Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5200/KH-UBND | Bến Tre, ngày 27 tháng 10 năm 2014 |
Thực hiện Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
Thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ban Bí thư về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư khoá X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
Thực hiện Hướng dẫn liên tịch số 111-HD/BTGTW-BCSĐBYT ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW của Ban Bí thư về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư khoá X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
Thực hiện Công văn số 5076/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW của Ban Bí thư về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW theo hướng dẫn của BTGTW-BCSĐ Bộ Y tế. Thực hiện yêu cầu của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tại Công văn số 1379-CV/BTGTU ngày 08 tháng 7 năm 2014 của về thực hiện Hướng dẫn liên tịch số 111-HD/BTGTW-BCSĐBYT.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ban Bí thư về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
1. Mục đích:
- Triển khai quán triệt Thông báo Kết luận số 154-TB/TW ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Ban Bí thư khoá XI về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW; tiếp tục quán triệt, triển khai sâu rộng 05 quan điểm, 03 mục tiêu và 09 nhiệm vụ giải pháp của Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư khoá X và Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
- Triển khai thực hiện thành công Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
2. Yêu cầu:
- Các cấp uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban ngành xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Thông báo Kết luận 154-TB/TW trong phạm vi địa phương trên cơ sở bám sát các quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Chỉ thị số 24-CT/TW.
- Trong quá trình học tập quán triệt Thông báo kết luận số 154-TB/TW, cần đẩy mạnh công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội tuyên truyền, vận động và phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam đến toàn dân.
- Lồng ghép các chỉ tiêu phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam theo Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Y, Dược cổ truyền:
- Sở Y tế có Phòng quản lý Y Dược cổ truyền (YDCT).
- Tất cả Trung tâm Y tế huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác YDHCT bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, khám chữa bệnh, nuôi trồng cây con làm thuốc, bào chế và sản xuất thuốc.
b) Về cơ sở khám, chữa bệnh:
- 100% Bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện có khoa YDCT.
- 100% Trạm y tế xã, phường, thị trấn có bộ phận khám chữa bệnh bằng YDCT do thầy thuốc có trình độ là Y sỹ YDCT, Y sỹ định hướng YDCT hoặc lương y của trạm y tế phụ trách.
- 100% Bệnh viện Y học cổ truyền, Trường Trung cấp Y tế Bến Tre, Bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện và Trạm Y tế xã có vườn thuốc nam mẫu.
c) Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YDCT đến năm 2015: Tuyến tỉnh bằng 15%, tuyến huyện bằng 20% và tuyến xã bằng 30%. Đến năm 2020: Tuyến tỉnh bằng 20%, tuyến huyện bằng 25% và tuyến xã bằng 40%.
- Trên cơ sở đánh giá sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư khoá X “Về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” của địa phương, đơn vị, phân tích những hạn chế, yếu kém, vướng mắc làm cơ sở xây dựng các giải pháp khắc phục.
- Phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam theo hướng khoa học, dân tộc và đại chúng; kết hợp chặt chẽ giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, tập trung vào các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã để phát triển Y học cổ truyền Việt Nam bền vững; kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển.
- Phát huy thế mạnh của các cây, con làm thuốc của Việt Nam và các kinh nghiệm quý của người Việt Nam trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, nhất là các kinh nghiệm chữa bệnh không dùng thuốc có hiệu quả cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký bản quyền và thành lập các cơ sở nghiên cứu, thừa kế, triển khai ứng dụng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đầu tư, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nuôi trồng các cây, con làm thuốc, bảo tồn phát triển nguồn gen và các dược liệu quý hiếm, khai thác dược liệu tự nhiên có kế hoạch; ưu tiên phát triển vùng nuôi, trồng cây, con làm thuốc với quy mô sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao kết hợp với kinh nghiệm truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế và xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai và tài chính cho các đơn vị thuộc Hội Đông y, Bệnh xá Công an, Quân y tỉnh đội, các tổ chức từ thiện và một số cơ sở khác đã và đang nuôi, trồng dược liệu và đưa vào phục vụ chữa bệnh có hiệu quả.
- Công tác truyền thông tập trung vào việc giúp mọi người hiểu rõ vai trò, vị trí của nền Đông y Việt Nam, nhất là vai trò của việc phát huy thế mạnh của các cây, con làm thuốc trong nước và các phương pháp khám, chữa bệnh có hiệu quả là bảo tồn và phát huy một bộ phận của nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam.
1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động và tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia tìm hiểu và trồng tại nhà một số cây thuốc thông thường lồng ghép nội dung vận động phát động vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại khu dân cư”.
2. Ủy ban nhân dân huyện/thành phố:
- Đảm bảo các nguồn lực, bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch và chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt, triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả những nội dung và nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất, duy trì và bổ sung biên chế để các cấp Hội Đông y hoạt động và phát triển.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế về kết quả thực hiện Kế hoạch này.
- Tổ chức học tập, xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên của các cơ sở y tế và các đơn vị trực thuộc.
- Tập trung chỉ đạo việc đầu tư và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế, nhất là các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các trạm y tế tuyến xã.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề hàng năm cho đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền, nhất là các thầy thuốc y học cổ truyền tuyến huyện, xã.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Đông y xây dựng ngạch viên chức cho các lương y có uy tín và tay nghề đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền đang công tác tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các trạm y tế.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo trường Trung cấp Y tế chuẩn hoá chương trình đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho các công trình nghiên cứu về các bài thuốc nam và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các phương pháp khám chữa bệnh bằng việc kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò của y, dược cổ truyền trong phòng và chữa bệnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu và đề xuất xây dựng các vùng chuyên nuôi trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu dược liệu và thuốc đông y và thuốc từ dược liệu; đồng thời xây dựng cơ chế tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại. Tiếp tục tổ chức nuôi, trồng các cây, con làm thuốc trong đơn vị.
- Chỉ đạo Hội Đông y các cấp khắc phục các hạn chế đã chỉ ra trong sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, phát huy các mặt mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Hội để xứng đáng vai trò nòng cốt trong thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW.
- Hướng dẫn các Hội Đông y huyện/thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận số 154-TB/TW trên cơ sở Kế hoạch này trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
- Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Hội, chú trọng nâng cao y đức và chất lượng chuyên môn cho hội viên, vận động hội viên tích cực tham gia công tác kế thừa, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về y, dược cổ truyền.
- Nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động, chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng chuyên môn của các hội viên, đẩy mạnh công tác xã hội hoá để tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ đã giao tại Mục 3.
5. Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bến Tre:
Phối hợp Sở Y tế bổ sung, hoàn thiện, chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng y học cổ truyền, nhất là việc chữa bệnh bằng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc tại các cơ sở y tế, trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Thực hiện thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Phân bổ kinh phí ngân sách hàng năm đảm bảo hoạt động cho công tác y học cổ truyền.
Phối hợp Sở Y tế lồng ghép các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền vào các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định, bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển nền Đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Quy hoạch các vùng chuyên nuôi trồng dược liệu, có các cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên người dân nuôi trồng các cây, con làm thuốc.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Đông y tỉnh tổ chức các chương trình đào tạo và xin trình Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành đào tạo để chuẩn hoá đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ lương y, lương dược.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hoá về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của y, dược cổ truyền.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu quảng bá và phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền tại tỉnh.
Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Thanh tra Sở Y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu trong Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Kế hoạch số 3379/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư và Thông tri số 20-TT/TU ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Ban Thường vụ thành ủy về phát triển nền đông y và Hội Đông y thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 2166/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 24-CT/TW năm 2008 về phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Thông báo 154-TB/TW năm 2014 kết luận 5 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 6Công văn 5076/VPCP-KGVX năm 2014 thực hiện Thông báo kết luận 154-TB/TW về 5 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW theo hướng dẫn tại văn bản 111-HD/BTGTW-BCSĐBYT do Văn phòng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 5200/KH-UBND năm 2014 thực hiện Thông báo Kết luận 154-TB/TW do tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 5200/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trần Ngọc Tam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra