Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5250/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án”,
Căn cứ Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;
UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Mục tổng quát
- Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm đầu tư phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
- Tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; góp phần giảm sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 1 (2014 - 2015):
- Hoàn thành việc tổng kiểm kê các tài sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; hoàn thành bộ chỉ số bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số đến năm 2020.
- 50 - 60% số thôn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhà sinh hoạt văn hóa (nhà sinh hoạt cộng đồng thôn) tự chủ các chương trình hoạt động.
- 40 - 50% cán bộ làm công tác văn hóa tại vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình (hoặc của dân tộc khác có thời gian sinh sống lâu năm trên địa bàn, có hiểu biết sâu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa) đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ ngành.
- Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, dân nhạc; xây dựng mô hình làng văn hóa - du lịch đặc trưng góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020):
- Cơ bản đưa các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nguy cơ bị mai một ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu.
- Đẩy mạnh việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng và phát huy vai trò của di sản văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.
- 70 - 85% số thôn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa thực hiện.
- 60 - 80% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc mình hoặc dân tộc khác sống trên địa bàn đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
- Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít nhất 02 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, dân nhạc hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ bản hoàn thành việc bảo tồn khẩn cấp và phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.
1. Triển khai Dự án: Tổng kiểm kê di sản văn hóa và Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
- Nhiệm vụ cụ thể: (1) Tổng kiểm kê di sản văn hóa và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Hre, Cor, Ca Dong đến năm 2020.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện có cộng đồng dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
2. Triển khai Dự án: Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ cụ thể:
(2) Tổ chức biên soạn và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
(3) Khôi phục nhà sàn truyền thống dân tộc Cor, sử dụng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các địa phương có dân tộc Cor sinh sống.
(4) Khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã bị mai một: nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hre, nghề rèn luyện sắt, dệt vải của dân tộc Ca Dong, nghề đan chiếu cưới, nón cưới, nón đội đi mưa của dân tộc Cor, khôi phục một số nhạc cụ như đàn nước, đàn gió...
(5) Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp với tổ chức các hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích các thói quen lạc hậu, hủ tục, luật tục; vận động nhân dân từng bước xóa bỏ hủ tục, luật tục không còn phù hợp đời sống hiện tại, gây lãng phí, tốn kém.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Công an tỉnh, UBND các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
3. Triển khai Dự án: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ cụ thể:
(6) Tổ chức các lớp để các nghệ nhân truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số Hre, Cor, Ca Dong tại các xã của các huyện miền núi trong tỉnh.
(7) Khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên người đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh học các lớp chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch tại các trường cao đẳng, đại học và thực hiện tốt chế độ ưu tiên bố trí việc làm tại các thiết chế văn hóa cơ sở sau khi các sinh viên tốt nghiệp để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
4. Triển khai Dự án: Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ cụ thể:
(8) Xây dựng các Khu bảo tồn làng văn hóa dân tộc thiểu số, cụ thể: dân tộc Hre tại huyện: Ba Tơ, Sơn Hà; dân tộc Cor tại huyện Trà Bồng và dân tộc Ca Dong tại huyện Sơn Tây. Gắn kết phát triển du lịch với việc hình thành Làng Văn hóa - Du lịch, các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
5. Triển khai Dự án: Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào các trường học trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ cụ thể:
(9) Tăng cường nội dung, chương trình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi phát trên: sóng phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi; Báo Quảng Ngãi, Tạp chí Cẩm Thành, Tạp chí Sông Trà và các tập san, bản tin xuất bản trong tỉnh.
(10) Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản, phát hành trong nước và trong cộng đồng các dân tộc: sách nghiên cứu về di sản văn hóa dân tộc Hre, dân tộc Cor, dân tộc Ca Dong; về từng di sản văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc; đĩa tiếng, đĩa hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh về dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian khác.
(11) Tổ chức các lóp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại các trường học miền núi, gắn kết với việc xây dựng tài liệu học tập, các tác phẩm dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian khác của các đoàn nghệ thuật quần chúng, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
6. Triển khai Dự án: Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020
- Nhiệm vụ cụ thể:
(12) Tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi, trò diễn dân gian, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh (tổ chức định kỳ mỗi năm một lần).
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân huyện nơi diễn ra các hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2020.
- Tổng nhu cầu nguồn vốn thực hiện: 109.550.000.000 đồng (Một trăm lẻ chín tỷ, năm trăm năm mươi triệu đồng).
+ Giai đoạn 1 (2014 - 2015): 25.500.000.000 đồng;
+ Giai đoạn 2 (2016 - 2020): 84.050.000.000 đồng.
- Nguồn vốn thực hiện:
+ Nguồn ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh, huyện) chiếm khoảng 65%, tương đương 71.207.500.000 đồng.
+ Nguồn vốn lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa chiếm khoảng 15%, tương đương với 16.432.500.000 đồng
+ Nguồn vốn huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chiếm khoảng 10%, tương đương với 10.955.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm khoảng 10%, tương đương với 10.955.000.000 đồng.
1. Chỉ đạo thực hiện
Giao Ban Chỉ đạo Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương liên quan triển khai Kế hoạch này.
2. Phân công trách nhiệm
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các Dự án thành phần của Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và các nội dung của Kế hoạch này.
- Tổng hợp kế hoạch hàng năm, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch này.
- Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do các đơn vị lập và căn cứ chế độ tài chính quy định hiện hành của Nhà nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính.
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện các dự án thành phần hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương liên quan cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp thực hiện Dự án trong Kế hoạch này.
c) Sở Tài chính
- Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và căn cứ khả năng ngân sách, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách thực hiện hàng năm, kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo, đảm bảo theo Kế hoạch này và mục tiêu, tiến độ các dự án thành phần của Đề án đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch này.
d) Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện liên quan triển khai chương trình khuyến khích, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh học các lớp chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch tại các trường cao đẳng, đại học và thực hiện tốt chế độ ưu tiên bố trí việc làm tại các thiết chế văn hóa cơ sở sau khi các em tốt nghiệp.
đ) Ban Dân tộc
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện liên quan triển khai thực hiện các chính sách dân tộc liên quan đến các nội dung Kế hoạch này.
e) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi
- Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền các nội dung liên quan đến Đề án và Kế hoạch này; phối hợp triển khai các nội dung liên quan đến Kế hoạch này.
- Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến nội dung của Đề án và Kế hoạch này đến toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.
g) Các Sở: Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; các cơ quan, tổ chức và hội nghề nghiệp có liên quan
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án, đề tài khoa học, các phong trào, cuộc vận động nhằm triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch này.
h) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức mình, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên các cấp và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền vận động các tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
i) Ủy ban nhân dân các huyện miền núi và các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành:
- Tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý. Các huyện thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện để triển khai Kế hoạch này trên địa bàn, do lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin làm Phó Trưởng ban thường trực, đại diện lãnh đạo Phòng Dân tộc làm Phó Trưởng ban và đại diện một số phòng, ban có liên quan làm thành viên.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn huyện theo đúng nội dung của các dự án thành phần khi được triển khai và các quy định hiện hành của pháp luật.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc địa bàn triển khai Kế hoạch này theo trách nhiệm được giao.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, các sở, ban ngành và UBND các huyện liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan cấp trên theo quy định.
Yêu cầu các sở, ban ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Kế hoạch này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 5250/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | NỘI DUNG | KẾ HOẠCH KINH PHÍ | ||||||
GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 | GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 | |||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
1. | 2. | 3. | 4. | 5. | 6. | 7. | 8. | 9. |
I | Dự án Tổng kiểm kê di sản văn hóa và Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 | |||||||
1 | Tổng kiểm kê di sản văn hóa và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Hre, Cor, Ca Dong đến năm 2020 | 100 | 700 |
|
|
|
|
|
II | Dự án Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh | |||||||
1 | Tổ chức biên soạn và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh |
| 500 | 500 | 500 | 550 | 550 | 550 |
2 | Khôi phục các sàn nhà truyền thống dân tộc Cor tại các địa phương có dân tộc Cor sinh sống và sử dụng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng |
| 1.000 | 1.500 | 2.000 |
|
|
|
3 | Khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã bị mai một: nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hre, nghề rèn luyện sắt, dệt vải của dân tộc Ca Dong, nghề đan chiếu cưới, nón cưới, nón đội đi mưa của dân tộc Cor, khôi phục một số nhạc cụ đàn nước, đàn gió... |
| 200 | 200 | 300 | 300 | 400 | 400 |
4 | Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp với tổ chức các hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích các thói quen lạc hậu, hủ tục, luật tục; vận động nhân dân từng bước xóa bỏ hủ tục, luật tục không còn phù hợp đời sống hiện tại, gây lãng phí, tốn kém |
| 200 | 200 | 300 | 300 | 400 | 400 |
III | Dự án Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh | |||||||
1 | Tổ chức lớp nghệ nhân truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số Hre, Cor, Ca Dong tại các xã của các huyện miền núi trong tỉnh |
| 200 | 200 | 300 | 300 | 400 | 400 |
2 | Khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên người đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh học các lớp chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch tại các trường cao đẳng, đại học và thực hiện tốt chế độ ưu tiên bố trí việc làm tại các thiết chế văn hóa cơ sở sau khi các sinh viên tốt nghiệp để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. |
| 100 | 150 | 150 | 200 | 200 |
|
IV | Dự án Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh | |||||||
1 | Xây dựng 4 Khu bảo tồn làng văn hóa dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca Dong tại 04 huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng. Gắn kết phát triển du lịch với việc hình thành Làng Văn hóa - Du lịch, các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể |
| 20.000 | 20.000 |
| 20.000 |
| 20.000 |
V | Dự án Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trong tỉnh và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vào trường học trên địa bàn tỉnh | |||||||
1 | Tăng cường nội dung chương trình văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi phát trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi, Tạp chí Cẩm Thành, Tạp chí Sông Trà và các tập san, bản tin xuất bản trong tỉnh |
| 100 | 100 | 200 | 200 | 300 | 300 |
2 | Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản, phát hành trong nước và trong cộng đồng các dân tộc: sách nghiên cứu về di sản văn hóa dân tộc Hrê, dân tộc Cor, dân tộc Ca Dong; về từng di sản văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc; đĩa tiếng, đĩa hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh về dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian khác. |
| 200 | 200 | 300 | 300 | 500 | 500 |
3 | Tổ chức các lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại các trường học miền núi, gắn kết với việc xây dựng tài liệu học tập, các tác phẩm dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian khác của các đoàn nghệ thuật quần chúng, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong tỉnh |
| 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
VI | Dự án Chương trình hoạt động, lễ hội và biển diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi, trò diễn dân gian, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh (tổ chức định kỳ 1 - 2 năm 1 lần) |
| 2.000 | 1.000 | 1.500 | 1.500 | 2.000 | 2.500 |
TỔNG CỘNG TỪNG NĂM: | 100 | 25.400 | 24.250 | 5.750 | 23.850 | 4.950 | 25.250 | |
TỔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020: 109.550.000.000 đồng (Một trăm lẻ chín tỷ, năm trăm năm mươi triệu đồng) |
- 1Quyết định 972/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 59/2012/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Đề án 9747-QĐ/TU trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 2123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 936/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2020 về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 194/CT-BVHTTDL năm 2011 về tổ chức thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 972/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 59/2012/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Đề án 9747-QĐ/TU trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 2123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020
- 8Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 936/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2020 về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 5250/KH-UBND năm 2013 thực hiện đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 5250/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Quang Thích
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra