- 1Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật Phòng, chống ma túy 2021
- 3Quyết định 41/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 02 năm 2023 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ NĂM 2023
Thực hiện Kế hoạch 127-KH/TU ngày 8/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy;
Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống ma tuý năm 2023 với những nội dung trọng tâm sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, hiệu quả phối hợp thực hiện giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong công tác phòng, chống ma túy, nhất là vai trò của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội và toàn dân tham gia công tác phòng, chống ma túy, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại ma túy, lấy phòng ngừa là chính, đấu tranh ngăn chặn từ xa, từ sớm, từ cơ sở là quan trọng; đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy.
3. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan công tác phòng, chống ma túy.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy nhất là Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp đến mọi người tại các xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, sở, ban ngành, đoàn thể, hội. Chất lượng tin, bài, sản phẩm tuyên truyền về phòng, chống ma túy tăng so với năm 2022.
2. 100% xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, thôn, bản cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký thi đua giữ vững, chuyển hóa, xây dựng đơn vị không có ma túy. 100% cơ quan, đơn vị, trường học không có ma túy.
3. Kiểm soát chặt chẽ 100% các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; không để việc trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy xảy ra
4. 100% người sử dụng ma túy trái phép được lập hồ sơ quản lý, theo dõi và được rà soát, cập nhật thường xuyên; thực hiện các biện pháp xét nghiệm, lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện để lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc lập hồ sơ cai nghiện theo quy định. Quản lý chặt chẽ đối tượng sử dụng ma túy có biểu hiện loạn thần, mất kiểm soát hành vi, không để gây án đặc biệt nghiêm trọng.
5. 100% người nghiện ma túy được lập hồ sơ quản lý, theo dõi và được rà soát, cập nhật thường xuyên, thực hiện các biện pháp cai nghiện theo đúng quy định.
6. Số vụ phạm tội phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ tăng từ 5% so với năm 2022; trên 90% số vụ án ma túy được giải quyết, xét xử; 100% các vụ việc có thông tin về vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường biển, hàng không, chuyển phát nhanh được xác minh làm rõ. Không để tồn tại điểm, tụ điểm ma túy phức tạp kéo dài gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
7. Chuyển hóa thành công tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới, tăng cường công tác phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành và của tỉnh về công tác phòng, chống ma túy, trọng tâm là Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huê đến năm 2025”. Công văn số 193/BCĐ của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về thực hiện các Dự án thuộc Chương trình phòng chống ma túy1. Công văn số 1847/CV-TU ngày 19/01/2023 của Tỉnh ủy và Công văn số 482/UBND-TĐKT ngày 18/1/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chỉ đạo tập trung chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới, tăng cường phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu để xảy ra tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy phức tạp, kéo dài; lấy hiệu quả công tác phòng, chống ma túy là một chỉ tiêu đánh giá tập thể, cá nhân.
2. Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh:
- Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện hiệu quả Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 23/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Tháng hành động, Ngày quốc tế và ngày toàn dân phòng, chống ma túy; kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy tại các đơn vị, địa phương; gắn với kiểm tra đánh giá tình hình kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về phòng, chống ma túy.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn, các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy.
- Triển khai thực hiện Bản Ghi nhớ và tăng cường hợp tác phòng, chống ma túy giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào và Phương án nghiệp vụ “Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến Bắc miền Trung - Tây Nguyên tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan nâng cấp, vận hành, khai thác có hiệu quả phần mềm quản lý thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với Luật Phòng chống ma túy năm 2021 và các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương; Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy.
- Thường xuyên rà soát, thống kê chính xác, lập danh sách người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy, cập nhật vào phần mềm quản lý thông tin người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp các cơ quan chức năng và cấp ủy chính quyền cơ sở thường xuyên rà soát, lập hồ sơ đề nghị xác định tình trạng nghiện, áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện theo quy định.
- Thực hiện tốt vai trò thường trực Tổ Công tác liên ngành kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh, không để thất thoát vào việc sản xuất, mua bán các chất ma túy.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, triệt xóa các tổ chức, đường dây tội phạm về ma túy, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch chuyên đề phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý; chuyển hóa địa bàn phức tạp về ma túy; các giải pháp giữ vững số xã, phường, thị trấn không có ma túy, giảm số xã phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm ma túy. Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về An ninh trật tự, dịch vụ nhạy cảm như quán bar, karaoke, khách sạn, nhà nghỉ... ngăn chặn, xử lý tình trạng các đối tượng lợi dụng, mua bán, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.
- Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Công văn số 1847/CV-TU ngày 19/01/2023 của Tỉnh ủy và Công văn số 482/UBND-TĐKT ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chỉ đạo tập trung chuyển hóa tình hình ma túy tại địa bàn huyện A Lưới, tăng cường phòng ngừa ma túy xâm nhập tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai trên địa bàn tỉnh. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc, tự nguyện cho người nghiện ma túy tại các Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn. Chủ trì phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức cai nghiện tại xã, phường, thị trấn, gia đình có hiệu quả; thực hiện hỗ trợ sau cai nghiện ma túy; phòng, chống tái nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm giúp cho người bị lầm lỗi có việc làm, thu nhập ổn định để tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp ngành chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân tham gia công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau khi cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy trở về tái hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức rà soát, đánh giá năng lực, công suất của cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham mưu phương án bảo đảm tiếp nhận, điều trị người nghiện vào cai nghiện ma túy.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác xác định tình trạng nghiện theo quy định mới Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Tổ chức đào tạo, tập huấn, cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo chuyên khoa cho đội ngũ y bác sỹ; bố trí lực lượng y bác sỹ đủ điều kiện, phương tiện phục vụ việc xác định tình trạng nghiện ma túy tại 100% trạm y tế các xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Công an tổ chức tập huấn cho lực lượng Công an cấp xã về sử dụng các thiết bị xét nghiệm trong cơ thể, cách thức thu thập những nội dung, tài liệu để chuyển cơ quan y tế xác định tình trạng nghiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc, trị liệu, hồi phục cho người tham gia cai nghiện ma túy dưới các hình thức. Chỉ đạo, tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone/buprenorphine. Duy trì, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị, điểm uống Methadone trên các địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp các ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh
Phối hợp với chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; không tái trồng cây thuốc phiện và sử dụng các chất ma túy. Tăng cường hợp tác quốc tế và triển khai chặt chẽ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, điều tra khám phá các đường dây vận chuyển, mua bán ma túy qua tuyến biên giới.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đổi mới, đa dạng hóa phương thức thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ vào công tác tuyên truyền: xây dựng các nền tảng ứng dụng cho các nội dung thông tin tuyên truyền về phòng, chống ma túy; tổ chức tuyên truyền thông qua các bảng tin điện tử công cộng với hình ảnh trực quan, sinh động; xây dựng chuyên mục, tin, bài, phim ngắn, video clip, thông tin dưới dạng đồ họa để đăng tải, tuyên truyền, cảnh báo trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội (Zalo, Facebook...), Huế S....
- Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm soát, ngăn chặn hoạt động trao đổi thông tin trên mạng Internet để hoạt động phạm tội về ma tuý.
Chủ động lồng ghép việc tuyên truyền phòng chống ma túy vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao kết hợp với việc xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Gia đình văn hóa” và các chương trình kinh tế - xã hội khác.
- Phối hợp quản lý chặt chẽ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý, không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật về ma tuý.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo; Đại học Huế; các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên. Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên các trường học trên địa bàn được tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tệ nạn ma tuý và được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn ma tuý; 100% trường học trên địa bàn đạt tiêu chí “Trường học không có ma tuý”.
- Tăng cường phối hợp với gia đình, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục và ngăn chặn học sinh, sinh viên, giáo viên trong nhà trường vi phạm pháp luật; phối hợp triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào trường học.
Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân sử dụng, sản xuất, kinh doanh các loại tiền chất công nghiệp trên địa bàn, không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật về ma tuý.
Chủ trì, phối hợp tham mưu bố trí kinh phí đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống ma tuý; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí phòng, chống ma tuý. Phối hợp Công an tỉnh và các ngành liên quan quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh có hiệu quả, hỗ trợ đắc lực công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn.
11. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, xét xử, đẩy mạnh công tác truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án về ma túy; áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua công tác truy tố, xét xử để tăng cường công tác kiến nghị với các cấp, các ngành, cơ quan có liên quan nhằm hạn chế tối đa sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa hiệu quả tội phạm ma túy.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình phối hợp phòng chống ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống ma tuý tại cộng đồng dân cư; trong công nhân, viên chức, lao động; trong học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên. Kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo Mặt trận các cấp chủ động lồng ghép việc “Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả xây dựng mô hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về an ninh trật tự”. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác việc tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Đổi mới nội dung, nâng cao tính chủ động trong công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên trong triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy và xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy”.
- Tổ chức phát động phong trào “Công nhân viên chức, lao động tham gia phòng, chống ma túy” gắn với các phong trào thi đua khác của các tổ chức Công đoàn để xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu nhà trọ công nhân không có ma túy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức, lao động trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Xây dựng, củng cố, duy trì và nhân rộng các mô hình tổ công nhân tự quản, điển hình công nhân, viên chức, lao động trong việc bảo đảm an ninh, trật tự và phòng chống ma túy ở cơ sở.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục nhận thức về phòng, chống ma túy cho hội viên, đoàn viên, thanh thiếu niên. Tập trung tuyên truyền về tác hại và xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp, chất hướng thần và một số chất ma túy mới; phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy, tuyên truyền vận động không tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy dưới mọi hình thức.
- Nghiên cứu, tổ chức thêm các hình thức hoạt động, sân chơi bổ ích, phù hợp để thu hút hội viên, đoàn viên, thanh niên tự giác tham gia, nhất là số thanh thiếu niên có biểu hiện hư hỏng, không tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội, thông qua đó tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, thanh niên; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống ma tuý.
15. Các sở, ban, ngành khác của Tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật phòng, chống ma túy, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và tỉnh, xây dựng Kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Phối hợp Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy, trên địa bàn phụ trách. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy đến mọi người dân; phát động phong trào toàn dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy.
- Tăng cường công tác rà soát, thống kê, phân loại nắm chắc tình hình di biến động của người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy tại địa phương. Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ quản lý, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy, tăng cường công tác xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tổ chức tốt công tác quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy, nhằm hạn chế người nghiện mới; tổ chức quản lý, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoàn thành chương trình cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng và không tái nghiện.
- Tích cực triển khai có hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy; phối hợp các lực lượng chức năng củng cố và giữ vững số xã, phường, thị trấn trong sạch, lành mạnh, không có tội phạm và tệ nạn ma túy, phấn đấu giảm dần số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy.
- Chủ động bố trí kinh phí địa phương đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống ma túy có hiệu quả.
- Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, gửi về Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (địa chỉ: 27 Trần Cao Vân - thành phố Huế; điện thoại: 069.4149.315) trước ngày 28/02/2023; báo cáo kết quả thực hiện 06 tháng gửi trước 14/6/2023, báo cáo tổng kết trước 14/12/2023 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ đúng quy định.
- Giao Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, theo dõi, đôn đốc và xây dựng kế hoạch nắm, kiểm tra việc triển khai, thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; định kỳ sơ, tổng kết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Dự án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm”; Dự án 3 “Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn”; Dự án 4 “Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- 1Kế hoạch 43/KH-UBND về phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 2Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2027
- 3Kế hoạch 43/KH-UBND Phòng, chống, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật Phòng, chống ma túy 2021
- 3Quyết định 41/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 43/KH-UBND về phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 5Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2027
- 6Kế hoạch 43/KH-UBND Phòng, chống, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch 48/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống ma tuý năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 48/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/02/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định