Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 23 tháng 02 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/20210; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị: Số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Kế hoạch của UBND tỉnh: Số 143/KH-UBND ngày 30/5/2023 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 280-KH/TU ngày 27/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; số 83/KH-UBND ngày 13/5/2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; số 41/KH-UBND ngày 28/02/2020 về thực hiện Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 261/SCT-QLTM2 ngày 27/01/2024 và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh (Văn bản xin ý kiến số 502/VP.UBND - KTTC ngày 16/02/2024 của Văn phòng UBND tỉnh), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương, của tỉnh.
- Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Sau đây gọi tắt là ATTP) trong lĩnh vực Công Thương từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở; tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP trong lĩnh vực Công Thương của UBND các cấp và các ngành.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm ATTP trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi đối với các phần mềm quản lý về ATTP.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, người tiêu dùng về tầm quan trọng của ATTP trong lĩnh vực Công Thương đến đời sống xã hội, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% UBND các huyện, thành phố và 70% UBND xã, phường, thị trấn được kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP trong lĩnh vực Công Thương.
- 100% cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, theo dõi về ATTP của ngành Công Thương từ tỉnh đến địa phương được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và quản lý nhà nước về ATTP.
- 100% người quản lý, trên 90% người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý được cập nhật kiến thức về ATTP.
- 100% các cơ sở thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận (Sau đây viết tắt là GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP được cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP; 95% các cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP theo quy định.
- 100% siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và 80% chợ (không bao gồm chợ tạm) được kiểm soát ATTP.
- 100% cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh được quản lý, trong đó 80% số cơ sở đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương
- Các cấp, các ngành, các tổ chức Chính trị - Xã hội thực hiện nghiêm: (i) Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; (ii) các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: số 143/KH-UBND ngày 30/5/2023 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 280-KH/TU ngày 27/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; số 83/KH-UBND ngày 13/5/2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; số 41/KH-UBND ngày 28/02/2020 về thực hiện Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay.
- Tiếp tục chỉ đạo, điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về an ninh, ATTP trong lĩnh vực Công Thương với công tác quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường, kiểm soát hàng hóa lưu thông, phân phối, bình ổn thị trường, cân đối cung cầu nâng cao năng suất chất lượng ngành Công Thương và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; triển khai thực hiện Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý nhà nước về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực Công Thương năm 2024 trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực, địa phương quản lý như: Kế hoạch triển khai Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết nguyên đán và kế hoạch kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn trong năm 2024.
- Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ATTP trong lĩnh vực Công Thương.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề phổ biến các nội dung mới về quản lý ATTP cho cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương, nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và thực hành tốt các quy định bảo đảm ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về ATTP. Đổi mới hình thức nội dung truyền thông về ATTP, chú trọng truyền thông về trách nhiệm quản lý, đảm bảo ATTP, thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và sử dụng dịch vụ thực phẩm. Nâng cao số lượng, chất lượng tài liệu, sản phẩm truyền thông.
- Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các Hội, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền vận động, giám sát ATTP đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý tố giác, phản ánh của tổ chức / cá nhân về các hành vi vi phạm ATTP; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã.
3. Công tác kiểm tra, hậu kiểm
- Tập trung kiểm tra, hậu kiểm, giám sát các nhóm mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột; ưu tiên kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Công Thương, quản lý truy xuất và xử lý triệt để trường hợp vi phạm theo quy định.
- Thành lập và tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo đảm vệ sinh ATTP tại tuyến tỉnh, huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong các dịp cao điểm hoặc khi xảy ra vấn đề đột xuất tại địa phương do UBND tỉnh quyết định.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khi có các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành định kỳ theo kế hoạch và yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý. Chú ý kiểm tra, kiểm soát vệ sinh ATTP trong khâu lưu thông, phân phối, đặc biệt là các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Giám sát chặt chẽ nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý, đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả giám sát ATTP tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ áp dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời khi có sự cố về ATTP.
4. Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về ATTP
- Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về ATTP như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cung cấp hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, giá cả bình ổn, giúp tạo dựng thói quen mua sắm cho người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm an toàn, nhất là các sản phẩm thực phẩm tươi sống; kết hợp với quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm (theo tiêu chuẩn Quốc gia Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm),
5. Công tác phối hợp liên ngành về bảo đảm ATTP
- Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP của tỉnh, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động, tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý chất lượng, ATTP.
- Phối hợp trong công tác trao đổi thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vào các dịp cao điểm trong năm như dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì ATTP, Tết trung thu, tại các hội nghị, sự kiện hoặc giải quyết các sự cố mất ATTP đột xuất xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý thông tin và cập nhật dữ liệu về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tiến tới liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, vận chuyển kinh doanh sản phẩm thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Quy chế phối hợp số 3819/QC-SNN&PTNT-SYT-SCT ngày 03/10/2019).
III. KINH PHÍ
- Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn hợp pháp khác.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các địa phương tổ chức chỉ đạo, triển khai các nội dung của Kế hoạch này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công trong việc bảo đảm ATTP trên địa bàn.
- Phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong các Đợt cao điểm như Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, Tết Trung thu ...
- Thực hiện công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP thuộc lĩnh vực ngành quản lý; phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh các loại sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đủ các điều kiện lưu thông trên thị trường.
- Chủ trì, phối hợp với các Đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã và các quy định về các điều kiện bảo đảm ATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý, trong đó tập trung vào các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, các cơ quan truyền thông chỉ đạo các cấp triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm an toàn.
- Giám sát chặt chẽ nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý, đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả giám sát ATTP tại các siêu thị, trung tâm thương mại, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời khi có sự cố về ATTP.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Quy chế phối hợp số 3819/QC-SNN&PTNT-SYT-SCT ngày 03/10/2019).
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm (theo tiêu chuẩn Quốc gia Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm) phù hợp với tình hình thực tế.
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các địa phương và các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý thông tin an toàn thực phẩm của tỉnh; cập nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực Công thương theo phân cấp.
- Phối hợp với Sở Y tế trong công tác lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm các chỉ tiêu về ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý và áp dụng biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời khi có sự cố về an toàn thực phẩm.
- Bổ sung Test kit kiểm tra nhanh các chỉ tiêu ATTP, duy trì hoạt động các điểm xét nghiệm nhanh các chỉ tiêu ATTP đã thực hiện tại 18 chợ hạng 1 trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cung cấp hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giá cả ổn định, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm an toàn, nhất là các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý; kết hợp với quảng bá, giới thiệu kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn gắn với chương trình OCOP.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương.
- Là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất và yêu cầu các sở, ngành, UBND các địa phương, đơn vị liên quan báo cáo công tác phối hợp thực hiện để báo cáo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và Trung ương theo quy định.
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Sở Công Thương trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Công thương và lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý thông tin An toàn thực phẩm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp.
- Hướng dẫn, đôn đốc các Ban chỉ đạo ATTP các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương; chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về ATTP cấp tỉnh; đầu mối, tổng hợp, điều phối hoạt động đảm bảo ATTP của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.
- Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho các sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Phối hợp cung cấp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, bản tự công bố chất lượng sản phẩm, tài liệu có liên quan trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm; quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP được thiết lập. Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan trong tham mưu xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm (theo tiêu chuẩn Quốc gia Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm), hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng ATTP.
- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương và Nông nghiệp tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong đó tập trung vào các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, đột xuất ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và buôn bán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục trong trồng trọt; kiểm soát, ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn mác hàng hóa; mã số mã vạch; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở có sự thống nhất giữa hai ngành và các ngành, cơ quan, các đơn vị liên quan bảo đảm hiệu quả và tránh chồng chéo các cuộc thanh, kiểm tra.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thông tin truyền thông phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chuyên mục an toàn thực phẩm phát trên sóng truyền hình và sóng phát thanh.
- Thường xuyên đưa tin, bài phản ánh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa phương, tuyên truyền và phổ biến Luật An toàn thực phẩm và quy định pháp luật về ATTP trên sóng phát thanh, truyền hình, báo in, Báo điện tử tỉnh.
6. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp vớ Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh.
7. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an thực hiện tốt công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các hành vi như: vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là lương thực, thực phẩm qua biên giới; kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm, thực phẩm nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhập lậu và các hành vi sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nằm ngoài danh mục cho phép để đưa vào sản xuất, chế biến thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động phối hợp, trao đổi thông thông tin với Sở Công Thương, cơ quan truyền thông của tỉnh, các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, bắt giữ xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
- Phối hợp cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và đoàn kiểm, tra, hậu kiểm do Sở Công Thương thành lập.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch trên và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng Kế hoạch bảo đảm ATTP trong lĩnh vực Công Thương năm 2024 trên địa bàn; chỉ đạo Phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP theo nhiệm vụ được phân cấp tại Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 của UBND tỉnh; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức cấp xã về lĩnh vực ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn.
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về ATTP tại các chợ trên địa bàn, kiên quyết xóa bỏ và ngăn chặn việc phát sinh các loại chợ tạm, chợ cóc không đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP. Quản lý chặt chẽ các cơ sở tập kết, trung chuyển, vận chuyển sản phẩm thực phẩm từ bên ngoài vào địa phương.
- Lựa chọn thí điểm 01 chợ trên địa bàn để xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm (theo tiêu chuẩn Quốc gia Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm) và gửi đăng ký về Sở Công Thương trước ngày 20/3/2024 để Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm.
- Tổ chức kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP theo quy định; phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP trên địa bàn; xử lý vi phạm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm; thực hiện thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP trên địa bàn theo quy định.
- Phối hợp với Sở Y tế, các sở ngành liên quan xây dựng và triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý thông tin An toàn thực phẩm của tỉnh; cập nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực Công Thương theo phân cấp.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Tỉnh đoàn; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho nhân dân và các hội viên tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm ATTP, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xây dựng các phong trào thi đua, hưởng ứng và tham gia xây dựng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm; thông báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm để có các biện pháp xử lý kịp thời.
V. TỔNG HỢP BÁO CÁO
Các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 6 và 12 tháng (trước ngày 10 tháng cuối kỳ) về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 82/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Kế hoạch 25/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023
- 3Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2024 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 4Kế hoạch 38/KH-UBND triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024
- 5Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 231/NQ-HĐND năm 2019 về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017 đến nay
- 8Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 82/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Kế hoạch 25/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023
- 11Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2023 về thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW và Kế hoạch 280-KH/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12Quyết định 2088/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- 13Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2024 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 14Kế hoạch 38/KH-UBND triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024
- 15Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Kế hoạch 55/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- Số hiệu: 55/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/02/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Cao Tường Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra