Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2021 cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
b) Đồng bộ và thực hiện nghiêm các giải pháp đề ra để góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ “tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%”.
2. Yêu cầu
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động, nghiêm túc tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
b) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
1. Giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến trong hành vi của người tham gia giao thông.
3. Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin để phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông; đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông trên địa bàn, kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành ở trung ương để triển khai đồng bộ kể từ năm 2022.
4. Tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; đường thủy nội địa; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
5. Vận động các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tham gia cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông tại điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ và huy động nhân dân tham gia làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt. Gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép
6. Chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
7. Đến năm 2021 xử lý cơ bản các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống báo hiệu còn thiếu; loại bỏ hệ thống báo hiệu không phù hợp, tạo điều kiện cho người tham gia giao thông an toàn, thuận lợi.
8. Không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể UBND cấp tỉnh, huyện, xã và Chủ tịch UBND - Trưởng Ban ATGT tỉnh, huyện nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn mà nguyên nhân đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhưng chưa khắc phục (điểm đen về tai nạn giao thông, đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt...).
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Sở Giao thông Vận tải
a) Giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch giao thông vận tải; quy hoạch đấu nối; quy hoạch vận tải; quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ tình hình vi phạm quy định pháp luật đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại.
b) Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông.
Chủ trì tổ chức thực hiện hoặc tham mưu việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông trên địa bàn; sẵn sàng kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành ở trung ương để triển khai đồng bộ kể từ năm 2022.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải.
d) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; tổ chức kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý chặt chẽ các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; đường thủy nội địa; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ tình hình vi phạm quy định pháp luật đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại.
e) Tham mưu UBND tỉnh để tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
f) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức xử lý cơ bản các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên địa bàn tỉnh xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
Hàng năm rà soát các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý để chủ động tổ chức khắc phục, hoàn thiện đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý không thực hiện được do vượt quá khả năng bố trí kinh phí.
Là đầu mối tổng hợp các đề xuất xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu của cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.
2. Công an tỉnh
a) Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
b) Tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
c) Tổ chức công tác chỉ huy, điều khiển giao thông; hướng dẫn phân luồng, phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
d) Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông.
3. Sở Xây dựng
a) Giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ tình hình vi phạm quy định pháp luật đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại.
b) Tham mưu thực hiện đảm bảo quy mô diện tích đỗ xe trong đô thị, các công trình xây dựng, không gian vỉa hè, lối đi bộ; thiết kế, thi công và bảo hành, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông.
c) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
Hàng năm rà soát các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý để chủ động tổ chức khắc phục, hoàn thiện đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; đề xuất xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý không thực hiện được do vượt quá khả năng bố trí kinh phí về Sở Giao thông Vận tải tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
d) Tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong cơ quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến trong hành vi của người tham gia giao thông.
b) Chủ động nắm bắt chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông (về việc hàng tháng đưa nội dung tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông vào các cuộc họp giao ban báo chí ở trung ương và địa phương; tổ chức Hội thi thông tin lưu động tuyên truyền về an toàn giao thông; lập Đề án tuyên truyền an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2019 - 2021; Đề án tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống tác hại của rượu, bia, thực hiện “Đã uống rượu bia, không lái xe”) để tổ chức thực hiện và tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện.
5. Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
a) Tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tại cơ quan, đơn vị.
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
Hàng năm rà soát các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý để chủ động tổ chức khắc phục, hoàn thiện đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; đề xuất xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý không thực hiện được do vượt quá khả năng bố trí kinh phí về Sở Giao thông Vận tải tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến trong hành vi của người tham gia giao thông.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
c) Vận động các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tham gia cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông tại điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; sử dụng kinh phí quỹ bảo trì đường bộ được cấp và huy động nhân dân tham gia làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt.
d) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
Hàng năm rà soát các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý để chủ động tổ chức khắc phục, hoàn thiện đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; đề xuất xử lý xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý không thực hiện được do vượt quá khả năng bố trí kinh phí, đề nghị Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
e) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, bảo đảm khả năng đáp ứng, kết nối giao thông đô thị.
f) Riêng đối với UBND thành phố Ninh Bình, ngoài các nội dung trên cần tập trung nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Ninh Bình xong trước 30/6/2019; báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý.
7. Quỹ bảo trì đường bộ
Hàng năm bố trí một phần kinh phí để làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt.
8. Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ tháng 12 hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả việc thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải nhằm vận động toàn dân xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện với môi trường.
9. Sở Nội vụ
Tham mưu việc gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép.
10. Ban Thi đua khen thưởng tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi, không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể UBND cấp tỉnh, huyện, xã và Chủ tịch UBND - Trưởng Ban ATGT tỉnh, huyện nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn mà nguyên nhân đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhưng chưa khắc phục (điểm đen về tai nạn giao thông, đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt...).
11. Các Sở, ban, ngành
a) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải.
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND tỉnh trong việc triển khai các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách.
12. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho việc triển khai kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019 - 2021.
a) Nguồn kinh phí: Kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT.
b) Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
1. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nội dung của Kế hoạch.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.
3. Đề nghị các cấp ủy đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, tỉnh Đoàn, các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh tỉnh và các tổ chức đoàn thể tích cựu vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiểm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
4. Chế độ báo cáo
a) Hàng quý các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp khắc phục các điểm hạn chế, tồn tại gửi Sở GTVT tổng hợp để UBND tỉnh báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
b) Định kỳ tháng 12 hàng năm cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Giao thông vận tải để tổng hợp gửi Ban An toàn giao thông tỉnh báo cáo kết quả việc thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2021
- 2Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị Quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Kế hoạch 967/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2021
- 6Kế hoạch 1838/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 8Kế hoạch 1471/KH-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 1Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2021
- 3Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị Quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Kế hoạch 967/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2021
- 7Kế hoạch 1838/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 1471/KH-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2021
- Số hiệu: 55/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra