Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UBND TỈNH HÀ GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/KH-SYT | Hà Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2016 |
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh Hà Giang.
Tỉnh Hà Giang có 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, trong đó có:
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: Hiện tại có 420 giường bệnh, đến năm 2016 theo kế hoạch nâng lên 500 giường bệnh.
- 05 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Lao và bệnh phổi: 120 giường; Bệnh viện Y Dược cổ truyền: 120 giường, Bệnh viện Phục hồi chức năng: 80 giường, Bệnh viện Mắt: 50 giường)
- 03 Bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Yên Minh: 160 giường; Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Bắc Quang: 210 giường; Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Hoàng Su Phì: 160 giường);
- 07 Bệnh viện đa khoa huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần: 640 giường
- 01 Bệnh viện đa khoa Nà Chì, huyện Xín Mần: 70 giường
Tại tỉnh Hà Giang có 14 bệnh viện có khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, còn lại 02 bệnh viện chỉ có tổ kiểm soát nhiễm khuẩn đó là: Bệnh viện Mắt; Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, tổ kiểm soát nhiễm khuẩn của tỉnh đã thực hiện tương đối đúng theo Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế.
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của tỉnh mới chỉ thực hiện triển khai các hoạt động chống nhiễm khuẩn như: Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và giặt là, là chủ yếu còn chưa triển khai giám sát, nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, đang trong giai đoạn nâng cấp cải tạo, buồng bệnh chật hẹp, hệ thống nước sinh hoạt, bồn rửa tay trong buồng bệnh còn thiếu.
Nhân lực còn thiếu, một số trưởng khoa còn chưa có chứng chỉ đào tạo về KSNK mà chỉ được cấp giấy chứng nhận tập huấn về KSNK; Kinh phí và các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu, chưa có nguồn kinh phí riêng, đây cũng là những khó khăn cho triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của tỉnh.
2. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch
- Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII;
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 3/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyết định số 1426/QĐ-BYT ngày 15/4/2016 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 - 2020;
Sở Y tế tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch Hành động về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa toàn toàn tỉnh nhằm tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân lực lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Ban hành các quy trình kỹ thuật và các tài liệu chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường các hoạt động chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường công tác truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Chỉ tiêu phấn đấu
- Mục tiêu 1:
a) Hệ thống tổ chức:
- Phấn đấu Sở Y tế có cán bộ phụ trách công tác KSNK
- 100% các bệnh viện thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
- Trên 90% cơ sở KBCB có cán bộ quản lý khoa/tổ KSNK đúng quy định vào năm 2020.
- Trên 60% BV có bộ phận giám sát chuyên trách đúng quy định vào năm 2020.
- 100% BV có bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung đúng quy định vào năm 2020.
b) Nâng cao năng lực cho người làm công tác KSNK:
- Trên 60% Trưởng khoa, Phó khoa, Tổ trưởng, Tổ phó, Điều dưỡng trưởng khoa KSNK được đào tạo chuyên sâu về KSNK tại các trường/Trung tâm đào tạo vào năm 2020.
- Trên 60% nhân viên bộ phận giám sát nhiễm khuẩn của các BV được đào tạo theo chương trình nâng cao về giám sát nhiễm khuẩn vào năm 2020.
- Trên 60% nhân viên bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn được đào tạo về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ vào năm 2020.
- Trên 80% cán bộ, viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở KBCB được đào tạo theo chương trình phổ cập về KSNK vào năm 2019.
- Mục tiêu 2:
+ Xây dựng và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật thực hành về KSNK.
+ Ban hành Hướng dẫn kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguy cơ gây dịch vào năm 2017.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan thiết kế xây dựng bệnh viện mới phù hợp với công tác KSNK trong các cơ sở KBCB vào năm 2017
- Mục tiêu 3:
a) Hoạt động giám sát:
- Trên 50% BV có ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống giám sát NKBV vào năm 2018.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh và 03 bệnh viện đa khoa khu vực (Yên Minh, Bắc Quang, Hoàng Su Phì) thực hiện giám sát chủ động liên tục tối thiểu 4 loại nhiễm khuẩn BV liên quan đến dụng cụ và thủ thuật xâm lấn: nhiễm khuẩn phổi BV liên quan đến thở máy, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn huyết liên quan đến ống thông mạch máu, nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến thông tiểu vào năm 2017
- Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện giám sát và có kế hoạch cách ly người nhiễm vi sinh vật kháng thuốc trong BV và báo cáo kết quả định kỳ cho hệ thống giám sát NKBV quốc gia vào năm 2018.
- 100% BV thực hiện phòng ngừa phơi nhiễm cho NVYT (viêm gan B, cúm, lao, tai nạn nghề nghiệp...)
- Trên 70% BV thực hiện giám sát vi sinh trong môi trường (nước, không khí, bề mặt), tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao (buồng phẫu thuật, hồi sức, buồng thận nhân tạo, buồng pha chế thuốc, dịch truyền) vào năm 2018. Triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về KSNK:
- 100% cơ sở KBCB xây dựng kế hoạch về KSNK theo Kế hoạch hành động quốc gia về KSNK và kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn của tỉnh.
- 100% cơ sở KBCB triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về KSNK hằng năm và tổng kết việc thực hiện kế hoạch vào năm 2020.
c) Vệ sinh tay:
- Trên 90% BV có tổ chức chiến dịch “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay” vào năm 2017
- 100% BV thực hiện giám sát và báo cáo tuân thủ VST, số lượng dung dịch VST mỗi năm 2 lần từ năm 2017.
- Trên 30% cơ sở KBCB có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của VST làm giảm tỷ lệ NKBV, giảm chi phí điều trị, cứu sống NB vào năm 2018.
d) Khử khuẩn, tiệt khuẩn:
- 100% BV tuyến tỉnh tổ chức tiệt khuẩn tập trung theo quy định vào năm 2018
- Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng được danh mục các dụng cụ tiệt khuẩn cho phẫu thuật và cách tính chi phí về dụng cụ cho các ca phẫu thuật vào năm 2017
- Trên 70% BV xây dựng danh mục trang thiết bị khử khuẩn, tiệt khuẩn phù hợp với nhu cầu phẫu thuật, thủ thuật và quy mô chuyên khoa của BV. Đồ vải và giặt là:
- Trên 80% BV thực hiện giặt đồ vải của NB và NVYT tập trung (trong BV hoặc xã hội hóa) vào năm 2019.
- 100% các BV có trang phục cho NB và NVYT phù hợp với quy định của BYT vào năm 2020.
- Mục tiêu 4
+ Tăng cường các lớp đào tạo tập huấn về KSNK tại tuyến tỉnh và tại các bệnh viện ít nhất 1 lần/năm
+ Đưa nội dung KSNK vào giảng dạy lồng ghép tại Trường trung cấp y tế
+ Tổ chức đào tạo liên tục về KSNK cho tất cả cán bộ làm công tác KSNK vào năm 2017;
+ Tăng cường nghiên cứu khoa học về KSNK: Trên 40% các bệnh viện trong tỉnh trở lên có đề tài nghiên cứu về KSNK vào năm 2017, đạt trên 60% vào năm 2020.
+ Tăng cường mở rộng hợp tác, phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức trong nước, quốc tế về KSNK.
- Mục tiêu 5
+ Đăng tải các nội dung về KSNK trên Website của ngành và bản tin sức khỏe Hà Giang....
+ Tăng cường tuyên truyền về KSNK qua các kênh truyền thông Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Giang... từ năm 2016.
+ 100% các BV thực hiện chương trình truyền thông, giáo dục về phòng ngừa KSNK trên mọi phương tiện (trang website, poster, tờ rơi, ...) vào năm 2017
- Mục tiêu 6
a) Cơ sở hạ tầng
+ Từ năm 2017 trở đi Các BV xây dựng mới phải bảo đảm nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế và bảo đảm điều kiện cho công tác phòng ngừa và KSNK
+ Trên 50% các BV của tỉnh có khu vực phẫu thuật, hồi sức, lọc máu, nội soi, khu cách ly, phòng cách ly đạt tiêu chuẩn về KSNK vào năm 2020.
b) Trang thiết bị, phương tiện vệ sinh tay:
- Trên 50% BV đạt tỷ lệ Lavabo rửa tay/giường bệnh trong toàn BV vào năm 2018.
- Trên 70% BV đạt tỷ lệ Lavabo rửa tay /giường bệnh tại khoa hồi sức tích cực vào năm 2018.
- Từ Năm 2018 trên 80% BV trang bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất VST đúng quy định.
c) Củng cố và hoàn thiện đơn vị tiệt khuẩn tập trung đúng quy định:
- Trên 100% BV có đơn vị tiệt khuẩn tập trung có cơ sở hạ tầng và hoạt động đúng quy định vào năm 2018
- Trên 80% BV cung cấp đủ phương tiện, dụng cụ, hóa chất cho hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ vào năm 2017 và đạt trên 90% vào năm 2020.
d) Cung cấp đủ phương tiện phòng hộ cá nhân có chất lượng cho NVYT và hóa chất phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ: Trên 90% BV cung cấp đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng tiêu chuẩn cho NVYT và hóa chất cho công tác vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ vào năm 2016.
đ) Đầu tư phương tiện vệ sinh môi trường, thu gom phân loại chất thải y tế:
- Trên 100% BV bảo đảm cung cấp đủ chủng loại, chất lượng phương tiện vệ sinh môi trường, thu gom phân loại chất thải y tế theo quy định vào năm 2020;
- Trên 80% BV có hệ thống xử lý chất thải lỏng đạt quy chuẩn vào năm 2020.
1. Tăng cường hệ thống tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện của tỉnh:
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác KSNK tại các Sở Y tế trong việc chỉ đạo, giám sát thực hiện công tác KSNK tại các đơn vị trực thuộc.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.
- Thành lập khoa KSNK tại Bệnh viện Mắt, Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê.
- Bố trí nhân lực làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện (Số cán bộ bố trí làm công tác KSNK tùy theo từng bệnh viện để bố trí, nhưng tối thiểu phải có từ 05 cán bộ trở lên)
- Thành lập (kiện toàn) Hội đồng KSNK của các bệnh viện và duy trì hoạt động của Hội đồng KSNK
2. Giải pháp về các quy trình kỹ thuật và các tài liệu chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Các bệnh viện xây dựng các quy trình kỹ thuật về KSNK trình Giám đốc đơn vị phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện khi các quy trình được phê duyệt
- Bệnh viện xây dựng mới phải phù hợp với công tác KSNK trong các cơ sở KBCB vào năm 2017
3. Giải pháp về hoạt động chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
* Sở Y tế
- Xây dựng Kế hoạch tập huấn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện của tỉnh.
- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng tổ chức đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện
- Tổ chức nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh
* Các bệnh viện
- Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn KSNK cho nhân viên y tế làm công tác KSNK của bệnh viện (02 lần/năm)
- Xây dựng những quy định cụ thể về KSNK cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn KSNK cho tuyến dưới và hỗ trợ tuyến dưới triển khai các hoạt động KSNK.
- Hàng tháng tổ chức, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về vô khuẩn tại các khoa phòng theo bảng kiểm. Tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Y tế Tổ chức nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa phòng của bệnh viện, đặc biệt là các khoa phòng phải thực hiện vô khuẩn tuyệt đối.
4. Giải pháp về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường các hình thức đào tạo, huấn luyện như đào tạo tập trung hoặc vừa làm vừa học, đào tạo dài hạn, đào tạo liên tục, tập huấn, hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập chuyên đề KSNK trong và ngoài nước, đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong nước về KSNK
- Tăng cường nghiên cứu khoa học về KSNK:
- Tham dự đầy đủ các hội nghị, hội thảo chuyên ngành KSNK do Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế khác khi được mời tham dự.
5. Giải pháp truyền thông
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền công tác KSNK trên cổng thông tin điện tử của ngành hoặc các kênh truyền thông khác như đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Giang, trang Website; Bản tin Sức khỏe Hà Giang....
- Tăng cường truyền thông trực tiếp về phòng ngừa KSNK trên mọi phương tiện (trang website, poster, tờ rơi,...) của các bệnh viện
6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và kinh phí
* Sở Y tế:
- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng đúng quy định tại các bệnh viện chưa xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch mua các trang thiết bị phục vụ cho công tác KSNK tại các bệnh viện
* Các Bệnh viện
- Bảo đảm các phương tiện vệ sinh môi trường đầy đủ,
- Cung cấp đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, hóa chất phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Sở Y tế
- Hàng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo, tập huấn, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện
- Tìm nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng quy định tại các bệnh viện chưa xây dựng.
2. Các Bệnh viện
- Hàng năm bố trí kinh phí để đào tạo, tập huấn, mua trang thiết bị tối thiểu, hóa chất, vật tư phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Phòng Nghiệp vụ Y
- Là bộ phận thường trực có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và kiểm tra giám sát các bệnh viện thực hiện các nội dung của Kế hoạch
- Tổng hợp kết quả thực hiện của các bệnh viện báo cáo lãnh đạo Sở và Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Tìm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng quy định tại các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải
- Xây dựng kế hoạch kinh phí trình các cấp để đào tạo, tập huấn; mua trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện
3. Thanh tra Sở
Chủ trì và phối hợp với các Phòng liên quan của Sở tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Xử lý nghiêm các bệnh viện và cá nhân không thực hiện đúng các quy định của Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế.
4. Giám đốc các bệnh viện
- Căn cứ kế hoạch của Sở Y tế xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của đơn vị
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của Kế hoạch về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác KSNK của các khoa phòng của bệnh viện.
- Bố trí đủ nhân lực, kinh phí cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của đơn vị.
- Chỉ đạo bộ phận liên quan thực hiện báo cáo công tác KSNK đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch hành động về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc báo cáo Sở Y tế để cho ý kiến giải quyết./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 26/2015/QĐ-UBND về quy định mức giá thu dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2015 về quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngày nghỉ, ngày lễ trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bổ sung quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Phú Thọ quản lý tại Quyết định 21/2014/QĐ-UBND
- 4Kế hoạch 1035/KH-SYT năm 2016 thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 5Kế hoạch 2761/KH-SYT năm 2022 giám sát việc tuân thủ quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công tác Khoa Dược bệnh viện do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 3Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 4Quyết định 26/2015/QĐ-UBND về quy định mức giá thu dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 5Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2015 về quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngày nghỉ, ngày lễ trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 6Quyết định 01/2016/QĐ-UBND bổ sung quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Phú Thọ quản lý tại Quyết định 21/2014/QĐ-UBND
- 7Quyết định 1426/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Kế hoạch 1035/KH-SYT năm 2016 thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 9Kế hoạch 2761/KH-SYT năm 2022 giám sát việc tuân thủ quy định về thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công tác Khoa Dược bệnh viện do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 64/KH-SYT năm 2016 về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 64/KH-SYT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Lương Viết Thuần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra