Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 03 tháng 04 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2024
Để triển khai có hiệu quả Quyết định số 53/QĐ-BTP ngày 15/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024; Kế hoạch số 954/KH-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan đảm bảo thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đảm bảo 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; tăng cường sự tham gia, phối hợp của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức có liên quan đến người khuyết tật.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật năm 2024 được thực hiện theo Kế hoạch này và lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 03/1/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý
1.1. Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức phù hợp theo yêu cầu của đối tượng, nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng mà người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% yêu cầu của người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý.
1.2. Cung cấp danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã và Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, UBND cấp huyện, cấp xã, Công an cấp xã và Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2024.
- Kết quả đầu ra: Danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã và Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
2. Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và hưởng ứng “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” và “Ngày Quốc tế người khuyết tật”.
2.1. Truyền thông về quyền của người khuyết tật và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và hưởng ứng “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” và “Ngày Quốc tế người khuyết tật”.
Đăng tải về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, các vụ việc tham gia tố tụng thành công, các tin, bài viết về người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế về Người khuyết tật (03/12) trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác như: Trang tin điện tử của Sở Tư pháp, Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh; Bản tin Tư pháp Đắk Lắk, Báo Đắk Lắk; chuyên mục phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh ...
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Các tin, bài, sản phẩm truyền thông về người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được thực hiện.
2.2. Biên soạn, in ấn các loại tài liệu, tờ gấp pháp luật liên quan về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý; cập nhật, bổ sung tài liệu, tờ gấp pháp luật vào Hộp tin trợ giúp pháp lý, nhằm truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan tiến hành tố tụng các cấp; Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2024.
- Kết quả đầu ra: Các tài liệu, tờ gấp pháp luật được cung cấp đến cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; Trung tâm Bảo trợ xã hội - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.
3. Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác trợ giúp pháp lý
3.1. Lồng ghép tại hội nghị tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2024.
- Kết quả đầu ra: Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức về trợ giúp pháp lý được thực hiện.
3.2. Lồng ghép tại các đợt tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở tại các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, trong đó có nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III/2024.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Lồng ghép kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong hoạt động kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch kiểm tra của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của tỉnh năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra được ban hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị có liên quan
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai có hiệu quả Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các nhiệm vụ được giao tại mục II của Kế hoạch này, thực hiện giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại địa phương.
4. Đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước) thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý; chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại mục II của Kế hoạch này.
5. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định; các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có)./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 104/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 2Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Quyết định 53/QĐ-BTP Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Kế hoạch 104/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 5Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024
Kế hoạch 64/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024
- Số hiệu: 64/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 03/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Võ Văn Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra