- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 2698/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Chương trình 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 3 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
NĂM CAO ĐIỂM HÀNH ĐỘNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2017
Thực hiện Quyết định số 235/QĐ-BNN-QLCL ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
- Các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn được rà soát, điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản;
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (xếp loại A) tăng 5% so với 2016;
- Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được nâng hạng A/B. Không có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C;
- Đến cuối năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2016;
- Thí điểm triển khai kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản. Tiếp tục duy trì, nhân rộng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn và các mô hình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP... trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản;
- 100% huyện, thành phố, thị xã và 80% xã, phường, thị trấn triển khai ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với sản xuất trồng trọt, thủy sản và các sản phẩm nông nghiệp khác. Mở rộng đối tượng ký cam kết trong lĩnh vực chăn nuôi;
- Trên 90% các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón hữu cơ và phân bón khác được tập huấn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, thông tin về vệ sinh, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn được tăng cường. Nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có xác nhận được nâng cao.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật
- Tham gia rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản; các chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm an toàn.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách liên quan của tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung về phân công, phân cấp trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
2. Thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Chủ động phối hợp với các Báo, Đài kịp thời thông tin đẩy đủ về vệ sinh, ATTP nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn; phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Nông nghiệp Việt Nam... triển khai các chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, “Địa chỉ xanh - Nông sản sạch”, “Chuỗi thực phẩm an toàn - Từ sản xuất đến bàn ăn”... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có chuyên mục “Nông nghiệp sạch”.
- Tuyên truyền kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm cho các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm về tác hại, thiệt hại trong việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- Thông tin kịp thời kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các vụ việc vi phạm được phát hiện về ATTP nông lâm thủy sản; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, các đơn vị truyền thông công khai các cơ sở, sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
- Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP, tập trung vào thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, thủy sản) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không đảm bảo an toàn;
- Tiếp tục phối hợp triển khai Chương trình phối hợp 90/CTrPH/CP-DCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ về vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 01/11/2016 về thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm 02 năm 2016 - 2017;
- Phối hợp tổ chức triển khai thỏa thuận phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp, kháng sinh y tế trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm xử lý môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Tổ chức kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; tái kiểm tra cơ sở loại C và xử lý dứt điểm cơ sở tái kiểm tra vẫn loại C theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT. Hướng dẫn cho cấp huyện/ xã trên địa bàn Tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Tổ chức thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, sản phẩm nông lâm thủy sản, tập trung vào cơ sở lưu thông buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, lò mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm. Số lượt kiểm tra, thanh tra tăng 30% so với năm 2016.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhân dịp Tết nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Festival nghề truyền thống “Tinh hoa nghề Việt”, Tết trung thu năm 2017 theo kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Tổ chức sản xuất kết nối với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn
- Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn;
- Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm; hỗ trợ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP...), thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm. Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo VietGAP;
- Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn;
- Tổ chức các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ, xúc tiến thương mại, truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn.
5. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và thanh tra chuyên ngành chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương theo Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 15/3/2015 và Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 về tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp Tỉnh và ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động giám sát kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Thực hiện Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 2698/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh;
- Tập trung đầu tư nâng cấp trang thiết bị các phòng kiểm nghiệm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm, tư vấn, chứng nhận chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Tham gia, tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản về nghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật; trong giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm quy định đảm bảo chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp huyện, xã trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản theo Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
Nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch được lồng ghép từ các nguồn kinh phí đã được bố trí trong năm 2017 như sau:
- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Ngân sách nhà nước chi cho quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm.
- Ngân sách nhà nước thông qua các đề tài, đề án, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, tổ chức Quốc tế và kinh phí huy động xã hội hóa của các Doanh nghiệp.
- Nguồn kinh phí khác: Phí, lệ phí được trích để lại cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ; kinh phí đặc thù giao cho cơ quan, đơn vị.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các phòng, chi cục quản lý chuyên ngành trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch cụ thể, đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
- Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) và Ủy ban nhản dân tỉnh kết quả thực hiện.
- Chủ trì tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn. Chủ trì phân công, phân cấp triển khai nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản giữa các đơn vị trong ngành; phối hợp các địa phương để đảm bảo thực hiện Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm đúng tiến độ, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình, cơ quan thông tấn, báo chí, Ủy ban nhân dân cấp Huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thuỷ sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Y Tế, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Hướng dẫn, đôn đốc Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các huyện, thành phố tổ chức triển khai và thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Đồng thời, hướng dẫn thực hiện quản lý, phân cấp quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có các dấu hiệu, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân công tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thuỷ sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Chỉ đạo Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc lưu thông thực phẩm nông lâm thuỷ sản kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, lưu thông các loại vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến ăn liền; đặc biệt chú trọng quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị về xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn.
Kiểm tra nguồn kinh phí đã cấp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn, giám sát việc sử dụng, quyết toán kinh phí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan theo dõi, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân hiểu rõ, hiểu đúng về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mở chuyên mục “Nông nghiệp sạch”.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên đưa tin bài phản ánh các hoạt động đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông tin kịp thời, chính xác đến người dân kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm lĩnh vực chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Trong đó nêu rõ tên các cơ sở, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trên các phương tiện, thông tin đại chúng.
7. UBND Các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, thành phố; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT thực hiện quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện cơ chế chính sách pháp luật trong giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương.
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân cấp quản lý, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Định kỳ hàng quý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) các kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
Yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 434/KH-UBND năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 281/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 364/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Quyết định 164/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2017
- 5Quyết định 884/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 508/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Kế hoạch 3034/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 2698/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Chương trình 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 235/QĐ-BNN-QLCL Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Kế hoạch 434/KH-UBND năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 10Quyết định 281/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 364/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 12Quyết định 164/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2017
- 13Quyết định 884/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh An Giang ban hành
- 14Quyết định 508/QĐ-UBND Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Kế hoạch 3034/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Kế hoạch 47/KH-UBND Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 47/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định