiệm nhanh tại chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu: 65/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 06/03/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Đặng Quốc Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản