Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 615/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 06 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025, NĂM 2024

Căn cứ Nghị quyết số 46/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển Nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2024 - nguồn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2646/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

Thực hiện Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 21/4/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025, năm 2024 (sau đây viết tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tích hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán ở ngoài khu vực cấp nước sinh hoạt tập trung (hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình).

- Cải tạo, sửa chữa Trạm Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

- Cứng hóa đường giao thông, xây dựng nhà Hỏa táng và công trình phụ trợ tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

- Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.

- Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Thái tại xã Long Phước, huyện Bến Cầu; Xây dựng 04 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số (03 Câu lạc bộ của dân tộc Khmer và 01 Câu lạc bộ dân tộc Thái) tại huyện Tân Châu, huyện Bến Cầu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh; Hỗ trợ hoạt động Đội văn nghệ truyền thống và xây dựng tủ sách cộng đồng vùng đồng bào DTTS xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên; tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống, trò chơi dân gian cho các DTTS (trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần IV - năm 2024); Quảng bá nghệ thuật múa trống Chhay - Dăm trên tạp chí Heritage và màn hình TVC trên các chuyến bay của Vietnam Airline; Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; Tu bổ chống xuống cấp di tích Tháp Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng thuộc nền văn hóa Óc - Eo.

- Thực hiện tuyên truyền kéo giảm tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Tây Ninh.

2. Đối tượng

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình;

- Các cá nhân và hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

3. Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

III. NỘI DUNG CÁC DỰ ÁN

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

1.1. Đối tượng thụ hưởng

- Xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên).

1.2. Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ hộ chuyển đổi nghề.

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán ở ngoài khu vực cấp nước sinh hoạt tập trung (hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình).

1.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

- Vốn sự nghiệp: 1.562,95 triệu đồng, trong đó gồm: Năm 2022 chuyển nguồn sang 2024: 329,95 triệu đồng (trong đó: NSTW: 287 triệu đồng, NS tỉnh: 42,95 triệu đồng), năm 2023 chuyển nguồn sang 2024: 1.003 triệu đồng (trong đó: NSTW: 872 triệu đồng, NS tỉnh: 131 triệu đồng) và năm 2024: 230 triệu đồng (trong đó: NSTW: 200 triệu đồng, NS tỉnh: 10 triệu đồng, NS huyện: 20 triệu đồng). Phân bổ vốn cho UBND huyện Tân Biên thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán cho người dân tại xã Hòa Hiệp.

2. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc (Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS)

2.1. Đối tượng thụ hưởng

- Xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên).

2.2. Nội dung thực hiện

- Cứng hóa đường Tổ 11, ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp (nối từ đường khu Sóc Thiết - Chàng Rục của đồng bào dân tộc Khmer đến UBND xã).

- Xây dựng nhà hỏa táng và công trình phụ trợ tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

- Cải tạo, sửa chữa Trạm Y tế xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

2.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

- Vốn đầu tư: 2.425 triệu đồng (trong đó: NSTW: 2.425 triệu đồng). Phân bổ vốn cho UBND huyện Tân Biên thực hiện Dự án xây dựng nhà hỏa táng và công trình phụ trợ tại xã Hòa Hiệp và Dự án cứng hóa đường Tổ 11, ấp Hòa Bình.

- Vốn sự nghiệp: 94 triệu đồng (trong đó: NSTW: 82 triệu đồng, NS tỉnh: 12 triệu đồng) “Hỗ trợ trang thiết bị cho Trạm Y tế xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên”. Phân bổ vốn cho Sở Y tế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các Trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS)

3.1. Đối tượng thụ hưởng: Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh.

3.2. Nội dung thực hiện

- Mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh nhằm đảm bảo tốt việc tổ chức giảng dạy, học tập, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú của nhà trường.

3.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

- Vốn sự nghiệp: 5.118,17 triệu đồng, trong đó gồm: năm 2022 chuyển nguồn sang 2024: 237,17 triệu đồng (NSTW: 13,52 triệu đồng, NS tỉnh: 223,65 triệu đồng), năm 2023 chuyển nguồn sang 2024: 4.630 triệu đồng (NSTW: 4.026 triệu đồng, NS tỉnh: 604 triệu đồng) và năm 2024: 251 triệu đồng (NSTW: 218 triệu đồng, NS tỉnh: 33 triệu đồng). Phân bổ vốn cho Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

4.1. Đối tượng thụ hưởng: Ấp, khu phố đang lưu giữ di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

4.2. Nội dung thực hiện

a. Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Thái tại xã Long Phước, huyện Bến Cầu;

b. Xây dựng 05 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số (04 Câu lạc bộ của dân tộc Khmer và 01 Câu lạc bộ dân tộc Thái) tại huyện Tân Châu, huyện Tân Biên, huyện Bến Cầu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh;

c. Hỗ trợ hoạt động Đội văn nghệ truyền thống xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên;

d. Xây dựng tủ sách cộng đồng vùng đồng bào DTTS xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên;

e. Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống, trò chơi dân gian cho các DTTS (trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần IV - năm 2024);

f. Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi văn hóa truyền thống tiêu biểu các DTTS (Quảng bá nghệ thuật múa trống Chhay - Dăm trên tạp chí Heritage và màn hình TVC trên các chuyến bay của Vietnam Airline);

g. Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể;

h. Tu bổ, chống xuống cấp Di tích Tháp Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng, thuộc hậu kỳ nền văn hóa Óc-Eo;

i. Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống (Mô hình trải nghiệm văn hóa Khmer tại ấp Trường An, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành);

j. Bảo tồn 01 lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch (Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Chol Chnam Thmay (Mừng năm mới) của người Khmer trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gắn với phát triển du lịch cộng đồng);

k. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi bảo tồn 01 chương trình phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một (Nghiên cứu, phục hồi và bảo tồn Lễ cúng miếu - Lễ rước bông và tổ chức truyền dạy ngôn ngữ của người Tà Mun);

4.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

* Vốn sự nghiệp: 5.5622,5 triệu đồng (trong đó: NSTW: 4.878 triệu đồng, NS tỉnh: 744,5 triệu đồng), bao gồm:

- Năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024: 1.252,5 triệu đồng (trong đó: NSTW: 1.078 triệu đồng, NS tỉnh: 174,5 triệu đồng). Trong đó:

+ 620 triệu đồng (NSTW: 537 triệu đồng, NS tỉnh: 83 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung j và k.

+ 172,5 triệu đồng (trong đó: NSTW: 150 triệu đồng, NS tỉnh: 22,5 triệu đồng) phân bổ cho UBND huyện Tân Biên thực hiện nội dung b và c.

+ 460 triệu đồng (trong đó: NSTW: 400 triệu đồng, NS tỉnh: 60 triệu đồng) phân bổ cho UBND thị xã Hòa Thành thực hiện nội dung i.

- Năm 2024: 4.370 triệu đồng (trong đó: NSTW: 3.800 triệu đồng, NS tỉnh: 570 triệu đồng). Trong đó:

+ 345 triệu đồng (trong đó: NSTW: 300 triệu đồng, NS tỉnh: 45 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung a.

+ 460 triệu đồng (trong đó: NSTW: 400 triệu đồng, NS tỉnh: 60 triệu đồng) phân bổ cho UBND huyện Bến Cầu, Tân Châu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh thực hiện nội dung b (mỗi địa phương 115 triệu đồng).

+ 58 triệu đồng (trong đó: NSTW: 50 triệu đồng, NS tỉnh: 8 triệu đồng) phân bổ cho UBND huyện Tân Biên thực hiện nội dung c.

+ 400 triệu đồng (trong đó: NSTW: 347 triệu đồng, NS tỉnh: 53 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung e.

+ 173 triệu đồng (trong đó: NSTW: 150 triệu đồng, NS tỉnh: 23 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung f.

+ 30 triệu đồng (trong đó: NSTW: 26 triệu đồng, NS tỉnh: 04 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung d.

+ 81 triệu đồng (trong đó: NSTW: 70 triệu đồng, NS tỉnh: 11 triệu đồng) phân bổ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nội dung g.

+ 2.760 triệu đồng (trong đó: NSTW: 2.400 triệu đồng, NS tỉnh: 120 triệu đồng, NS thị xã: 240 triệu đồng) phân bổ cho UBND thị xã Trảng Bàng thực hiện nội dung h.

* Đối với nguồn kinh phí chưa phân khai, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.

5. Dự án 9: Đầu tư- phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù (Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS)

5.1. Đối tượng thụ hưởng

- Nhóm vị thành niên, thanh niên là người DTTS.

- Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú.

- Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong vùng đồng bào DTTS.

- Người có uy tín trong cộng đồng các DTTS.

5.2. Nội dung thực hiện: Triển khai công tác truyền thông nhằm tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

5.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

- Vốn sự nghiệp: 812 triệu đồng (trong đó: NSTW: 692 triệu đồng, NS tỉnh: 120 triệu đồng), bao gồm: Năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024: 639 triệu đồng (trong đó: NSTW: 542 triệu đồng, NS tỉnh: 97 triệu đồng) và năm 2024: 173 triệu đồng (trong đó: NSTW: 150 triệu đồng, NS tỉnh: 23 triệu đồng). Phân bổ vốn cho Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh; Báo Tây Ninh và Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền.

6. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình)

6.1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.

6.2. Nội dung thực hiện: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình. Tổ chức học tập kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Chương trình.

6.3. Nguồn vốn và phân công thực hiện

- Vốn sự nghiệp: 151 triệu đồng, trong đó gồm: năm 2023 chuyển nguồn sang 2024: 134 triệu đồng (trong đó NSTW: 113 triệu đồng, NS tỉnh: 21 triệu đồng) và năm 2024: 17 triệu đồng (trong đó NSTW: 15 triệu đồng, NS tỉnh: 2 triệu đồng). Phân bổ vốn cho Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2024

Tổng kế hoạch vốn thực hiện Chương trình năm 2024 là 17.707,62 triệu đồng, trong đó:

1. Vốn đầu tư: 4.347 triệu đồng (NSTW).

2. Vốn sự nghiệp: 13.360,62 triệu đồng. Trong đó, vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2024 là: 567,12 triệu đồng (NSTW: 300,52 triệu đồng, NS tỉnh: 266,6 triệu đồng), vốn năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024 là: 7.658,5 triệu đồng (NSTW: 6.631 triệu đồng và NS tỉnh 1.027,5 triệu đồng) và vốn năm 2024 là: 5.135 triệu đồng (NSTW: 4.465 triệu đồng và NS tỉnh: 670 triệu đồng).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng UBND tỉnh

- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; Chủ trì tổng hợp kết quả thực hiện (bao gồm nội dung và kinh phí) và phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định.

- Chủ trì thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 9; Tiểu dự án 3 của Dự án 10. Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất về Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành Trung ương theo quy định.

- Tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình năm 2024 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm theo đúng quy định.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình theo quy định.

4. Các Sở, ban, ngành được phân công chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung, thành phần thuộc Chương trình

- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ngành quản lý.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh

Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Chương trình.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung thông tin đối ngoại theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp các Sở, ngành phụ trách các Dự án, Tiểu dự án tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình; Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tổ chức triển khai các hoạt động được phân công ở các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện Chương trình; Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn đề nghị đơn vị, địa phương phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các tổ chức CT-XH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Phòng: DT, KT, QTTV;
- Lưu: VT. VP UBND tỉnh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đức Trong

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 615/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến 2025, năm 2024

  • Số hiệu: 615/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 06/03/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Võ Đức Trong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản