Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 513/KH-UBND | An Giang, ngày 09 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ, ngày 18 tháng 9 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang. và Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020.
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 22 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch số 268/KH-UBND thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính và nêu cao trách nhiệm của cơ quan thực thi các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nội dung này đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp thiết trong công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, sau khi Việt Nam hoàn tất đàm phán và bắt đầu triển khai thực hiện hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác chủ yếu, đồng thời chuẩn bị hoàn tất việc triển khai các cam kết kinh tế trong khuôn khổ WTO và lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết nhằm tranh thủ hiệu quả các cơ hội và lợi ích của các cam kết hội nhập. Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020, tập trung vào những nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Mặt đạt được:
Các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính với mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian, rút ngắn quy trình xử lý, công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính; rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính và loại bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, đồng thời triển khai đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực về lề lối, tác phong làm việc, thái độ phục vụ cũng như nhận thức của cán bộ công chức, viên chức về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Mặt hạn chế:
Một số Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa thật sự tích cực triển khai hoặc chưa bám sát các chỉ tiêu, cách thức cải thiện môi trường kinh doanh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhiều nhiệm vụ, giải pháp chưa được triển khai theo yêu cầu, từ đó việc tác động vào thực tế sản xuất và đời sống vẫn còn chậm.
Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài gây phiền hà cho doanh nghiệp; nhận thức về yêu cầu bức thiết và tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số PCI chưa được đầy đủ và sâu rộng ở một số nơi, đặc biệt là ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa nhịp nhàng, chặt chẽ. Chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ chưa thực sự năng động, cơ sở hạ tầng hạn chế,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chỉ số và xếp hạng PCI của tỉnh.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu:
1.1. Nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các ngành, các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
1.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thật sự thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh.
1.3. Nâng cao ý thức về vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong nhận thức và hành động về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
Trong hai năm 2015 - 2016, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính (trọng tâm là thủ tục hành chính), rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về cải cách toàn diện các điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm.
a) Năm 2015, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh như sau:
- Thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa 06 ngày. Trong đó, thực hiện đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.
- Thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 171 giờ (trong đó, nộp thuế: 121,5 giờ/năm; bảo hiểm xã hội: 49,5 giờ/năm); tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định;
- Thời gian thông quan qua biên giới tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày;
- Thời gian đăng ký quyền sở hữu tài sản không quá 25 ngày;
- Thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng xuống còn tối đa 30 tháng.
b) Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế, theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể:
- Củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, giao dịch thương mại qua biên giới, nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc. Một số chỉ tiêu cụ thể là:
+ Tiếp tục giảm thời gian đăng ký thành lập mới doanh nghiệp theo hướng tăng cường hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu để doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ hợp lệ trong thời gian ngắn nhất;
+ Thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa là 35 ngày;
+ Thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm (gồm 119 giờ nộp thuế và 49 giờ nộp bảo hiểm xã hội);
- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng theo phương pháp xác định của Ngân hàng Thế giới và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ, tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến của các cơ quan liên quan như chấp thuận đấu nối điện, nước, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, độ cao tĩnh không...).
- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn không quá 14 ngày.
- Quy định rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kiểm dịch, kiểm tra phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng trước khi thông quan theo hướng hàng hóa, dịch vụ tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa tuân thủ các tiêu chuẩn, phương thức phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế. Đơn giản quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất, nhập khẩu, hải quan. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu trọng yếu trên toàn quốc; thiết lập cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa Hải quan và cơ quan quản lý nhà nước liên quan; giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang, cần phải đo lường và theo dõi những thay đổi trong các quy định có ảnh hưởng đến 11 lĩnh vực trong vòng đời của doanh nghiệp (thể hiện qua 11 chỉ số). Trong đó, đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của tỉnh dựa trên 10 chỉ số (không bao gồm chỉ số Quy định về thị trường lao động). Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả vòng đời của doanh nghiệp, và về cơ bản đo lường và phản ánh mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ số này được phân thành 02 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhóm chỉ số đo lường mức độ phức tạp và chi phí tuân thủ các quy định pháp lý, gồm:
+ Khởi sự kinh doanh;
+ Cấp phép xây dựng;
+ Tiếp cận điện năng;
+ Đăng ký sở hữu tài sản;
+ Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội;
+ Giao dịch thương mại qua biên giới.
- Nhóm 2: Nhóm chỉ số thể hiện quy định pháp lý thuận lợi hơn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, gồm:
+ Tiếp cận tín dụng;
+ Bảo vệ cổ đông thiểu số;
+ Thực thi hợp đồng;
+ Giải quyết phá sản doanh nghiệp;
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỪNG CHỈ SỐ CỤ THỄ
1. Khởi sự kinh doanh:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Hướng dẫn thi hành đúng, đầy đủ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014. Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Xây dựng, công bố và công khai đầy đủ các quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Sở, Ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời gian thực hiện: Trong quý IV năm 2015 và cập nhật thường xuyên, liên tục các năm tiếp theo.
- Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bao gồm mã số thuế), thông báo mẫu dấu doanh nghiệp: 03 ngày làm việc. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/11/2015.
- Triển khai Quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hỗ sơ, thủ tục hành chính về đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thực hiện. Thời gian ban hành trong quý I năm 2016.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Cục hải quan, Bảo hiểm xã hội, Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cấp phép xây dựng:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung quy định về phí theo hướng giảm chi phí cho việc thực hiện cấp phép xây dựng.
- Ban hành cơ chế phối hợp một cửa liên thông trong công tác cấp phép xây dựng để thực hiện thống nhất quy trình và giải quyết các thủ tục trong cấp phép xây dựng theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể: (1) thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, (2) nộp hồ sơ và nhận Giấy phép xây dựng, (3) thông báo khởi công xây dựng, (4) tiếp đoàn kiểm tra khi hoàn thành từng hạng mục, (5) thủ tục đấu nối nguồn cấp và thoát nước, (6) tiếp đoàn kiểm tra đấu nối cấp thoát nước, (7) kết nối với nguồn cấp nước và thoát nước, (8) đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Thời gian thực hiện hoàn thành trong tháng 01 năm 2016.
- Trước và sau khi ban hành cơ chế phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc, nội dung như sau:
+ Hướng dẫn công khai, minh bạch các thủ tục cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác cấp giấy phép xây dựng theo các quy định của pháp luật.
+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực đã được quyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thì không phải thỏa thuận về phương án kiến trúc, phương án tổng thể mặt bằng.
+ Đối với những khu vực mới có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu thì giao chủ đầu tư chủ động lập quy hoạch chi tiết (hoặc tổng mặt bằng nếu quy mô nhỏ hơn 5ha) tỷ lệ 1/500 trình trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để cấp phép xây dựng, trên cơ sở thỏa thuận của Sở Xây dựng.
+ Không yêu cầu thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy ở giai đoạn cấp phép xây dựng. Sở Xây dựng sẽ xem xét đồng thời các yếu tố về quy hoạch phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn của phòng cháy chữa cháy khi cấp phép.
+ Thống nhất quan điểm về mục tiêu của Giấy phép xây dựng và xác định rõ về cách thức biện pháp hợp lý nhằm quản lý chất lượng công trình.
+ Không quy định bản vẽ kết cấu công trình trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.
+ Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có liên quan thực hiện thủ tục và trả kết quả đăng ký quyền sở hữu công trình.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty cổ phần Điện nước An Giang, Điện lực An Giang, Tòa án Nhân dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Tiếp cận điện năng:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục, thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang. Khi trình Quy định này để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, cần phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm các thủ tục, thời gian và chi phí để được cấp điện đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm rút thời gian tiếp cận xuống còn tối đa 35 ngày. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư.
- Gộp các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, khảo sát, thỏa thuận đấu nối sẽ giúp giảm thủ tục của ngành điện.
- Bải bỏ yêu cầu xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư các công trình điện đấu nối lưới đến cấp trung áp.
- Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, đơn giá, định mức trong khâu cấp điện mới.
- Ban hành thiết kế mẫu để khách hàng có thể chủ động chọn mẫu công trình cần thi công, giúp giảm thời gian thiết kế.
Thời gian ban hành Quy định trong tháng 01 năm 2016.
- b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án Nhân dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Công ty Cổ phần Điện nước An Giang, Điện lực tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Đăng ký sở hữu tài sản:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
Triển khai mô hình một cửa liên thông các thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cơ quan thuế thông qua việc ban hành Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế giải quyết thủ tục đăng ký sở hữu tài sản. Trước mắt và trong quá trình ban hành Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, phải thực hiện các nguyên tắc:
- Chủ động triển khai các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản trong năm 2015 còn 35 ngày; sau khi ban hành Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh còn 14 ngày.
- Rà soát, hoàn thiện các biểu mẫu, quy định thủ tục, trình tự thực hiện và công bố công khai các thủ tục hành chính liên quan trên các website của các cơ quan liên quan để các bên chuyển nhượng có thể tải về miễn phí và sử dụng.
Thời gian hoàn thành chậm nhất đến tháng 01 năm 2016.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế, Tòa án Nhân dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Nộp thuế:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ nộp thuế nhằm rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Rút ngắn thời gian nộp thuế không quá 121,5 giờ/năm năm 2015 và 119 giờ năm 2016; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm tối thiểu 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế về người nộp thuế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm thực hiện về quy trình, hồ sơ và thủ tục về thuế, tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế về những khó khăn, vướng mắc và kịp thời giải quyết những yêu cầu của người nộp thuế đặt ra theo đúng quy định của pháp luật.
- Triển khai đồng bộ các hoạt động đổi mới công tác quản lý thuế, nâng cao tính minh bạch và công bằng về nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do các Chi cục thuế trực tiếp quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin tư vấn các chính sách thuế kịp thời, rộng rãi cho doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên phải được cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động của Cục thuế. Kế hoạch hành động phải bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian, lộ trình thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện,… Thời gian ban hành Kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện trong quý IV năm 2015.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Cục Thuế tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Cục hải quan, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố.
6. Bảo hiểm xã hội:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 49 giờ.
- Triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chương trình chung của quốc gia.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao dịch điện tử trong việc thực hiện các thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện nhận và trả hồ sơ cho đơn vị sử dụng qua dịch vụ bưu điện.
- Triển khai chữ ký số trong kê khai nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế qua mạng.
Các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên phải được cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Kế hoạch hành động phải bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian, lộ trình thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện,… Thời gian ban hành Kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện trong quý IV năm 2015.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục thuế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Giao dịch thương mại qua biên giới:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, đảm bảo dây chuyền cung ứng dịch vụ công được liên tục, thông suốt trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày. Thời gian ban hành Quy chế trong tháng 2 năm 2016.
Quy chế này phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Điều phối việc làm thủ tục của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, đảm bảo dây chuyền cung ứng dịch vụ công được liên tục, thông suốt.
- Chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan nhằm giảm thiểu hồ sơ, thời gian chuẩn bị hồ sơ và chi phí cho doanh nghiệp.
- Không để xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa do hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
- Kiểm tra việc thu phí của các hãng tàu, công ty kinh doanh cảng, kho bãi và các đơn vị cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu khác, xử lý kịp thời tình trạng thu phí tùy tiện, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
- Kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Tổng hợp các vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung các quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Cục hải quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục thuế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh An Giang, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Tiếp cận tín dụng:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Bảo đảm thường xuyên 95% doanh nghiệp, 90% hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tiếp cận được tín dụng từ ngân hàng thương mại.
- Có Kế hoạch chi tiết để thực hiện có hiệu quả nội dung Quyết định số 1097/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016. Kế hoạch này phải được ban hành trong quý IV năm 2015.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Thời gian phê duyệt Đề án trong quý IV năm 2015.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh An Giang.
- Cơ quan phối hợp: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thuế, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Bảo vệ cổ đông thiểu số
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi hơn cho các cổ đông thiểu số trực tiếp khởi kiện người quản lý doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ những giao dịch phát sinh tư lợi thông qua việc xây dựng cẩm nang cho cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần nắm rõ quyền hạn của cổ đông, nhóm cổ đông trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần.
Đến tháng 01 năm 2016 và trong thời gian tiếp theo, 100% công ty cổ phần đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhận được cẩm nang về công ty cổ phần.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Thực thi hợp đồng:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
Tuân thủ chặt chẽ quy trình tố tụng hiện hành, quyết liệt thực hiện nhằm đảm bảo thời gian và thủ tục tối thiểu trong quá trình xử lý tranh chấp thương mại, dân sự.
Rà soát thủ tục hành chính tư pháp, đề xuất cấp có thẩm quyền loại bỏ những thủ tục gây phiền hà tốn thời gian chi phí cho doanh nghiệp.
Cải thiện hệ thống quản lý, giám sát của Tòa án Nhân dân tỉnh, của Cục Thi hành án dân sự tỉnh đối với Tòa án Nhân dân cấp huyện, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện thật hiệu quả, nhằm theo dõi và nắm bắt được thực tiễn hoạt động của tòa án, cơ quan thi hành dân sự cấp huyện, từ đó kịp thời chấn chỉnh, đôn đốc và nhắc nhở tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tuân thủ chặt chẽ các quy định về tố tụng.
Trong quý IV năm 2015, đề nghị Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Kế hoạch hành động thực hiện các nội dung trên và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Giải quyết phá sản doanh nghiệp:
a) Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
- Kịp thời phân công Tổ thẩm phán giải quyết thủ tục phá sản.
- Khẩn trương giải quyết các vụ việc phá sản được thụ lý trước khi Luật Phá sản có hiệu lực và đang được giải quyết.
- Quan hệ với quản tài viên chặt chẽ, đúng pháp luật. Thời gian thực hiện thường xuyên.
- Phát triển cổng thông tin điện tử của Tòa án để người dân tiếp cận được thông tin về thủ tục tố tụng (trong đó có thủ tục phá sản) của tòa án theo quy định của Luật Phá sản.
- Xây dựng thống nhất quy trình tiếp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trên toàn tỉnh (có đặt thời hạn tối đa cho mỗi bước của quy trình theo quy định của Luật Phá sản).
- Đề xuất xây dựng các mẫu văn bản bao gồm: đơn, tài liệu kèm theo đơn, danh mục văn bản kèm theo và công khai trên phương tiện truyền thông của Tòa án và cơ quan đăng ký kinh doanh ở địa phương.
Thời gian thực hiện các nội dung trên đây trong quý IV năm 2015.
- Trong quý IV năm 2015, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực thi Luật Phá sản, quản tài viên (chú trọng phát triển quản tài viên không chỉ là những người am hiểu luật pháp mà còn am hiểu về hoạt động kinh doanh) và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
b) Triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Tòa án Nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục thuế tỉnh, Cục hải quan tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của từng chỉ số chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện đúng thời gian được nêu tại mục IV trên đây. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 11 năm 2015 (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp). Định kỳ hàng quý, thực hiện báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05 của các tháng cuối quý và trước ngày 25 tháng 11 (đối với báo cáo năm).
2. Sở Tư pháp tổ chức thẩm định các dự thảo Quy định, Quy chế được nêu tại Mục IV trên đây trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gửi đến.
3. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này báo cáo định kỳ hàng quý cho Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 của các tháng cuối quý và trước ngày 01 tháng 12 (báo cáo năm). Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của kế hoạch, các Sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng quý để xem xét và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ theo quy định./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3301/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4Công văn 7905/UBND-KHĐT năm 2015 tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Thành phố trong những tháng cuối năm do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giao
- 6Quyết định 2978/QĐ-UBND năm 2015 Chương trình hành động về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2015-2016, định hướng đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) Thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 1316/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Bình đến 2020 và những năm tiếp theo
- 10Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành
- 2Luật Phá sản 2014
- 3Quyết định 1288/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2014 thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Quyết định 08/2015/QĐ-TTg thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020
- 9Quyết định 3301/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do tỉnh Cà Mau ban hành
- 12Công văn 7905/UBND-KHĐT năm 2015 tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Thành phố trong những tháng cuối năm do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giao
- 14Quyết định 2978/QĐ-UBND năm 2015 Chương trình hành động về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2015-2016, định hướng đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 15Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 16Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) Thành phố Hà Nội
- 17Quyết định 1316/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Bình đến 2020 và những năm tiếp theo
- 18Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020
- Số hiệu: 513/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra