- 1Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 617/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- 6Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 08 tháng 3 năm 2021 |
Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Như vậy kế hoạch hóa gia đình không chỉ giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà có mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong những năm qua chương trình kế hoạch hóa gia đình của thành phố đã đạt được những kết quả nhất định; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong những năm qua ổn định ở mức dưới 1%; nhận thức và hành động của đa số người dân về kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyển biến tích cực; mức sinh thay thế được tiếp tục duy trì hơn một thập kỷ qua (năm 2009: 2,16 con/phụ nữ, năm 2019: 2,20 con/phụ nữ); quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội; tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố từng bước được khống chế; chất lượng đáp ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ngày càng được nâng cao và được triển khai sâu rộng trên toàn thành phố.
Tuy nhiên chương trình kế hoạch hóa gia đình của thành phố vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức; nhu cầu phương tiện tránh thai vẫn tiếp tục tăng do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng; tình trạng phá thai, vô sinh và nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng kịp thời, đặc biệt là nhóm vị thành niên, thanh niên đã ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của các gia đình.
Bên cạnh đó, thị trường phương tiện tránh thai chậm phát triển, chủ yếu là cung cấp viên uống tránh thai và bao cao su. Mặc dù nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, nhưng mức độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu theo phân đoạn thị trường ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng.
Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 thành phố Hải Phòng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phương tiện và dịch vụ tránh thai có chất lượng, duy trì lợi ích xã hội, sức khỏe của người dân trong toàn thành phố, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng.
1. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
2. Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
3. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
4. Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
5. Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 10/01/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017; Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 01/7/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng.
1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng thụ hưởng: nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực biển, đảo và ven biển.
- Đối tượng tác động: người dân trong toàn xã hội; ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
- Cán bộ cung cấp dịch vụ (sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình).
IV. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Thành phố Hải Phòng là một trong 9 tỉnh, thành phố trên cả nước đã đạt và duy trì mức sinh thay thế, số con bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được duy trì từ năm 2009 là 2,16 con/phụ nữ và năm 2019 là 2,20 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô giảm từ 18,1‰ năm 2009 xuống còn 15,9‰ năm 2019. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đạt ở mức từ 65-70% (năm 2020: 70,32%). Các chỉ tiêu về số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch do Trung ương, thành phố giao. Với kết quả giảm sinh và duy trì mức sinh thay thế của thành phố trong thời gian qua đã góp phần vào sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, ngăn ngừa tử vong có liên quan đến thai sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển, phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được đổi mới, thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và việc cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ, tạo cơ hội thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp. Tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản được đẩy mạnh thông qua đội ngũ cán bộ dân số xã, phường, thị trấn và trên 2.000 cộng tác viên dân số ở cơ sở đã góp phần chuyển đổi hành vi của người dân từ nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả chi phí phương tiện tránh thai.
Mạng lưới y tế công lập tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa quận, huyện và 100% trạm y tế xã đã có thể đáp ứng đầy đủ về cung cấp dịch vụ KHHGĐ, hệ thống y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp người dân thuận tiện trong việc lựa chọn các phương tiện tránh thai phù hợp.
Với chính sách khuyến khích xã hội hóa y tế/dân số, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có nhiều thay đổi. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của cơ sở y tế công lập (Khoa sản của bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; Trung tâm chăm sóc SKSS; Trung tâm DS-KHHGĐ; Trạm y tế xã, phường, thị trấn), y tế tư (bệnh viện phụ sản, đa khoa tư nhân, phòng khám chuyên khoa...) và các tổ chức xã hội (Hội KHHGĐ, 14 chi hội Hội KHHGĐ quận, huyện đang được khai thác, phát huy có hiệu quả góp phần đóng góp tích cực vào sự nghiệp DS-KHHGĐ của thành phố.
- Nhu cầu đáp ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân vẫn cao trong khi chất lượng dịch vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa phát triển, đặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng để cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai còn hạn chế đặc biệt ở tuyến xã. Các cán bộ y tế tuyến xã, phường còn thiếu chứng chỉ để đáp ứng dịch vụ KHHGĐ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Trạm Y tế chưa thường xuyên, kịp thời.
- Cơ chế thực hiện kế hoạch hóa gia đình có sự thay đổi, chỉ tiêu miễn phí dịch vụ KHHGĐ không còn, một bộ phận nhân dân vẫn có tư tưởng được miễn phí các phương tiện tránh thai và thực hiện dịch vụ KHHGĐ. Tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Kiến thức, kỹ năng tư vấn chăm sóc khách hàng của lực lượng cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm hàng hóa phương tiện tránh thai qua kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa chưa phong phú, đa dạng chủng loại, mẫu mã nên chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.
- Khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, biển đảo. Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản, sàng lọc phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi; cơ sở cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên/thanh niên còn thiếu; chưa nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ dân số của vị thành niên, thanh niên, người chưa kết hôn; chưa quản lý được tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở vị thành niên, thanh niên.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Công tác đáp ứng dịch vụ KHHGĐ trong những năm gần đây không được quan tâm chú trọng, việc tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo.
- Cơ chế thực hiện kế hoạch hóa gia đình có sự thay đổi, chỉ tiêu miễn phí dịch vụ KHHGĐ giảm và không còn đã tác động ảnh hưởng đến tâm lý người sử dụng phương tiện tránh thai nhất là ở các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa... Đối tượng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm sức khỏe sinh sản, phương tiện tránh thai xã hội hóa chưa nhiều.
- Công tác truyền thông, vận động đáp ứng dịch vụ KHHGĐ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa làm thay đổi được nhận thức của người dân trước những thách thức của tình hình dân số hiện nay.
- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cơ chế đáp ứng dịch vụ KHHGĐ, thường xuyên củng cố nâng cao kỹ năng đáp ứng dịch vụ cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là tuyến xã; quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng dịch vụ tại cơ sở.
- Nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày phong phú, đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao, do đó hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cần phải đảm bảo đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, chất lượng cao, dễ tiếp cận, chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng.
- 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt và duy trì ở mức 55% vào năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
- 90% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 100% năm 2030.
- 100% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn.
- 90% Trạm y tế thuộc địa bàn mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 100% năm 2030.
- 100% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
- 100% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
VI. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình; nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về kế hoạch hóa gia đình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
Xây dựng các hướng dẫn về đánh giá chất lượng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; xem xét đưa các dịch vụ KHHGĐ chất lượng vào khung theo dõi giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ y tế. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát chất lượng của các phương tiện tránh thai và dịch vụ tại các cơ sở y tế tư nhân; hướng dẫn cho y tế tuyến huyện thường xuyên giám sát chất lượng dịch vụ KHHGĐ của các cơ sở y tế tư nhân tại địa bàn quản lý.
- Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên/ thanh niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KHHGĐ.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
- Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ, trong đó dịch vụ tư vấn, cung cấp phương tiện tránh thai cần được coi là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả, chi phí thấp vừa mang lại lợi ích trực tiếp, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở người mẹ, vừa bảo đảm chất lượng dân số.
- Đổi mới và đa dạng hóa các loại hình truyền thông, vận động về dân số; đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, loa truyền thanh xã; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội, Facebook, Zalo... Mở mục chuyên mục tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng; đặc biệt nâng cao chất lượng, đổi mới, hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số - y tế thôn.
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; tăng cường tích hợp nội dung giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong các môn học và hoạt động giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi. Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục...
- Tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh. Giáo dục tình dục toàn diện cho vị thành niên/thanh niên theo từng chủ đề phù hợp với đối tượng và độ tuổi và chú trọng nhóm đối tượng phụ nữ trong các khu công nghiệp và nhóm phụ nữ yếu thế (gái mại dâm, HIV/AIDS, tàn tật, đồng tính...)
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Củng cố mạng lưới cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đảm bảo 100% cán bộ y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã có nữ hộ sinh trung cấp, y sĩ sản nhi được cấp chứng chỉ thực hiện được thủ thuật dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ; đầu tư trang thiết bị, xây dựng kho phương tiện tránh thai đạt chuẩn phục vụ dịch vụ kỹ thuật. Tập trung nguồn lực hỗ trợ mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại địa phương có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và biển đảo.
- Xây dựng và triển khai các mô hình xã hội hóa hỗ trợ, huy động các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ và tư vấn về SKSS/KHHGĐ giúp người dân có cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp. Thực hiện các phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng ven biển, hải đảo, khu công nghiệp và các nhóm đối tượng khó tiếp cận là người di cư, thanh niên và vị thành niên.
- Tăng cường cung cấp phương tiện tránh thai đáp ứng đầy đủ nhu cầu, an toàn, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng cao. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ. Tăng số lượng PTTT qua kênh tiếp thị xã hội, triển khai và mở rộng tiếp thị xã hội, xã hội hóa về dịch vụ KHHGĐ đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, những địa phương có mức sinh cao.
- Tăng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sinh sản, khám sức khỏe trước khi kết hôn, can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình, loại hình câu lạc bộ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân mở rộng trong toàn thành phố. Cung cấp kiến thức, kỹ năng tư vấn các biện pháp phát hiện, phòng tránh nguy cơ vô sinh; Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho vị thành niên về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng lứa tuổi.
- Triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS) cấp thành phố và quận, huyện. Đào tạo chuyên sâu đối với nhân viên y tế về cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên/ thanh niên; nâng cao năng lực đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên dân số kế hoạch hóa gia đình tại các thôn, tổ dân phố.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch thực hiện các dịch vụ; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn thành phố.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Kế hoạch
- Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Kế hoạch; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; có cơ chế đặc thù và ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa vùng ven biển, biển đảo, vùng có mức sinh cao.
- Đa dạng hóa các loại hình và cung cấp các sản phẩm phương tiện tránh thai để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận lựa chọn; giảm tối đa tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống và tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ cần trưng bày các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông về dịch vụ KHHGĐ đầy đủ và phù hợp để người dân có nhiều cơ hội đưa ra những lựa chọn phù hợp, an toàn.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chương trình, dự án sản xuất, cung cấp phương tiện tránh thai và vận động viện trợ của các tổ chức, liên doanh liên kết trong nước và nước ngoài.
Kinh phí thực hiện được huy động từ các nguồn:
- Ngân sách Trung ương (nếu có)
- Ngân sách địa phương bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ Y tế - Dân sô, lông ghép trong các Chương trình, Dự án có liên quan theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.
- Huy động sự tham gia, đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát, bổ sung, ban hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn chỉ đạo các Bệnh viện, đơn vị y tế, Dân số thực hiện triển khai các hoạt động theo Kế hoạch; tổ chức triển khai các phòng tư vấn, cung cấp dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, khám sức khoẻ trước khi kết hôn, sau sinh, phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa, điều trị sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ, hiếm muộn... tại Bệnh viện Phụ sản, các bệnh viện, cơ sở điều trị, Trung tâm Y tế quận, huyện, Trạm y tế xã trên địa bàn thành phố có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Y tế, Tổng cục Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình.
Cân đối ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Phối hợp với Sở Tài chính bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện các chương trình đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực dân số và dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ sinh sản, khám sức khỏe trước khi kết hôn, can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh trên địa bàn thành phố.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định hướng của Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, Cổng thông tin điện tử thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền nhằm cung cấp và đáp ứng các loại dịch vụ KHHGĐ đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Y tế cung cấp nội dung thông tin, tài liệu tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.
Phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
7. Ủy ban nhân dân huyện, quận
- Căn cứ Kế hoạch của thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Kế hoạch của địa phương.
- Chủ động bố trí bổ sung kinh phí và huy động nguồn lực để thực hiện và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, phát huy vai trò của thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân Số-KHHGĐ các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu, nâng cao chất lượng đáp ứng dịch vụ KHHGĐ; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và bổ khuyết nhiệm vụ phù hợp từng giai đoạn tại địa phương.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Kế hoạch hóa gia đình thành phố và các thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia phối hợp tổ chức triển khai giám sát việc thực hiện Kế hoạch, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân trong lĩnh vực do đơn vị phụ trách.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 4Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của tỉnh Bình Định
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 617/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP và Chương trình hành động 51-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- 7Quyết định 1848/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 9Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 11Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của tỉnh Bình Định
Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 53/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/03/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Khắc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định