Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/KH-UBND | Phú Yên, ngày 21 tháng 7 năm 2011 |
Quán triệt, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu của Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra kế hoạch và giải pháp về đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu kinh tế Nam Phú Yên, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững, giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG QUAN TRỌNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
Trong 05 năm qua, nhờ xác định đúng trọng tâm, huy động tốt các nguồn lực, Tỉnh ta đã tập trung một lượng vốn khá lớn để đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng, bước đầu hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng, phục vụ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy được lợi thế của từng vùng, từng ngành, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 khoảng 26.525 tỷ đồng, tăng bình quân 22,1%/năm, bằng 54,6% tổng GDP. Tỉnh đã tập trung đầu tư 32 dự án lớn, dự án quan trọng, trong đó hoàn thành đưa vào sử dụng 04 dự án: dự án thứ ba Cấp nước và vệ sinh các thị xã, thị trấn; dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh (phần xây lắp); dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường thành phố Tuy Hòa; dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng tuyến đường ven biển Độc Lập - Long Thủy - Gành Đá Đĩa (riêng cầu An Hải do Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình - thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đầu tư theo hình thức BOT, hiện đang triển khai thi công).
Cơ bản hoàn thành các dự án: Hạ tầng 02 Khu công nghiệp Hòa Hiệp (giai đoạn I và giai đoạn II); dự án Năng lượng nông thôn - giai đoạn II (REII); Hệ thống chống ngập lụt thành phố Tuy Hòa. Cơ bản thông tuyến trục giao thông phía Tây, chiều dài 115 km, hoàn thành 11/13 cầu, hoàn thiện phần thảm bê tông nhựa 60 km. Đã hoàn thành giai đoạn 01 dự án Khu tái định cư Phú Lạc.
Các dự án đang tiếp tục triển khai gồm: Trục giao thông phía Tây của Tỉnh; Chỉnh trị cửa sông Đà Nông; Kè chống xói lở bờ sông, bờ biển khu dân cư Sông Cầu. Đầu tư cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp để áp dụng công nghệ cao; Hệ thống kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang; Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa; Đường tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân; Phát triển đô thị vừa và nhỏ miền Trung, sử dụng vốn ODA.
Đang hoàn tất thủ tục để triển khai các dự án: Nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BT; Nạo vét, cải tạo thoát lũ sông Bánh Lái, các huyện Tây Hòa, Đông Hòa; Hệ thống thoát lũ bảo vệ dân cư dọc sông Ba, các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa; Hệ thống thoát lũ bảo vệ dân cư dọc sông Kỳ Lộ, các huyện Đồng Xuân và Tuy An. Tích cực phối hợp để triển khai dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô. Đã hoàn thành việc chuyển tuyến ĐT645 thành quốc lộ 29, từ cảng Vũng Rô đi hết địa phận Phú Yên và Đắk Lắk, nối với cửa khẩu quốc tế Đắk Ruê, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri - Campuchia.
Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương và ngành điện thúc đẩy triển khai hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án: Thủy điện Sông Ba Hạ công suất 220MW; Thủy điện Krông H’Năng, công suất 66MW. Triển khai dự án Sử dụng nước sau Thủy điện Sông Hinh. Hiện đang thúc đẩy triển khai hoàn thành dự án Đường Trường Sơn Đông. Phối hợp, đẩy nhanh tiến độ để triển khai các dự án: Hầm đường bộ qua đèo Cả, trên quốc lộ 1A; Khu hàng không dân dụng phía Đông - Cảng Hàng không Tuy Hòa. Đang hoàn tất thủ tục và xúc tiến triển khai triển khai các dự án về chống biến đổi khí hậu, giao thông, thủy lợi.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ NAM PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010
Khu kinh tế Nam Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tại Quyết định số 53/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 và quyết định thành lập tại Quyết định số 54/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008, với quy mô 20.730 ha, bao gồm phường Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông thuộc thành phố Tuy Hòa và các xã: Hòa Tâm, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, một phần các xã: Hòa Xuân Nam, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh thuộc huyện Đông Hòa.
Đến nay Tỉnh đã triển khai trước một số dự án lớn để chuẩn bị hạ tầng ban đầu cho Khu kinh tế Nam Phú Yên, như: Dự án Hạ tầng đô thị Nam Tuy Hòa - Vũng Rô; Hạ tầng các khu công nghiệp và cảng Vũng Rô; đồng thời tiến hành triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di dân, bàn giao mặt bằng cho các dự án lớn về lọc, hóa dầu trong Khu kinh tế, cụ thể như sau:
1. Dự án hạ tầng đô thị Nam Tuy Hòa - Vũng Rô: gồm 05 dự án thành phần:
a) Dự án 01: Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch đô thị Tuy Hòa và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng dọc tuyến từ Nam thành phố Tuy Hòa - Vũng Rô: Đã thực hiện xong trong năm 2007.
b) Dự án 02: Giao thông toàn tuyến, với chiều dài 36,5 km, trong đó có 02 cầu lớn là cầu Hùng Vương (dài 1.400m), cầu Đà Nông (dài 426m), gồm 06 tiểu dự án:
- Tiểu dự án 01: Cầu Hùng Vương, tổng mức đầu tư 477 tỷ đồng, thực hiện hoàn thành vào quý II/2011;
- Tiểu dự án 02: Đường từ Nam cầu Hùng Vương đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn I, dài 8,17km, tổng mức đầu tư 432,5 tỷ đồng, hiện đang triển khai, dự kiến thông tuyến trong năm 2011;
- Tiểu dự án 03: Đường từ Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn I đến Bắc cầu Đà Nông, dài 6,94km, tổng mức đầu tư 222,7 tỷ đồng, hiện đang triển khai, dự kiến thông tuyến trong năm 2011;
- Tiểu dự án 04: Đường dẫn và cầu Đà Nông, có tổng mức đầu tư 54,3 tỷ đồng, đã hoàn thành giai đoạn 01 và đưa vào sử dụng;
- Tiểu dự án 05: Đường từ Phước Tân đến Bãi Ngà, tổng mức đầu tư 106,53 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Tiểu dự án 06: Đường giao thông từ Bãi Ngà đến Cảng Vũng Rô, tổng mức đầu tư 28,58 tỷ đồng, đã thực hiện xong nền đường nhánh 1B, riêng đoạn qua Khu hậu phương Cảng Vũng Rô khoảng 200m do vướng giải tỏa nên phải dừng thi công từ cuối năm 2005.
c) Dự án 03: Kè chống xói lở bờ Nam hạ lưu sông Đà Rằng, tổng mức đầu tư 188,07 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2011.
d) Dự án 04: Hạ tầng khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa, đã thực hiện việc lập quy chi tiết; công tác rà phá bom mìn, vật nổ; thiết kế kỹ thuật thi công dự toán của hạng mục san nền 128 ha; đã thu hồi đất 183 ha và đang chi trả tiền bồi thường.
e) Dự án 05: Bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ sở hạ tầng các điểm dân cư dọc tuyến: Đến nay, chỉ mới hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số hạng mục thuộc các dự án thành phần (một phần của các tiểu dự án giao thông, Kè chống xói lở bờ Nam hạ lưu sông Đà Rằng).
Đã thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2007 Khu tái định cư phục vụ khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa, giai đoạn 01, quy mô 4,7 ha, tổng mức đầu tư 4,62 tỷ đồng. Giai đoạn 02 của dự án với quy mô 24,11 ha được khởi công vào cuối tháng 12 năm 2007, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012.
- Trong năm 2010, đã hoàn thành giai đoạn 01 Khu tái định cư Phú Lạc, với quy mô diện tích 10,58 ha, tổng mức đầu tư 33,116 tỷ đồng. Giai đoạn 02 của dự án có quy mô diện tích 35,88 ha, đã được lập xong dự án đang trình thẩm định.
- Đang triển khai dự án Khu trung tâm hành chính mới và khu dân cư mới (bao gồm khu tái định cư) xã Hòa Tâm, với quy mô 60 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn 01, quy mô 25 ha là 350 tỷ đồng.
3. Dự án đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp
a) Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn I (101,5 ha): Đã đầu tư cơ bản các hạng mục quan trọng và đã đưa vào sử dụng từ năm 2003. Tính đến cuối năm 2010, Khu công nghiệp này thu hút được 19 dự án, với tổng diện tích đất đăng ký là 40.31 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 739,34 tỷ đồng và 14,31 triệu USD; tổng số vốn thực hiện đầu tư là 382,33 tỷ đồng và 3,992 triệu USD. Hiện đang triển khai một số hạng mục còn lại.
b) Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn II (106,8 ha): Hiện đã thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền 61,7 ha và giao phần đất này cho Công ty Rapexco xây dựng tiếp tục hạ tầng và xây dựng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc..., với vốn đăng ký là 13 triệu USD. Hiện nhà đầu tư đã thực hiện được 2/3 diện tích được giao. Hiện đang triển khai một số hạng mục còn lại.
c) Khu công nghiệp Hòa Tâm: Quy mô diện tích 2.155 ha, gồm 03 khu: Khu công nghiệp lọc hóa dầu 1.080 ha, Khu công nghiệp đa ngành 855 ha, Khu cảng Bãi Gốc 220 ha. Ban Quản lý Khu kinh tế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư vào tháng 11/2010. Hiện nhà đầu tư đang tiến hành thủ tục lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 và 1/500.
- Các hạng mục chính thuộc Khu tiền phương và một số trang thiết bị của cảng đã hoàn thành và đã đưa vào sử dụng, khai thác từ năm 2007; đã đầu tư được một số trang thiết bị gồm: xe nâng 3,5 tấn, xe cẩu thủy lực 25 tấn, tàu lai dắt 700CV. Khu hậu phương của cảng đang đầu tư dở dang, do vướng giải phóng mặt bằng. Hiện đang triển khai một số hạng mục còn lại.
- Đang thực hiện các bước thủ tục để đầu tư dự án Nâng cấp cảng Vũng Rô, để có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT.
5. Các tuyến đường nối với trục chính khu kinh tế
a) Cải tạo nâng cấp tuyến đường đoạn từ quốc lộ 1A - ngã ba Phú Hiệp - đường dẫn cầu Đà Nông, với chiều dài 3 km, cầu Bi dài 33m, tổng mức 31,4 tỷ đồng: Đã hoàn thành phần cải tạo nâng cấp mặt đường và xây dựng hệ thống thoát nước. Hiện đang lập thủ tục để lựa chọn nhà thầu xây dựng phần Cầu Bi.
b) Nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào cảng Hàng không Tuy Hòa, với chiều dài tuyến 4 km, tổng mức đầu tư 69,8 tỷ đồng. Đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu, đang triển khai lựa chọn nhà thầu.
- Sau khi có quyết định thành lập Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu kinh tế đã triển khai lập, trình phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế 1/2.000 và đang triển khai quy hoạch chi tiết các khu chức năng. Đã lập xong phương án rà phá bom mìn, vật liệu nổ các khu chức năng trong Khu kinh tế và đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt. Đang triển khai lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các khu chức năng.
- Đã thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Đầu tư và kinh doanhkết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm cho Công ty cổ phần Hiệp Hòa Phát, hiện nhà đầu tư đang lập quy hoạch chi tiết.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình giá cả biến động liên tục, thời tiết diễn biến bất lợi,... nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Tỉnh đạt kết quả khích lệ, góp phần cải thiện và tăng cường kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2006-2010; đồng thời kết nối được một số dự án lớn, quan trọng của Tỉnh vào danh mục, chương trình đầu tư chung của khu vực, cả nước sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu, ODA... chuẩn bị cho giai đoạn 2011-2015.
- Nguồn vốn thu hút tuy tăng nhiều, nhưng việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, phổ biến là không sử dụng hết vốn, phải chuyển nguồn sang năm sau; do đó số công trình hoàn thành theo tiến độ ít. Nhiều công trình, dự án được xác định là công trình quan trọng, cấp bách, nhưng việc triển khai, thi công chậm, nên chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của Tỉnh nói chung và của Khu kinh tế nói riêng.
- Công tác quản lý đầu tư còn một số bất cập, công tác chuẩn bị đầu tư còn kéo dài, dẫn đến một số công trình chậm tiến độ, chất lượng kém.
- Cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực chưa được đầu tư đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả tổng hợp, nên phần nào cũng gây lãng phí trong đầu tư.
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư vẫn còn là khâu yếu, làm kéo dài thời gian thực hiện đầu tư các công trình.
- Một số dự án hạ tầng (FDI) có quy mô lớn (dự án Hạ tầng Khu công nghiệp hóa dầu và Tổ hợp Naphtha Cracking, hạ tầng Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên), đã đăng ký, nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm, gây dư luận không tốt, làm giảm lòng tin của nhân dân.
1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Sự nỗ lực lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, và chính quyền các cấp trong xây dựng, thực hiện quy hoạch; lựa chọn các công trình quan trọng đúng định hướng, phù hợp với thực tế phát triển của Tỉnh trước mắt và lâu dài.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, Chính phủ và các Bộ, ngành.
- Sự hợp tác tích cực và có hiệu quả với các tỉnh lân cận trong việc giải quyết các vấn đề lớn mang tính liên vùng.
2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan:
- Khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát đã tác động tiêu cực đến việc triển khai các dự án. Thời tiết diễn biến bất lợi, mưa lũ kéo dài làm hư hại một số kết cấu hạ tầng quan trọng đã xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các kết cấu hạ tầng mới.
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng còn thiếu tính đồng bộ, thường thay đổi, nhất là trong lĩnh vực đấu thầu, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Đối với công tác quản lý, điều hành:
Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm, chưa làm tốt công tác giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Các cấp, các ngành chưa kịp thời kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án.
Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương chính sách ở một số nơi, có lúc còn chưa nghiêm. Công tác điều hành có lúc, có nơi còn thiếu kiên quyết, hiệu quả còn thấp.
- Đối với các chủ đầu tư:
Mặc dù đã được phân giao nhiệm vụ rõ ràng, nhưng một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm thuộc thẩm quyền quyết định của mìmh; chưa mạnh dạn, kiên quyết trong việc xử lý công việc; đáng lưu ý là việc lựa chọn tư vấn, nhà thầu chưa tốt, nhiều trường hợp thiếu năng lực dẫn đến lỗi phạm; thiếu kiên quyết trong việc xử lý lỗi phạm, dẫn đến tình trạng trì trệ trong thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Một số chủ đầu tư năng lực quản lý dự án còn yếu. Đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế của một số Ban quản lý còn thiếu và yếu chưa đáp ứng nhu cầu quản lý các dự án lớn, công trình trọng điểm, cấp bách. Một số Ban quản lý chưa chặt chẽ trong việc quản lý và nghiệm thu chất lượng hồ sơ dự án; chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình chỉ dựa vào ý kiến của tư vấn, mà không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát trước khi phê duyệt. Một số hồ sơ chất lượng không đảm bảo, còn nhiều sai sót mà vẫn đề nghị thẩm định, dẫn đến việc phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư. Có chủ đầu tư chưa nắm rõ trình tự thủ tục đầu tư, triển khai lúng túng, mất nhiều thời gian, nhất là đối với những đơn vị không thường xuyên làm chủ đầu tư dự án.
- Đối với các đơn vị thi công xây dựng:
Hầu hết các đơn vị hoạt động thi công xây dựng còn nhỏ, chưa đủ năng lực để thi công các công trình quy mô lớn trên địa bàn. Hầu hết các công trình lớn đều do các đơn vị ngoài Tỉnh trúng thầu, hoặc các đơn vị trong Tỉnh phải liên danh với các đơn vị này mới đủ điều kiện dự thầu, hoặc phải nhận thầu lại, nên cũng gây khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu.
Một số đơn vị thi công chưa quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, chỉ huy trưởng công trường; việc đầu tư phương tiện kỹ thuật, máy móc thiết bị thi công còn hạn chế; công tác an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức.
Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng vẫn còn diễn ra, dẫn đến việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xử phạt hành chính, tạm thu hồi chứng chỉ hành nghề,... gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước của ngành xây dựng.
- Đối với các đơn vị tư vấn xây dựng:
Những năm gần đây, các đơn vị tư vấn tuy có phát triển về số lượng nhưng thực chất về nhân lực không có sự thay đổi lớn, mà có chiều hướng tách ra nhỏ lẻ, manh mún, nhân lực chỉ chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư còn thiếu người có đủ điều kiện, trình độ làm chủ nhiệm dự án, khảo sát, thiết kế, nhất là các dự án có quy mô lớn (nhất là ngành giao thông, thủy lợi), dẫn đến việc phải thuê tư vấn ngoài Tỉnh, hoặc giao cho các đơn vị trong Tỉnh nhưng các đơn vị này phải liên kết với các tư vấn ngoài Tỉnh.
Thực tiễn 05 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng giai đoạn 2006-2010, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là, phải có tầm nhìn để định hướng lựa chọn danh mục công trình, trên cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên để đầu tư, nhằm bố trí vốn tập trung cho các kết cấu hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Hai là, phải có giải pháp phù hợp để huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, vừa tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, vừa huy động các nguồn tài trợ, thu hút các nhà đầu tư và khơi dậy nội lực ở địa phương.
- Ba là, lựa chọn các đơn vị tư vấn đảm bảo năng lực chuyên môn; nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tài chính, có năng lực thực hiện dự án. Mặt khác chủ đầu tư có tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kinh nghiệm, sẽ quyết định đến tiến độ, chất lượng công trình, dự án.
- Bốn là, phải thực hiện sự phân cấp triệt để, ủy quyền mạnh mẽ, gắn với việc phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát mới tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV đã xác định các giải pháp để thực hiện mục tiêu, phương hướng giai đoạn 2011-2015, trong đó, xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên giai đoạn 01 và một số công trình giao thông quan trọng được xem là một trong các giải pháp đột phá để phát triển.
- Xác định các danh mục ưu tiên ngay từ đầu kỳ kế hoạch 05 năm và từng năm, nhằm chủ động việc huy động nhiều nguồn vốn đầu tư (của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, ODA) để đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BOO, PPP. Từ đó, tạo sự nhất quán về quan điểm việc xác định danh mục một số công trình, dự án hạ tầng quan trọng, mang tính đột phá, để đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015, gồm: Các tuyến giao thông Đông - Tây nối vùng biển, ven biển với vùng miền núi; nâng cấp hệ thống lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và một số hạ tầng khác, tạo điều kiện để phục vụ yêu cầu phát triển chung của Tỉnh, gắn kết với sự phát triển chung của toàn vùng, để sớm hình thành cửa ngõ mới ra hướng Đông của Tây nguyên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng bền vững.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đô thị văn minh, hiện đại, từng bước trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng với trọng tâm là ngành công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành công nghiệp sau dầu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc, cảng Hàng không Tuy Hòa, hình thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ của địa phương, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
I. VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG QUAN TRỌNG
a) Đầu tư 03 trục giao thông Bắc - Nam:
- Trục giao thông phía Tây, nối các tỉnh: Bình Định - Phú Yên - Đắk Lắk cơ bản hoàn thành trong năm 2011, riêng đoạn qua thị trấn La Hai hoàn thành trong năm 2012;
- Tuyến đường bộ ven biển: Tiếp tục đầu tư để thông tuyến, đoạn nối từ Trung tâm hành chính Tỉnh đến cảng Vũng Rô trong năm 2011 và hoàn thành trong năm 2012. Hoàn thành việc nâng cấp đoạn nối từ thành phố Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa trong năm 2014; đoạn từ cầu An Hải nối Gành đá Đĩa đến Xuân Thọ (bao gồm cầu Tiên Châu) trong năm 2015;
- Cơ bản đầu tư hoàn thành tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và thành phố Tuy Hòa vào năm 2015.
b) Đầu tư 03 tuyến giao thông Đông - Tây:
- Triển khai việc nâng cấp và xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên - Gia Lai, phấn đấu hoàn thành đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên trước năm 2015;
- Hoàn thành tuyến đường cứu hộ cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa trong năm 2012;
- Hoàn thành tuyến đường tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân trong năm 2012.
c) Làm việc với Bộ Giao thông vận tải để đầu tư sửa chữa, nâng cấp quốc lộ 29; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các công trình, dự án quốc gia trên địa bàn Tỉnh đảm bảo tiến độ như: Hoàn thành việc nâng cấp quốc lộ 25 trong năm 2013; triển khai xây dựng Hầm đường bộ qua Đèo Cả trên quốc lộ 1A trong năm 2012; hoàn thành việc đầu tư xây dựng Khu hàng không dân dụng phía Đông và nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa trước năm 2015; xúc tiến việc nghiên cứu để sớm triển khai dự án tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Tây Nguyên.
2. Về cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải
- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp điện, cấp nước, đảm bảo nhu cầu về năng lượng điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nhất là Khu kinh tế Nam Phú Yên, các khu công nghiệp, khu du lịch.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ: La Hiêng, Đá Đen, Khe Cách, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Nhà máy nhiệt điện Đồng Phát (Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam) trước năm 2013. Thu hút đầu tư nhà máy phong điện tại thị xã Sông Cầu và một số khu vực có điều kiện; phấn đấu để có thể khởi công một dự án phong điện vào cuối năm 2012.
- Hoàn thành việc đầu tư trạm biến áp 110 kVA La Hai trong năm 2012, đảm bảo hòa lưới cho Thủy điện La Hiêng và Khe Cách. Thực hiện việc khai thác trạm 100 kVA Sơn Hòa cấp điện cho huyện Sông Hinh trong năm 2012.
- Tạo điều kiện để ngành điện triển khai thực hiện các dự án: Thành phần lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Phú Yên (RD); Cải tạo và nâng cấp lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Phú Yên (KFW); Hoàn thiện chống quá tải lưới điện phân phối hàng năm của tỉnh Phú Yên; Đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Phú Yên và các dự án cải tạo đường dây 22kV và lưới điện hạ áp nông thôn.
- Nâng cấp và phát triển hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước Nhà máy nước khu vực Đông Bắc Sông Cầu - thị xã Sông Cầu, công suất thiết kế 900 m3/ngày đêm (giai đoạn 01); xây dựng Nhà máy nước thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, công suất thiết kế 10.000 - 15.000 m3/ngày đêm; nâng cấp, mở rộng Nhà máy nước Sông Cầu từ 3.000 m3/ngày đêm lên 10.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa công suất khoảng 1.000 m3/ngày đêm.
- Mở rộng việc cấp nước cho các khu công nghiệp và dịch vụ. Hoàn tất các thủ tục và thực hiện đầu tư Nhà máy nước Nam Tuy Hòa để cấp nước cho Khu kinh tế Nam Phú Yên và vùng phụ cận.
- Hoàn thành việc đầu tư Hệ thống thoát nước mưa và quản lý nước thải thành phố Tuy Hòa và Hệ thống thoát nước mưa thị xã Sông Cầu thuộc Dự án Phát triển đô thị vừa và nhỏ miền Trung từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á trong năm 2014.
- Tranh thủ nguồn vốn ODA, nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư Nhà máy chế biến rác thải tại thành phố Tuy Hòa; khu xử lý chất thải rắn tập trung ở phía Bắc (thị xã Sông Cầu) và phía Nam Tỉnh (Khu kinh tế Nam Phú Yên).
- Huy động các nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước tại các đô thị, khu công nghiệp.
3. Về viễn thông, công nghệ thông tin
- Thực hiện hoàn tất việc phát triển băng thông rộng; cáp quang hóa toàn Tỉnh. Phát triển mạng thông tin di động theo hướng mở rộng vùng phủ sóng. Ngầm hoá mạng cáp tại các trung tâm huyện, các thị trấn, các khu công nghiệp, khu du lịch, các bến cảng trong Tỉnh.
- Hoàn thiện cổng thông tin điện tử, Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu, hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin quản lý văn bản, các phần mềm dùng chung để phục vụ người dân, doanh nghiệp và công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và phần mềm một cửa điện tử cho các đơn vị trong Tỉnh.
- Xây dựng hệ thống an toàn bảo mật, bảo vệ thông tin tại các cơ quan nhà nước.
II. VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ NAM PHÚ YÊN
- Nâng cấp hoàn chỉnh tuyến đường Hòa Vinh đi Phú Hiệp đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn I, đồng thời chỉnh trang một số tuyến đường trên địa bàn các xã Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa).
- Đầu tư Tuyến đường từ quốc lộ 1A (Phú Khê) - Trung tâm hành chính mới xã Hòa Tâm - Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn II (xã Hòa Hiệp Nam) trước 2015, trong đó ưu tiên đoạn từ quốc lộ 1A (Phú Khê - Trung tâm hành chính mới xã Hòa Tâm. Đầu tư hoàn thành tuyến đường nối quốc lộ 1A (Đông Mỹ) đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn I trước năm 2015.
- Hoàn thành việc nâng cấp cảng biển Vũng Rô, đủ năng lực tiếp nhận tàu 10.000 DWT trong năm 2014; đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 01 khu hậu phương của cảng (khoảng 100 ha), gắn với phát triển dịch vụ logistics (dịch vụ giao nhận, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, hải quan, tư vấn khách hàng trọn gói…).
- Triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm gắn với đầu tư cảng Bãi Gốc. Ưu tiên các công trình phục vụ việc triển khai xây dựng các dự án trong Khu kinh tế.
- Phối hợp và tạo điều kiện để chủ đầu tư khởi công dự án Nhà máy lọc dầu trong năm 2012.
1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và triển khai thực hiện đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu kinh tế Nam Phú Yên theo đúng kế hoạch; xử lý kịp thời các vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành đối với các dự án đang triển khai. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khu tái định cư và việc giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho dân, để thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, nhất là cấp huyện để thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các dự án của Trung ương trên địa bàn Tỉnh, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư một số kết cấu hạ tầng quan trọng của Tỉnh.
2. Về công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư
- Triển khai thực hiện tốt công tác lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch. Tập trung rà soát, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch, để phù hợp với những định hướng lớn của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; gắn xây dựng quy hoạch với xây dựng các cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện quy hoạch, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện và thu hút đầu tư.
- Trên cơ sở quy hoạch phát triển của từng ngành được duyệt, chủ động lập các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng, để triển khai thực hiện theo hướng chủ động về nguồn vốn và thứ tự ưu tiên.
- Phối hợp với tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, kế hoạch thực hiện, tổ chức thi công, giám sát, thanh quyết toán dự án.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị các dự án và chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của Tỉnh, tạo động lực cho công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững. Chủ động chuẩn bị các dự án và vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn ODA.
- Xây dựng chương trình vận động và xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị đầy đủ danh mục các dự án gọi vốn đầu tư với các hình thức như BOT, BT, BOO, PPP, vốn của các nhà đầu tư, vốn của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh đầu tư các kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo động lực cho phát triển.
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.
- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan cấp Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng. Tập trung hỗ trợ về mặt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đăng ký sớm triển khai đầu tư.
4. Về công tác kiện toàn tổ chức và cải cách hành chính, chống tham nhũng và lãng phí trong đầu tư
- Đổi mới công tác quản lý, điều hành theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai đăng ký, thực hiện dự án. Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai đầu tư, đảm bảo thực thi trách nhiệm nhanh gọn, hiệu quả, chống nhũng nhiễu.
- Cập nhật, bổ sung chương trình tổng thể về cải cách hành chính; phát triển các dịch vụ công; chấm dứt tình trạng chồng chéo trong giải quyết thủ tục giữa các sở, ngành và địa phương trong Tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương và nhà đầu tư, để đảm bảo cho việc chuẩn bị và triển khai đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng được thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch, tiến độ đặt ra.
- Tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh các quy trình, thủ tục đầu tư theo hướng tăng phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới, cho các chủ đầu tư, đảm bảo phù hợp với các quy định mới của các luật (Đầu tư, Đấu thầu, Xây dựng, Doanh nghiệp,. . .), các quy định của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương.
- Trong năm 2011, kiện toàn tổ chức bộ máy của các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên ngành, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, để thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng.
- Thành lập Tổ công tác liên ngành để giúp lãnh đạo Tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành đối với một số dự án lớn, có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lựa chọn tư vấn, chọn nhà thầu, kết hợp với tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm và tổ chức thanh tra thường xuyên, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Xây dựng cơ chế tiết kiệm trong khởi công, động thổ, nghiệm thu, khánh thành, nhằm chống lãng phí trong đầu tư. Công khai, minh bạch trong công tác đầu tư xây dựng, trong đấu thầu, mua sắm thiết bị, hàng hóa, giao đất xây dựng công trình.
5. Giải pháp về huy động nguồn vốn
- Đẩy mạnh thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu kinh tế Nam Phú Yên, đảm bảo tổng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 36.100 tỷ đồng. Trong đó: Vốn hỗ trợ có mục tiêu khoảng 2.100 tỷ đồng, chiếm 5,8%; vốn Trung ương đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng, chiếm 11,6%; vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 4.500 tỷ, chiếm 12,5%; vốn ODA khoảng 600 tỷ đồng, chiếm 1,7%; vốn thu hút đầu tư theo hình thức BOT, BT khoảng 11.900 tỷ đồng, chiếm 32,9%; vốn của các doanh nghiệp khoảng 1.300 tỷ đồng, chiếm 3,6%; vốn của các nhà đầu tư hạ tầng khoảng 11.500 tỷ đồng, chiếm 31,9% (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
- Công khai các dự án và áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư dự án kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BOO, BT, PPP... Phân bổ, quản lý tốt vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện tốt các chính sách và quy định pháp luật về quản lý đầu tư.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, nhằm tránh thất thoát, lãng phí.
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành trong Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thu hút, huy động, cân đối các nguồn vốn để thực hiện, đảm bảo theo kế hoạch được duyệt. Theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này và báo cáo cho UBND tỉnh.
2. Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện và hoàn thành công việc được giao. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh để xử lý./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC ĐẦU TƯ MỘT SỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG QUAN TRỌNG VÀ KHU KINH TẾ NAM PHÚ YÊN, GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Yên)
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT | Tên dự án | Địa điểm xây dựng | Năng lực thiết kế | Thời gian hoàn thành | Tổng mức đầu tư | Nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 | Nguồn vốn | Ghi chú |
| Tổng cộng |
|
|
| 50.109 | 36.100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
I | CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trục giao thông Bắc - Nam |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Trục giao thông phía Tây tỉnh Phú Yên nối các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Đắk Lắk | H. Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh | 115km, 2 làn xe | 2011 | 609 | 200 | TPCP |
|
1.2 | Tuyến đưòng bộ ven biển |
|
|
|
|
|
|
|
- | Đoạn nối trung tâm hành chính Tỉnh đến cảng Vũng Rô |
|
|
|
|
|
|
|
- | Cầu Hùng Vương | TP Tuy Hòa | Dài 1.400m | 2011 | 477 | 277 | TPCP |
|
- | Tuyến giao thông Nam cầu Hùng Vương đến KCN Hòa Hiệp - giai đoạn I | TP Tuy Hòa, Đông Hòa | 8,17 km | 2012 | 433 | 250 | HT MT |
|
- | Tuyến giao thông KCN Hòa Hiệp 1 - giai đoạn I đến Bắc cầu Đà Nông | H. Đông Hòa | 6,94km | 2012 | 223 | 212 | HT MT |
|
- | Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiểu dự án 2, 3 | TP Tuy Hòa, Đông Hòa |
| 2011 | 150 | 150 | HT MT |
|
- | Nâng cấp tuyến ven biển đoạn nối TP Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa | TP Tuy Hòa, Tuy An | 30km | 2015 | 1.335 | 1.320 | BOT, BT |
|
- | Đầu tư tuyến ven biển, đoạn nối từ Cầu An Hải đến quốc lộ 1A (có cầu Tiên Châu) | Tuy An - Sông Cầu | 16km | 2015 | 610 | 610 | ODA |
|
1.3 | Tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và Tuy An | H.Tuy An. Tuy Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa | 33 km; 2 làn xe | 2015 | 950 | 950 | HT MT |
|
2 | Trục giao thông Đông - Tây |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân | Sông Cầu - Đồng Xuân | 49 km; 2 làn xe | 2015 | 1.850 | 1.822 | TPCP |
|
2.2 | Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa | Tuy An - Sơn Hòa | 39,27 km; 2 làn xe | 2012 | 829 | 764 | TPCP |
|
2.3 | Nâng cấp tuyến đường bộ nối dài hai tỉnh Phú Yên - Gia lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên | H. Đồng Xuân | 63,2 km; 2 làn xe | 2013 | 1.450 | 1.450 | TPCP |
|
2.4 | Nâng cấp tuyến quốc lộ 25 qua tỉnh Phú Yên | TP Tuy Hòa, H. Phú Hòa, Sơn Hòa | 70km, 2-4 làn xe | 2013 | 1.350 | 1.350 | TW đầu tư |
|
2.5 | Sửa chữa, nâng cấp tuyến quốc lộ 29 | TP Tuy Hòa, H. Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh | 2 làn xe | 2015 | 1.740 | 1.740 | TW đầu tư |
|
3 | Các dự án khác |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Hầm đường bộ qua Đèo Cả, trên quốc lộ 1A | H. Đông Hòa | 6km hầm/4 làn xe | 2017 | 16.000 | 10.000 | BOT, BT |
|
3.2 | Nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa | H. Đông Hòa | Tăng lượng hành khách tiếp nhận đến 300.000 lượt hk/năm | 2015 | 1.100 | 1.100 | TW đầu tư |
|
II | CÁC DỰ ÁN CẤP ĐIỆN, CẤP NƯỚC |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Các dự án lưới điện phân phối nông thôn, chống quá tải, phát triển lưới điện, cải tạo đường dây hạ áp | các huyện |
| 2013 | 846 | 800 | Vốn ngành |
|
2 | Nhà máy nước Nam Tuy Hòa | Đông Hòa | 60.000 m3/ngày đêm |
| 500 | 500 | Vốn ngành |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Tuyến nối quốc lộ 1A (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp - giai đoạn I |
| Dài 5km, rộng 30 mét | 2012 | 270 | 270 | HT MT |
|
2 | Tuyến đường từ quốc lộ 1A (Phú Khê) – Trung tâm hành chính mới xã Hòa Tâm - KCN Hòa Hiệp - giai đoạn II |
| Dài 6km, rộng 56 mét | 2012 | 605 | 557 | BOT, BT |
|
3 | Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phục vụ Khu công nghiệp Hòa Hiệp |
| 131ha | 2015 | 262 | 262 | HT MT |
|
4 | Dự án cảng Vũng Rô |
| tàu 10.000 tấn và Khu hậu phương | 2015 | 500 | 500 | Vốn nhà đầu tư |
|
5 | Dự án cảng Bãi Gốc |
| HT cầu cảng tải trọng từ 50.000 đến 300.000 DWT | 2017 | 7.000 | 4.000 | Vốn nhà đầu tư |
|
6 | Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Tâm, quy mô 1.935 ha (hóa dầu 1.080ha, KCN đa ngành 855 ha) |
| Quy mô 1.935 ha | 2018 | 10.000 | 6.000 | Vốn nhà đầu tư |
|
7 | Dự án hạ tầng kỹ thuật khu phi thuế quan |
| Quy mô 320 ha | 2015 | 1.020 | 1.016 | Vốn nhà đầu tư |
|
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Quyết định 53/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 54/2008/QĐ-TTg thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3291/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2011 thực hiện Chương trình hành động 06-CTr/TU về đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng quan trọng và Khu Kinh tế Nam Phú Yên, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững, giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 51/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Phạm Đình Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra