ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5967/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây viết tắt là Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg) và Căn cứ Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả mục tiêu của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các chương trình, đề án,
kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác đang được triển khai tại xã, phường, thị trấn, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố.
3. Xác định việc triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong năm 2014; xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện, đồng thời phải đảm bảo tính liên tục của các nhiệm vụ, hoạt động trong Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
4. Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg mang tính lâu dài, bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn.
II. NỘI DUNG
1. Phổ biến, quán triệt, triển khai Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật
a) Tổ chức quán triệt triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Pháp luật thành phố, Báo Sài Gòn giải phóng, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân về xây dựng xã, phường, thị trấn; quận, huyện; thành phố tiếp cận pháp luật lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, tập huấn trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố, các cơ quan báo chí.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Khuyến khích, phát động phong trào thi đua xây dựng xã, phường, thị trấn; quận, huyện; thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố; quận, huyện;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
a) Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố (Hội đồng đánh giá cấp thành phố).
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
b) Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân quận, huyện (Hội đồng đánh giá cấp quận, huyện).
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
c) Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Hội đồng đánh giá cấp xã).
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng xã, phường, thị trấn; quận, huyện; thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014.
4. Kiện toàn và nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện thiết chế pháp luật ở xã, phường, thị trấn
a) Thống kê, rà soát số lượng và trình độ chuyên môn của các công chức Tư pháp – Hộ tịch.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.
b) Kiện toàn đủ số lượng và đào tạo trình độ các chức danh công chức xã, phường khác (Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường, Văn hóa – Xã hội, Văn phòng – Thống kê, Tài chính – Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) đạt chuẩn theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014.
5. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Kiểm tra, đánh giá, báo cáo thực hiện 06 tháng, hàng năm; tổ chức tổng kết 05 năm vào năm 2017.
6. Công khai kết quả tự đánh giá và các quy định có liên quan lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu có)
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
7. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành và phòng chuyên môn quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Ủy ban nhân dân thành phố
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các nội dung
như sau:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Bổ sung chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố theo hướng dẫn của Trung ương.
- Tạo điều kiện cho các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn.
- Đảm bảo về biên chế, cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật ở thành phố; chỉ đạo, đầu tư, có biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục hạn chế, bất cập đối với xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn, các tiêu chí chưa đạt hoặc đạt chuẩn nhưng chưa bền vững.
- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện; thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết; định kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm) và tổ chức tổng kết 05 năm vào năm 2017.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý và xây dựng xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở; kiện toàn và nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện thiết chế pháp luật ở xã, phường, thị trấn.
b) Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Trên cơ sở Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các quận, huyện ban hành kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; thực hiện các biện pháp, giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Bố trí công chức, cơ sở vật chất và kinh phí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật.
- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện; thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết; định kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).
Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện nội dung của Kế hoạch này và các nhiệm vụ nêu trên.
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Tổ chức thực hiện các quy định, các biện pháp, giải pháp về việc xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật tại địa phương.
- Bố trí công chức xã, phường, thị trấn, cơ sở vật chất và kinh phí hợp
lý để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật ở
địa phương.
- Đánh giá, tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả việc thực hiện (trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm).
Công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ trì, phối hợp với các công chức khác của xã, phường, thị trấn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp mình thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở - ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Kế hoạch này. Trường hợp có khó khăn vướng mắc thì thông tin, trao đổi cùng Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố
xử lý./.
Nơi nhận:
- VPUB: CPVP; Các Phòng CV; | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 13/2014/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 19/2014/QĐ-UBND Quy định mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1932/QĐ-BTP năm 2013 về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở kèm Quyết định 09/2013/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 13/2014/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Quyết định 19/2014/QĐ-UBND Quy định mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 5967/KH-UBND năm 2013 về Triển khai thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 5967/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/11/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định