Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4594/KH-SYT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH TRONG BỆNH VIỆN ĐỂ BỆNH VIỆN KHÔNG TRỞ THÀNH NƠI LÂY NHIỄM COVID-19 TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH CÓ NGUY CƠ BÙNG PHÁT TRỞ LẠI

Ngày 31/7/2020, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế ban hành công văn số 1009/KCB-QLCL&CĐT về việc Hướng dẫn đánh giá Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 & dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Ngày 10/8/2020, căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Y tế ban hành “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0).

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia tại Công điện hỏa tốc số 1/CV-BCĐQG ngày 27/7/2020 về việc khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại, cụ thể như sau:

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Mục đích:

- Kiểm tra, đánh giá việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh tại bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 và làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh nhiễm trùng khác trong bệnh viện, đánh giá lại mức đạt của bệnh viện theo “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” (theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) giúp định hướng cho bệnh viện xác định những vấn đề ưu tiên để hoạt động khám chữa bệnh an toàn, phòng chống lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế.

- Qua kiểm tra, ghi nhận cách làm hay đồng thời chấn chỉnh những vấn đề còn tồn tại nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện.

2. Yêu cầu:

- Triển khai kịp thời, nghiêm túc chỉ đạo của các cấp, liên quan đến công tác phòng chống dịch trong bệnh viện

- Căn cứ “Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 & dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 17/7/2020, và “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0), bệnh viện cụ thể hóa các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện, tự rà soát, kiểm tra và đề ra các giải pháp khắc phục, chấn chỉnh.

II. Đối tượng: Tất cả các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố; ưu tiên đánh giá các bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao và những bệnh viện có kết quả tự đánh giá cao theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn của Bộ Y tế.

III. Nội dung kiểm tra

- Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 & dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 17/7/2020.

- Bảng kiểm triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại.

IV. Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá

1. Hình thức

- Sở Y tế thành lập Đoàn kiểm tra gồm 3 tổ đi đánh giá thực tế tại các bệnh viện (được chọn lựa từ kết quả tự đánh giá của các bệnh viện).

2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Quan sát thực tế, kiểm tra số liệu, tài liệu, phỏng vấn trực tiếp.

a. Đối với Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 & dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 17/7/2020. Bộ tiêu chí có 37 tiêu chí, chia làm 8 chương. Điểm tối đa 150 điểm.

Một số nội dung cần lưu ý:

- Mỗi tiểu mục được chấm là đạt hoặc không đạt. Đánh giá viên sử dụng các phương pháp: quan sát, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, phỏng vấn để đánh giá kỹ lưỡng từng tiểu mục.

- Mỗi tiểu mục nếu đạt sẽ được chấm 1 điểm, riêng 2 tiểu mục (tiểu mục 1 và tiểu mục 3 của tiêu chí 6.4) được chấm 2 điểm. Không tính điểm 0,5. Mỗi tiểu mục cần đánh giá toàn diện để xem xét đầy đủ các khía cạnh liên quan. Người đánh giá cần đóng vai là đối tượng thực hiện của các tiểu mục để xác định xem bệnh viện thực hiện đã đạt yêu cầu trong tiểu mục chưa. Ví dụ tiêu chí 1.5 “Chuẩn bị khu vực cách ly cho nhân viên y tế” có tiểu mục thứ nhất “Bố trí sẵn sàng địa điểm khu vực sẽ sử dụng để cách ly nhân viên y tế khi dịch xảy ra”. Để đánh giá tiểu mục này cần xem xét toàn diện và đến khu vực cách ly, không thể chấm bệnh viện có “khu cách ly trên giấy” đã được 1 điểm. Khu cách ly này có biệt lập, ngăn cách với khu khác không, có nhà vệ sinh không... Tóm lại nếu có nhân viên y tế vào khu cách ly mà bảo đảm được các điều kiện sinh hoạt cơ bản, không có nguy cơ lây nhiễm ra ngoài khu cách ly thì mới được chấm là đạt.

- Điểm của mỗi tiêu chí bằng tổng điểm của các tiểu mục. Khi không có tiểu mục nào được điểm thì điểm của tiêu chí bằng 0.

- Nếu bệnh viện không có hạng mục đề cập đến trong tiêu chí (ví dụ các tiêu chí từ 5.3 đến 5.9) thì không chấm điểm tiêu chí đó.

- Mẫu số để tính % bằng tổng điểm 150 trừ điểm tối đa của tiêu chí không chấm: mẫu số bằng 150 - (TCx + TCy + TCz...). TCx, y, z là các tiêu chí không áp dụng cho bệnh viện.

- Phân loại kết quả:

+ Bệnh viện an toàn: tổng điểm đạt 75% điểm tối đa và không có tiêu chí * nào ở mức 0 điểm.

+ Bệnh viện an toàn ở mức thấp: tổng điểm đạt từ 50% đến 75% điểm tối đa và không có tiêu chí * nào ở mức 0 điểm.

+ Bệnh viện không an toàn: tổng điểm đạt 50% hoặc bất kỳ tiêu chí * nào 0 điểm.

Phần mềm trực tuyến sẽ phân loại kết quả tự động cho các bệnh viện.

b. Đối với “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0): Bệnh viện tự rà soát và đánh giá theo bảng kiểm đính kèm.

V. Thời gian thực hiện:

- Các bệnh viện tự đánh giá theo “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” (theo Quyết định s3088/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và nhập số liệu, bằng chứng vào phần mềm trực tuyến, hoàn thành trước ngày 13/8/2020.

- Các bệnh viện tự rà soát các hoạt động theo “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0) và tự đánh giá theo bảng kiểm đính kèm gửi về Sở Y tế trước ngày 13/8/2020.

- Sở Y tế tổ chức Đoàn kiểm tra, đánh giá bắt đầu từ ngày ban hành kế hoạch (mỗi tổ kiểm tra, giám sát 4 bệnh viện/tuần).

VI. Tổ chức thực hiện

1. Bệnh viện

- Thực hiện các bước theo hướng dẫn của Cục Quản lý KCB đối với đánh giá “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” (theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) theo công văn 1009/KCB-QLCL&CĐT ngày 31/7/2020 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc hướng dẫn đánh giá Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

- Tổ chức tự đánh giá những việc đã làm theo bảng kiểm đính kèm đối với “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0).

2. Sở Y tế

- Ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá gồm 3 tổ: Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở Y tế, Tổ trưởng là lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Kế hoạch Tài chính thuộc Sở Y tế, các thành viên tham gia đoàn là chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y, chuyên gia về nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý bệnh viện, quản lý chất lượng, điều dưỡng của các bệnh viện tuyến cuối và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố.

- Trưởng đoàn và Tổ trưởng phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên trong đoàn. Các thành viên cần thu thập và nghiên cứu kỹ các văn bản của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã ban hành có liên quan tới nội dung đánh giá để xác định được các vấn đề cần đánh giá và cải tiến. Trưởng đoàn kiểm tra sẽ giám sát đột xuất công tác kiểm tra, đánh giá của các Tổ kiểm tra.

- Tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế tại các bệnh viện. Rà soát các vấn đề không an toàn và các nguy cơ tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình đánh giá. Thư ký nhập kết quả và tải bng chứng lên phần mềm trực tuyến theo địa chỉ: http://covid19.chatluongbenhvien.vn. Chấn chỉnh những tồn tại nếu có, tổng kết, rút kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện.

- Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá tại các bệnh viện báo cáo Giám đốc Sở Y tế và gửi về Cục Quản lý khám chữa bệnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID - 19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện.

(Đính kèm:

- Thành phần đoàn kiểm tra, đánh giá của Sở Y tế

- Bảng kiểm triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch bệnh nguy cơ bùng phát trở lại)./.

 


Nơi nhận:
- BV công lập và ngoài công lập (để thực hiện);
- Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (để thực hiện);
- Ban Giám đốc Sở (để báo cáo);
- Lưu: VT, NVY (LMTL)

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Tăng Chí Thượng

 

BẢNG KIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID - 19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (Phiên bản 3.0) của Sở Y tế

(Kèm theo kế hoạch số:   /KH-SYT ngày    tháng 8 năm 2020 của Sở Y tế)

Bệnh viện: …………………………………………………………………………………………

Ngày kiểm tra, đánh giá:…………………………………………………………………………

TT

KC

Các hoạt động cần triển khai theo khuyến cáo

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1

1

Tổ chức đánh giá mức đạt của bệnh viện theo “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”. (Bảng đánh giá của BV)

 

 

2

1

Tổ chức đánh giá lại mức đạt của bệnh viện theo “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. (Bảng đánh giá lại của BV sau khi triển khai một số hoạt động)

 

 

3

1

Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của nhân viên y tế tại các khoa, phòng trong toàn bệnh viện về các tiêu chí bệnh viện an toàn. (Hỏi trực tiếp nhân viên y tế)

 

 

4

2

Thực hiện sàng lọc và kiểm tra y tế hoạt động 24/7 ở tất cả các cổng vào của bệnh viện. (Xem thực tế)

 

 

5

2

Nội dung tờ khai y tế cần thường xuyên cập nhật cho phù hợp với tình hình mới về diễn biến của dịch bệnh và phù hợp quy định. (Xem thực tế)

 

 

6

2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tờ khai y tế. (Xem thực tế)

 

 

7

2

Triển khai buồng khám sàng lọc ngay gần cổng vào hoặc tiền sảnh gần nơi thực hiện tờ khai y tế, biệt lập với các khoa, phòng khác. (Xem thực tế)

 

 

8

2

Khu cách ly (nếu có) bố trí ở gần buồng khám sàng lọc, đảm bảo thông thoáng và tách biệt khỏi các khoa phòng khác của bệnh viện. (Xem thực tế)

 

 

9

2

Bố trí buồng cách ly tạm ở gần buồng khám sàng lọc nếu bệnh viện chưa có khu cách ly. (Xem thực tế)

 

 

10

3

Tổ chức rà soát và sắp xếp lại các buồng khám tại khoa khám bệnh để tổ chức phân luồng người bệnh đến khám một cách hợp lý, đảm bảo người bệnh có triệu chứng sốt, triệu chứng hô hấp tách biệt khỏi những người bệnh khác ngay từ khi đến đăng ký khám bệnh. (BV có kế hoạch triển khai cụ thể)

 

 

11

3

Tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng chống lây nhiễm cho toàn bộ những người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh lý nền. (BV có kế hoạch triển khai cụ thể)

 

 

12

3

Sàng lọc kỹ lưỡng toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, thực hiện cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 theo quy định. (BV yêu cầu các khoa thực hiện và báo cáo)

 

 

13

4

Chuyển ngay người bệnh vào khu cách ly nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và chuyển mẫu đến bệnh viện được phép thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. (BV ra quy định cụ thể bằng văn bản đến các khoa, phòng liên quan)

 

 

14

4

Bố trí mỗi người bệnh một buồng riêng trong khi chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính, chuyển người bệnh đến một trong các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị. (Xem thực tế, BV ra quy định cụ thể bằng văn bản đến các khoa có khu cách ly và các phòng có liên quan)

 

 

15

4

Tiến hành khử khuẩn và vệ sinh buồng bệnh ngay khi người bệnh rời khỏi khu cách ly. (Hỏi nhân viên khoa KSNK, nhân viên khu cách ly)

 

 

16

4

Trường hợp bệnh viện không có khu cách ly, cho người bệnh ở buồng cách ly tạm trong thời gian chờ làm thủ tục chuyển đến bệnh viện được phân công tiếp nhận để làm xét nghiệm, theo dõi và điều trị bằng xe cấp cứu của bệnh viện. (BV ra quy định cụ thể bằng văn bản đến các khoa, phòng liên quan)

 

 

17

5

Hình thành buồng cấp cứu sàng lọc ngay tại khoa cấp cứu của bệnh viện, tách biệt hẳn với bộ phận còn lại của khoa cấp cứu. (Xem thực tế)

 

 

18

5

Buồng cấp cứu sàng lọc là nơi tiếp nhận đầu tiên đối với tất cả trường hợp người bệnh được chuyển đến khoa cấp cứu, chỉ chuyển người bệnh vào khoa cấp cứu khi đã loại trừ khả năng nghi ngờ COVID-19. (BV ra quy định cụ thể bằng văn bản đến các khoa có liên quan)

 

 

19

5

Đảm bảo nhân viên y tế thường trực tại buồng cấp cứu sàng lọc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định. (Xem thực tế)

 

 

20

5

Tiến hành khử khuẩn và vệ sinh buồng cấp cứu sàng lọc ngay sau khi người bệnh rời khỏi. (Hỏi nhân viên khoa KSNK, nhân viên khoa Cấp cứu)

 

 

21

5

Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực. (Xem thực tế)

 

 

22

6

Tăng cường tầm soát và chỉ định xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 đối với các trường hợp đến khám hoặc đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có biểu hiện của hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính diễn tiến nhanh, viêm phổi do vi-rút theo Hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố. (Hỏi nhân viên khoa Khám bênh, khoa Hô hấp, khoa Cấp cứu, Hồi sức; Xem báo cáo số ca đã chỉ định XN của phòng KHTH)

 

 

23

6

Khuyến khích các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có đủ năng lực triển khai xét nghiệm RT-PCR tìm SARS-CoV-2 chủ động đề xuất với Bộ Y tế thẩm định và công nhận đủ điều kiện triển khai thực hiện. (Xem thực tế phòng Xét nghiệm, nếu có)

 

 

24

7

Khi tiếp nhận người bệnh là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam từ nước ngoài về hoặc từ các tỉnh, thành đang bùng phát dịch được chuyển về để điều trị tiếp vì các bệnh lý khác nhau phải thực hiện xét nghiệm tìm SARS-CoV-2, chăm sóc và theo dõi người bệnh trong khu cách ly của bệnh viện theo đúng quy định. (Xem văn bản quy định của BV, hỏi nhân viên)

 

 

25

7

Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm tại chỗ, chụp X-quang và siêu âm tại giường khi có chỉ định đối với các trường hợp đang điều trị nội trú có xuất hiện triệu chứng nghi ngờ COVID-19 hoặc có biểu hiện hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi do vi rút đhạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo với các khoa phòng khác trong bệnh viện. (Xem văn bản quy định của BV, hỏi nhân viên)

 

 

26

8

Thực hiện giãn cách tại các khu vực thường tập trung đông người trong bệnh viện, có biện pháp tác động để duy trì giữ khoảng cách tối thiểu 1 m giữa người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên bệnh viện. (Xem văn bản quy định của BV, xem thực tế)

 

 

27

8

Đảm bảo môi trường thoáng khí ở các buồng bệnh. (Xem thực tế)

 

 

28

8

Không tổ chức hoạt động người nhà đến thăm bệnh, hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh. (Xem văn bản quy định của BV, xem thực tế)

 

 

29

8

Thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn, tối đa không quá 03 tháng. (Xem kế hoạch triển khai của BV)

 

 

30

8

Duy trì hoạt động của các “trạm vệ sinh tay” tại khoa Khám bệnh và các khoa, phòng trong bệnh viện, có giải pháp khuyến khích người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên bệnh viện thường xuyên rửa tay hoặc sát trùng tay. (Xem thực tế)

 

 

31

8

Nếu bệnh viện có khu nhà lưu trú dành riêng cho thân nhân người bệnh, đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, cung cấp đủ dung dịch vệ sinh tay, kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ mang khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu, kịp thời phát hiện các trường hợp mới phát bệnh để cách ly, theo dõi. (Xem kế hoạch triển khai của BV, xem thực tế).

 

 

32

8

Đẩy nhanh tiến độ và đa dạng hóa các loại hình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. (Xem kế hoạch triển khai của BV, xem thực tế).

 

 

33

9

Đảm bảo cung ứng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho tất cá nhân viên y tế. (Xem thực tế, hỏi nhân viên)

 

 

34

9

Đảm bảo nhân viên bệnh viện phải sử dụng đúng các loại phương tiện phòng hộ cá nhân trong từng tình huống cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế. (Xem thực tế, hỏi nhân viên)

 

 

35

10

Triển khai buồng cách ly áp lực âm tại các khoa Hồi sức hoặc khu cách ly của các bệnh viện được phân công chuyên tiếp nhận và điều trị người bệnh mắc COVID-19. (Xem thực tế)

 

 

36

10

Buồng áp lực âm mới được lắp đặt phải được nghiệm thu căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật do Hội đồng Khoa học Công nghệ Sở Y tế ban hành. (Xem kết quả nghiệm thu)

 

 

37

11

Tăng cường các giải pháp quản lý sức khỏe đối với nhân viên của bệnh viện, nhân viên cung ứng hàng hóa cho bệnh viện (dược phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao, văn phòng phẩm,...) và nhân viên của các công ty hợp đồng với bệnh viện thực hiện cung ứng các dịch vụ phục vụ người bệnh (căn tin, dinh dưỡng, bảo vệ, giữ xe, vệ sinh công nghiệp...): tất cả đều phải khai báo y tế trước khi vào bệnh viện, phải được tập huấn và tập huấn lại thường xuyên những kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn, về phòng chống lây nhiễm COVID-19, phải được trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân. (Văn bản quy định của BV, Xem thực tế, hỏi nhân viên)

 

 

38

12

Đào tạo và đào tạo lại về kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình tiếp nhận, sàng lọc, thu dung người bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 và các nội dung khác có liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 cho tất cả nhân viên tùy theo vị trí công tác. (Xem KH và kết quả đào tạo liên quan đến phòng chống COVID-19 của BV)

 

 

39

12

Riêng bác sĩ, điều dưỡng phải được đào tạo cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút SARS-CoV-2 do Bộ Y tế ban hành. (Xem KH và kết quả đào tạo liên quan đến phòng chống COVID-19 của BV)

 

 

40

12

Thực hiện truyền thông trong bệnh viện về trách nhiệm của mỗi công dân đối với hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như cài đặt các ứng dụng Bluezone, nCoVi trên điện thoại thông minh. (Xem thực tế, hỏi nhân viên và bệnh nhân về cài đặt Bluezone)

 

 

41

13

Củng cố hạ tầng công nghệ thông tin của bệnh viện để đẩy mạnh và duy trì hình thức họp trực tuyến, giao ban trực tuyến, hội chẩn từ xa. (Xem KH triển khai và xem thực tế)

 

 

42

13

Có phương án bố trí nhân lực làm việc theo ca với nhân sự cố định, các kíp trực không tiếp xúc trực tiếp với nhau dự phòng tình huống lây nhiễm chéo xảy ra và phải cách ly y tế theo quy định. (Xem phương án của BV)

 

 

.43

13

Giám sát tất cá nhân viên y tế mắc hội chứng cúm, viêm đường hô hấp cấp tính, đặc biệt chú ý những người đã chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh mắc hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tỉnh nặng nghi do vi rút trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. (Xem KH triển khai của BV đến các khoa, phòng, hỏi nhân viên y tế)

 

 

44

14

Khi phát hiện trong khoa, phòng của bệnh viện có người mắc COVID-19 hoặc có người tiếp xúc với người mắc COVID-19 (mà không phải là người bệnh đến khám bệnh), Giám đốc bệnh viện phải ban hành quyết định thiết lập vùng cách ly đối với quy mô khoa, phòng và quy mô liên khoa, phòng, lập danh sách tất cả người tiếp xúc để thực hiện việc cách ly và làm xét nghiệm chẩn đoán theo quy định, đồng thời báo cáo khẩn về Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của thành phố. (Xem KH của BV phổ biến đến tất cả các khoa, phòng)

 

 

45

14

Chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế quận, huyện trên địa bàn thực hiện khử khuẩn toàn bộ khoa, phòng có liên quan đúng theo quy định trước khi hoạt động trở lại. (Xem KH của BV phổ biến đến tất cả các khoa, phòng)

 

 

NHẬN XÉT CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Tổng số hoạt động bệnh viện cần triển khai theo khuyến cáo (tùy theo loại hình bệnh viện):

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Tổng số hoạt động bệnh viện đã triển khai theo khuyến cáo:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Kết luận:

- Hoạt động bệnh viện triển khai hiệu quả, sáng tạo cần được giới thiệu, nhân rộng:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Hoạt động cần được bệnh viện khẩn trương triển khai ngay:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Hoạt động cần được bệnh viện xây dựng kế hoạch triển khai:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Ngày…. tháng......Năm 2020
Tổ trưởng Tổ .......

 

THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ Y TẾ

(Kèm theo kế hoạch số:   /KH-SYT ngày     tháng 8 năm 2020 của Sở Y tế)

Trưởng đoàn: PGS.TS.BS.Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế

Tổ 1:

1. BS.CK2.Nguyễn Ngọc Duy, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế, Tổ trưởng

2. BS.CK2.Lê Huy Nguyễn Tuấn, chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế, thư ký

3. BS.Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1, thành viên

4. ThS.BS.Nguyễn Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, BV Nhi đồng 2, thành viên

5. ThS.Nguyễn Hữu Hiền, Trưởng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thành viên

6. ĐD.CK1.Nguyễn Thị Kiều Mỹ, Điều dưỡng trưởng khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thành viên

7. BS.Đường Trung Tín, khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố, Thành viên

Tổ 2:

1. BS.CK2.Nguyễn Thị Thoa, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế, Tổ trưởng

2. BS.CK2.Bùi Nguyễn Thành Long, chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế, thư ký

3. BS.CK2.Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thành viên

4. ThS.BS.Chu Thị Hải Yến, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, thành viên

5. BS.CK2.Võ Thành Dinh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115, thành viên

6. BS.Trương Thị Kim Nguyên, khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố, thành viên

7. ĐD.CK1.Ngô Ngọc Huệ, Điều dưỡng trưởng Khoa Nhi A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thành viên

Tổ 3:

1. BS.CK2.Lương Hoàng Liêm, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế, Tổ trưởng

2. ThS.ĐD.Lữ Mộng Thùy Linh, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế, Thư ký

3. BS.CK2.Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, thành viên

4. ThS.BS.Lê Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM, thành viên

5. ThS.ĐD.Đinh Thị Xuân Thu, Phó Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, thành viên

6. BS.Nguyễn Thế Thịnh, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố, thành viên

7. CNĐD.Giang Thị Khánh Linh, Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, thành viên