ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 06 tháng 5 năm 2016 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Ủy ban nhân dân thành phố (UBND TP) ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:
- Về hội nhập kinh tế quốc tế: Mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm thành phố, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các địa phương của các nước ASEAN-6 về mức độ hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đuổi kịp các địa phương của các nước ASEAN-6 và đến năm 2030 vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.
- Về hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh: Củng cố và duy trì môi trường hòa bình, thuận lợi cho sự phát triển của thành phố, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đến 2030 trở thành một trong những thành viên nòng cốt tại các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực.
- Về hội nhập văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác: Giới thiệu hình ảnh con người thành phố Cần Thơ đến bạn bè quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về lao động, an sinh và xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, thúc đẩy công bằng xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố.
Quan điểm chỉ đạo chung là giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm chỉ đạo cụ thể:
- Nhận thức rõ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng sự đồng thuận sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, từ đó tạo nên sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động để thực hiện thành công định hướng chiến lược này.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp vì nhân dân, do nhân dân, của nhân dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội; phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội nhập quốc tế cần được tiến hành trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng cạnh tranh của đất nước; gắn kết chặt chẽ với quá trình gia tăng mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải hài hòa, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh quốc gia, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện với lộ trình cụ thể, đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ chung và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỘI NHẬP
1. Hội nhập kinh tế quốc tế:
- Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công – tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công.
- Gia tăng mức độ liên kết giữa các quận, huyện, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích sự hợp tác quốc tế ở cấp độ quận, huyện.
- Thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế, xây dựng và triển khai các chiến lược tham gia các khu vực thương mại tự do với các đối tác mà Việt Nam đã ký kết.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư với đối tác nước ngoài.
- Hội nhập trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ của thành phố, huy động nguồn lực tài chính và củng cố hệ thống tài chính – tiền tệ.
2. Hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh:
- Đẩy mạnh quan hệ với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược với sự phát triển và an ninh của Việt Nam, tạo dựng và nâng cao độ tin cậy với các đối tác quốc tế, đặc biệt là các đối tác đã ký kết quan hệ hợp tác với thành phố, khai thác hiệu quả quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
- Nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương.
- Đẩy mạnh hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng có chung biên giới trên bộ, trên biển, các nước ASEAN.
- Triển khai nghiêm túc và nhất quán các thỏa thuận, chương trình hợp tác quốc phòng, an ninh với các địa phương của các nước lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và một số đối tác tiềm năng như Úc và Israel.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, theo dõi, đánh giá tình hình, phát hiện sớm và có phương án đối phó với các âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm an ninh quốc gia.
- Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh đa phương trên thực địa như cứu hộ cứu nạn, tuần tra chung, diễn tập chung, đặc biệt các hoạt động có các nước ASEAN tham gia.
3. Hội nhập văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác:
- Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển văn hóa, lao động, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác.
- Đẩy mạnh hợp tác song phương về văn hóa, lao động, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác.
- Đẩy mạnh hợp tác đa phương về văn hóa, lao động, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác, trước hết là xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức, nhất là tri thức về quản lý và khoa học – công nghệ.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng.
- Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng mới các chuẩn mực, sáng kiến của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc.
- Tham gia các thể chế hợp tác về môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, hệ động – thực vật.
- Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền, hạn chế các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế:
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu UBND TP việc xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI chất lượng cao, bảo đảm đầu tư có hiệu quả gắn liền với an ninh kinh tế.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của các quốc gia ASEAN-4 và ASEAN-6 để tham mưu UBND TP cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố lên mức trung bình của các nước ASEAN-6, tiến tới đuổi kịp và vượt các nước ASEAN-4.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá các cam kết quốc tế về đầu tư, chính sách áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đã và sẽ áp dụng ký kết để hạn chế, giảm thiểu các tranh chấp quốc tế giữa doanh nghiệp thành phố với đối tác nước ngoài.
b. Sở Công Thương:
- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm tham mưu UBND TP các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm đặc trưng của thành phố, xây dựng thương hiệu có uy tín quốc tế cho địa phương.
- Tham mưu UBND TP kế hoạch thực hiện mục tiêu về hàng hóa nội địa chiếm thị phần chủ yếu tại địa phương, giai đoạn 2016-2030 .
- Rà soát các FTA mà Việt Nam đã ký kết để tham mưu UBND TP các biện pháp thực hiện các FTA này một cách hiệu quả.
- Nghiên cứu khả năng hợp tác với các thị trường mới cho sản phẩm và dịch vụ của thành phố, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhiều rủi ro, chú ý đến các thị trường tiềm năng của khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin.
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thành phố.
c. Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND TP thiết lập các cơ chế đối thoại song phương về lĩnh vực tài chính với các đối tác chiến lược, tìm cơ hội để tích cực tham gia các hoạt động với các định chế kinh tế, tài chính – tiền tệ khu vực và quốc tế như IMF, WB, ADB…
- Nghiên cứu khả năng tham gia các diễn đàn hợp tác tài chính – tiền tệ, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế về tài chính.
d. Sở Tư pháp:
- Tham mưu UBND TP việc đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.
- Tham mưu UBND TP rà soát, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế.
đ. Sở Xây dựng:
- Bảo đảm việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị phải phù hợp với chiến lược chung của thành phố và hướng tới tham mưu UBND TP gia tăng mức độ liên kết với các quận, huyện cũng như các địa phương lân cận trong khu vực.
e. Sở Ngoại vụ:
- Tham mưu UBND TP nâng cao hiệu quả hợp tác, chú trọng hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng với an ninh và phát triển của quốc gia.
- Liên tục cập nhật và thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia để các cơ quan có chiến lược tham mưu UBND TP thực hiện các cam kết này trên cơ sở đảm bảo tối ưu lợi ích quốc gia, dân tộc và địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để tiếp nhận và chuyển thông tin về các rào cản kỹ thuật mới của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung, các mặt hàng mà thành phố Cần Thơ có thế mạnh nói riêng.
g. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm (Trung tâm):
- Phối hợp với Sở Công Thương tuyên truyền về hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN, tăng cường hiểu biết của doanh nghiệp thành phố về cơ hội và thách thức mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang lại.
- Tận dụng và triển khai hành động cụ thể giữa Trung tâm với Trung tâm Xúc tiến Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao, Công ty KOVI D&C.
- Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP kêu gọi đầu tư vào 4 quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel trên các lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND TP hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo chuyên đề hay các đợt hội chợ triển lãm thương mại.
h. Viện Kinh tế - Xã hội thành phố:
- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND TP tuyên truyền về nội dung các FTA Việt Nam ký kết với các đối tác nước ngoài.
- Phân tích, đánh giá tác động thực hiện cam kết của Việt Nam đối với thương mại hàng hóa và tác động của các FTA Việt Nam ký kết với các đối tác nước ngoài.
- Nghiên cứu tác động chính của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.
2. Hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh:
a. Sở Ngoại vụ:
- Thông qua các hoạt động đối ngoại, khai thác hiệu quả quan hệ với tất cả các đối tác, trước hết là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện để phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
- Tham mưu UBND thành phố thông qua các buổi chào xã giao, làm việc với đối tác nước ngoài, tạo dựng và nâng cao độ tin cậy giữa nước bạn và Việt Nam, đặc biệt chú trọng các nước láng giềng và các nước lớn.
- Nghiên cứu, rà soát, tham mưu UBND thành phố thiết lập quan hệ hợp tác với các địa phương của các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác có tiềm năng, có vị trí và vai trò ở các khu vực.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan của thành phố tuyên truyền về việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.
- Tham mưu UBND thành phố Đề án chiến lược hội nhập khu vực và thế giới.
b. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố:
- Tham mưu UBND thành phố đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các địa phương các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước có mối quan hệ truyền thống, từng bước đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả.
- Củng cố các nội dung, phương thức hợp tác quốc phòng, an ninh với các địa phương của Lào và Campuchia, đáp ứng tối đa các yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực cán bộ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh của các địa phương Lào và Campuchia.
c. Công an thành phố:
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, theo dõi, đánh giá tình hình, phát hiện sớm và có phương án đối phó với các âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch trong các hoạt động hội nhập quốc tế của thành phố.
- Nâng cao hiệu quả các cơ chế phối hợp với các cơ quan của thành phố nhằm phát hiện sớm và đối phó hiệu quả với âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn.
- Chủ động, tích cực đối phó với các thách thức an ninh mạng và các thách thức an ninh phi truyền thống khác.
3. Hội nhập văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác:
a. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ tham mưu UBND thành phố các đối tác nước ngoài để ký kết hợp tác làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND thành phố về các nội dung có liên quan đến địa phương trong Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.
- Tham mưu UBND TP triển khai các chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng, thành tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao của các lĩnh vực, bộ môn thành phố có thế mạnh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực này.
- Chuẩn bị các điều kiện nhằm hướng tới tổ chức Lễ hội (Festival) văn minh sông nước tiểu vùng sông Mekong, với sự tham gia của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar vào năm 2018, tiến tới tổ chức hai năm một lần vào các năm tiếp theo khi hội đủ các điều kiện.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Ngoại vụ Xây dựng trang tin điện tử giới thiệu về địa chỉ danh lam thắng cảnh, phong tục, tập quán, con người Cần Thơ xưa và nay bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc.
b. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu UBND TP áp dụng các tiêu chuẩn khu vực (ví dụ: Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN) và quốc tế (ví dụ: ILO) vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phát triển lao động, việc làm, hệ thống an sinh xã hội tại địa phương.
c. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tham mưu UBND TP có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo của thành phố.
d. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Tham mưu UBND TP ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ với các địa phương của các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc.
- Tham mưu UBND TP triển khai các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký về sở hữu trí tuệ trong các FTA.
- Khai thác nguồn lực khoa học và công nghệ nước ngoài nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm đặc trưng của thành phố.
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức và tham gia các sự kiện kết nối cung – cầu công nghệ, chợ công nghệ thiết bị, các hoạt động trình diễn, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực chế biến, bảo quản sau thu hoạch sản phẩm nông thủy sản phục vụ thị trường xuất khẩu chất lượng cao, công nghệ cơ khí, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ sinh học.
- Xây dựng mạng lưới tìm kiếm công nghệ, bao gồm hoạt động nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia tìm kiếm công nghệ, các báo cáo về thông tin công nghệ quốc tế, tiềm năng, thế mạnh và xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, cập nhật thông tin về công nghệ và thiết bị lên sàn giao dịch công nghệ nhằm thúc đẩy trao đổi hợp tác và chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ giữa thành phố Cần Thơ và các địa phương khác trong cả nước và quốc tế.
- Khai thác sử dụng mạng VinaREN, phát triển và tăng cường ứng dụng mạng VinaREN phục vụ hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận, cập nhật kịp thời, đầy đủ các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO, đảm bảo việc thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
- Tham mưu UBND TP:
+ Khuyến khích hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cá nhân trong nước với các đối tác nước ngoài.
+ Thực hiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ tại địa phương, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học tham gia tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
+ Đầu tư tăng cường năng lực hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm hàng hóa cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
đ. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu UBND TP tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Diễn đàn Khí hậu toàn cầu (GCF), các tổ chức phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa tài trợ cho các dự án về tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tham mưu UBND TP lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
e. Sở Y tế:
- Tham mưu UBND TP xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp đối với các bệnh viện thành phố, từng bước áp dụng chuẩn khu vực và quốc tế trong khám, chữa bệnh.
- Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao và hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển y tế.
- Phát triển mạng lưới thông tin với một số tổ chức quốc tế có liên quan đến y tế nhằm tiếp cận, trao đổi thông tin và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong y học.
g. Sở Tư pháp:
- Tham mưu UBND TP tăng cường hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý và bảo hộ cho công dân thành phố Cần Thơ ở nước ngoài.
h. Sở Ngoại vụ:
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND TP triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại quảng bá về các chủ trương của thành phố để vận động các quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài ủng hộ cho mục tiêu phát triển của thành phố.
i. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hội nhập quốc tế nhằm tăng cường, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về các chủ trương của thành phố về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan nhằm cung cấp và chia sẻ thông tin, đảm bảo thông tin thiết thực, cập nhật, phong phú, kịp thời, phù hợp với nhu cầu từng đối tượng.
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ tổ chức thông tin đối ngoại theo hướng bài bản, đi vào thực chất, nội dung thông tin phong phú, kịp thời, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè, tổ chức quốc tế.
k. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá hình ảnh về thành phố và con người Cần Thơ đến năm 2030.
l. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Cần Thơ:
- Tích cực tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).
- Đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, qua đó tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và học tập.
- Phổ biến đến sinh viên và giảng viên về Khung trình độ quốc gia và Khung năng lực ngoại ngữ tương ứng với Khung trình độ tham chiếu ASEAN và Khung tham chiếu chung châu Âu; có kế hoạch, lộ trình đạt chuẩn các khung tham chiếu này.
1. Các giai đoạn triển khai thực hiện:
- Giai đoạn 1 (2015 – 2020): triển khai đồng bộ các định hướng, xây dựng và bước đầu triển khai các chiến lược, kế hoạch theo định hướng trong từng lĩnh vực.
- Giai đoạn 2: đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược tổng thể giai đoạn 2015-2020 vào cuối năm 2020 và đề xuất các điều chỉnh cho giai đoạn 2021-2025, 2026-2030.
2. Phối hợp thực hiện:
- Giao các Sở, ngành, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, xây dựng Kế hoạch cụ thể, trong đó đánh giá bối cảnh hội nhập trong từng lĩnh vực thời gian qua, từ đó có nội dung hội nhập chi tiết.
- Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế thành phố tham mưu UBND TP đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hội nhập quốc tế cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong từng giai đoạn triển khai Chiến lược.
- Giao Sở Công Thương làm đầu mối tổng hợp các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về kinh tế.
- Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối tổng hợp các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng.
- Các Sở, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng và nhiệm vụ thực hiện cụ thể hóa Chiến lược bằng các kế hoạch, đề án trong các lĩnh vực mình phụ trách, định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương tổng hợp.
- Giao Sở Công Thương - Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế thành phố - tổng hợp và định kỳ báo cáo UBND TP tình hình triển khai Chiến lược./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1627/QĐ-UBND về Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền sự kiện hội nhập quốc tế tỉnh Bình Định năm 2016
- 2Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2016 về thực hiện khâu đột phá "Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2015-2020" Thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 của chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến 2020
- 4Kế họach 1368/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Quyết định 40/QĐ-TTg năm 2016 về phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1627/QĐ-UBND về Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền sự kiện hội nhập quốc tế tỉnh Bình Định năm 2016
- 3Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2016 về thực hiện khâu đột phá "Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2015-2020" Thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 của chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến 2020
- 5Kế họach 1368/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 47/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/05/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thành Thống
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định