Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6432/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2014 |
Trong những năm qua, công tác phòng, chống ma túy luôn được các cấp chính quyền Thành phố quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, các lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm ma túy lớn, tập trung nhiều biện pháp, giải pháp để ngăn ngừa, kiềm chế người nghiện mới. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng lớn người nghiện ma túy từ các nơi tập trung về Thành phố vi phạm và xu hướng mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng do Thành phố là địa bàn trọng điểm về tiêu thụ ma túy theo quy luật cung cầu. Mặt khác, với vị trí là đầu mối giao thông, giao lưu quốc tế và khu vực nên Thành phố còn là địa bàn mua bán, trung chuyển ma túy đến các địa phương khác và ra nước ngoài. Dự báo sẽ xuất hiện những tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn và sản xuất ma túy tổng hợp trong nội địa với quy mô lớn; nhiều loại ma túy sẽ xuất hiện trên thị trường do nhu cầu ngày càng đa dạng; yếu tố liên kết với nước ngoài sẽ ngày càng rõ nét (kể cả về phạm vi và quy mô). Thực trạng trên là thách thức không nhỏ, vừa trước mắt, vừa lâu dài đối với chính quyền Thành phố, các quận huyện, phường, xã, thị trấn và đối với các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy.
Trước tình hình trên, thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Tập trung đồng bộ các giải pháp, biện pháp từng bước ngăn chặn, tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố, các quận, huyện và phường, xã, thị trấn; tổ chức thực hiện có hiệu quả và bền vững công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn, bình yên cho người dân Thành phố, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, phát triển.
2. Tiếp tục chỉ đạo lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 3937/KH-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chiến lược phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố với Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố, các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá...
3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải có sự phối hợp chỉ đạo tập trung, thường xuyên của các ngành, các cấp. Hàng năm, có tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo để duy trì và giữ vững kết quả đạt được trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tạo niềm tin trong nhân dân.
4. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đặc biệt là ở cấp cơ sở, phường, xã, thị trấn; thực hiện nghiêm quy định về xử lý người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị do thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra tình hình phức tạp về ma túy kéo dài gây dư luận bức xúc trong nhân dân.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổ chức quán triệt Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở phường, xã, thị trấn và vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng công an trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Thường xuyên kiểm tra, củng cố, xây dựng lực lượng an ninh cơ sở, xây dựng phát triển lực lượng đoàn viên, hội viên và người dân nòng cốt làm chỗ dựa cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống ma túy, nhất là các mô hình nhân dân tự quản, tự phòng.
2. Tập trung đẩy mạnh các giải pháp, đổi mới nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy theo hướng tác động trực tiếp đến từng đối tượng, nhất là các đối tượng có nguy cơ nghiện ma túy cao, từng cơ quan, đơn vị, trường học, đến khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và đến tận hộ gia đình. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền; nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và các tổ chức xã hội trong việc vận động và tổ chức các hoạt động phong trào có chiều sâu ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân phát hiện, tố giác người vi phạm và phạm tội về ma túy.
3. Nâng cao vai trò nòng cốt, tính chủ động của lực lượng Công an trong phối hợp với các lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy. Tập trung đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán ma túy; kiểm soát, ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy từ các tỉnh và nước ngoài vào Thành phố, nhất là các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy từ các tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, tuyến Tây Nam, tuyến hàng không, tuyến biển, tuyến bưu điện về Thành phố để tiêu thụ. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, phát hiện, bắt giữ và kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, chọn các vụ án điển hình để tổ chức đưa ra xét xử án điểm, lưu động tại địa bàn dân cư nhằm răn đe tội phạm.
4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự; tập trung đấu tranh chuyển hóa các địa bàn, tụ điểm còn phức tạp về ma túy, không để tồn tại lâu dài hoặc hình thành mới các địa bàn phức tạp về ma túy tại khu dân cư; tăng cường kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh các loại tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tân dược gây nghiện. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm sử dụng trái phép chất ma túy, chất gây nghiện tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
5. Tiếp tục đa dạng hóa, xã hội hóa các hình thức, biện pháp cai nghiện; hướng dẫn triển khai hình thức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định pháp luật hiện hành. Mở rộng Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone nhằm giảm thiểu tác hại do ma túy gây ra. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả một số mô hình cai nghiện và quản lý sau cai nghiện có hiệu quả để tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng. Thực hiện tốt công tác quản lý sau cai nghiện tại địa phương, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường công tác phòng, chống tái nghiện và vi phạm pháp luật của người được hồi gia.
6. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy, tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn viện trợ quốc tế về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật; huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân nhằm phục vụ công tác phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.
1. Công an Thành phố:
- Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm về ma túy và tổ chức đấu tranh, ngăn chặn các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới vào Thành phố và trung chuyển sang các nước khác; phát huy vai trò hoạt động của Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố trong tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng các loại tiền chất trong lĩnh vực y tế và công nghiệp để sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn Thành phố.
- Chủ động phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các địa phương, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát Biển trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin liên quan về tội phạm ma túy và phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới, nhất là qua các cửa khẩu đường hàng không, đường biển vào Thành phố tiêu thụ hoặc trung chuyển sang các nước khác nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác đấu tranh chuyển hóa các địa bàn, tụ điểm còn phức tạp về ma túy, không để tồn tại lâu dài hoặc hình thành mới các địa bàn phức tạp về ma túy tại khu dân cư; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các vũ trường, quán bar, khách sạn, nhà hàng, cơ sở karaoke... có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh, về an ninh trật tự hoặc sử dụng trái phép chất ma túy và tệ nạn xã hội khác.
- Phối hợp với các Sở - ngành, Đoàn thể Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, ma túy trong nhân dân; quản lý, giáo dục, giúp đỡ người nghiện ma túy đang cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự trong phong trào vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tổ chức đưa ra xét xử điểm, xét xử lưu động các vụ án phạm tội về ma túy để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
- Duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo thống kê người nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố để bổ sung, cập nhật, điều chỉnh số liệu, tránh sót lọt, trùng dẫm, phục vụ hiệu quả công tác quản lý của địa phương.
2. Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cục Hải quan Thành phố:
- Cục Hải quan Thành phố tăng cường kết nối với Công an cửa khẩu (A72 - Bộ Công an) để nắm thông tin, xác định đối tượng trọng điểm cần lưu ý và tập trung kiểm tra (đối tượng đi qua các khu vực Bắc Phi, Trung Đông, Nam Á trong thời gian ngắn).
- Bộ đội Biên phòng Thành phố thực hiện tốt quy chế phối hợp với Đoàn đặc nhiệm Miền nam (Cục Phòng chống tội phạm ma túy) và các lực lượng phòng, chống ma túy của Công an, Hải quan, Cảnh sát biển... để chủ động ngăn chặn ma túy từ xa, từ ngoài khu vực biên giới và khu vực tiếp giáp địa bàn cửa khẩu cảng, biên giới biển của Thành phố.
- Phối hợp với Công an Thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan triển khai các biện pháp nắm tình hình, trao đổi thông tin, rà soát xác lập hồ sơ các tuyến địa bàn trọng điểm, các tổ chức, đường dây, băng nhóm chuyên mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua các tuyến biên giới, cảng hàng không, cảng biển quốc tế hoặc các tổ chức, đường dây nghi vấn hoạt động liên quan đến ma túy để có kế hoạch phối hợp xác minh, lập án đấu tranh, triệt phá; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất qua hệ thống cảng hàng không, cảng biển quốc tế, bưu kiện chuyển phát nhanh... kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép các chất ma túy.
- Tổ chức rà soát và tập trung khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm soát, giám sát hàng hóa tại các cửa khẩu, đặc biệt là lợi dụng việc thuê mướn pháp nhân khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu để vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tân dược, tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố:
- Tập trung tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, vướng mắc trong công tác quản lý, xử lý người nghiện ma túy; xây dựng kế hoạch chuyển đổi từng phần hoặc toàn phần các Trường, Trung tâm cai nghiện ma túy thành cơ sở cai nghiện tự nguyện; tập trung triển khai việc quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng trên toàn địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành; khảo sát và đề xuất bố trí hợp lý các cơ sở điều trị cắt cơn liên phường, xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho người cai nghiện tự nguyện đến điều trị.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; nhân rộng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện có hiệu quả, các biện pháp phòng, chống tái nghiện và vi phạm pháp luật của người được hồi gia.
4. Sở Y tế, Sở Công Thương:
- Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở - ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện Đề án thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn Thành phố; xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ sở điều trị Methadone với địa phương nơi người nghiện cư trú trong quản lý người nghiện đang điều trị bằng Methadone; chuẩn bị điều kiện về nhân sự, trang thiết bị để đảm bảo hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn tại cộng đồng; chỉ đạo tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế tại cơ sở về xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy trong lĩnh vực y tế và công nghiệp, duy trì báo cáo định kỳ công tác này theo Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; kịp thời phối hợp, trao đổi thông tin với Công an Thành phố về những dấu hiệu nghi vấn sử dụng tiền chất ma túy trái với mục đích, sai lệch số lượng được phép; nắm nhu cầu hàng năm và tình hình sử dụng các loại tiền chất ma túy trong lĩnh vực y tế và công nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp được Bộ chủ quản cấp phép, phân phối sử dụng, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị các Bộ - ngành những vấn đề sơ hở, thiếu sót, bất cập trong công tác quản lý chuyên ngành về kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh, sử dụng tiền chất ma túy trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, về nguy cơ, hậu quả, tác hại của việc quản lý lỏng lẻo, để các loại tiền chất lọt vào tay các phần tử xấu sử dụng vào mục đích phi pháp, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp.
5. Sở Tư pháp:
- Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm và ma túy; biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn hoặc phổ biến những kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy... cho cán bộ chủ chốt, báo cáo viên, tuyên truyền viên của các Sở - ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn và lực lượng Công an các cấp.
- Hướng dẫn Phòng Tư pháp các quận, huyện thực hiện công tác thẩm định hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao:
- Phát huy vai trò của báo chí, các cơ quan phát thanh, truyền hình trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma túy và các tác hại của ma túy đối với con người. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng điện thoại di động... xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, bản tin tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
- Gắn kết việc thực hiện “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy. Chú trọng nâng cao hiệu quả hệ thống văn hóa thông tin tại phường, xã, thị trấn, tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, nhất là các địa bàn cơ sở được xác định là trọng điểm. Tăng cường hoạt động kiểm tra và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội, kiên quyết không để tệ nạn ma túy có điều kiện phát sinh, phát triển gia tăng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự.
7. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố (Cơ quan điều tra) đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy; đưa ra truy tố, xét xử kịp thời các vụ án điểm nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm.
- Tòa án nhân dân Thành phố và Tòa án nhân dân quận, huyện khẩn trương giải quyết cắc vướng mắc về trình tự, thủ tục (kể cả về biểu mẫu) xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân tại địa phương về phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an ở cơ sở vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bằng các hình thức, mô hình hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự...; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc đấu tranh chuyển hóa các tụ điểm hút chích ma túy, phát giác, cung cấp thông tin về người sử dụng trái phép chất ma túy, người có biểu hiện nghi vấn hoặc người đang bị tình nghi sử dụng trái phép chất ma túy tại các khu dân cư, cơ quan, trường học...; tăng cường công tác giáo dục, cảm hóa và hỗ trợ việc làm cho các đối tượng vi phạm pháp luật, các đối tượng sau cai nghiện hồi gia, giúp họ ổn định cuộc sống, không tái phạm, tái nghiện ma túy.
- Tiếp tục thực hiện thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn quản lý; phối hợp các Sở - ngành liên quan tập trung triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng, lập hồ sơ quản lý và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng cho người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định tại địa phương; tăng cường công tác phối hợp quản lý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất ma túy trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể Thành phố:
Chỉ đạo hệ thống ngành dọc các cấp, các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tích cực tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như băng rôn, khẩu hiệu, tờ gấp, tranh cổ động, sổ tay, sách hỏi đáp, tọa đàm, hội thi tìm hiểu, gặp gỡ, nói chuyện chuyên đề hoặc thông qua hoạt động phong trào, sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở... nội dung tập trung về Đề án Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; triển khai công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng; công tác đấu tranh chuyển hóa các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội nhằm tạo môi trường xã hội lành mạnh.
1. Theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và phân công trách nhiệm tại Kế hoạch này, các Sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, gửi về Công an Thành phố - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP (số 230 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1; số điện thoại: 08.38.387.662; số fax: 08.39.200.070) để theo dõi, tổng hợp; đồng thời lập dự trù kinh phí thực hiện cho năm 2015 gửi về Công an Thành phố để tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Định kỳ 06 tháng, hàng năm các Sở - ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các Đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Công an Thành phố để tổng hợp báo cáo theo quy định.
3. Giao Công an Thành phố - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 Thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố để báo cáo Chính phủ, các Bộ - ngành Trung ương, Thành ủy và Hội đồng nhân dân Thành phố theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 291/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 36-CT/TW về Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2020 về triển khai Quyết định 291/QĐ-TTg; Chỉ thị 30-CT/TU và Kế hoạch 175-KH/TU về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Chỉ thị 21-CT/TW năm 2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 2Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Kế hoạch 3937/KH-UBND tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Kết luận 95-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 6Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 291/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 36-CT/TW về Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2020 về triển khai Quyết định 291/QĐ-TTg; Chỉ thị 30-CT/TU và Kế hoạch 175-KH/TU về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Kế hoạch 6432/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU thực hiện Kết luận 95-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 6432/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 05/12/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra