Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND | Quận 8, ngày 18 tháng 3 năm 2014 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TĂNG HỘ KHÁ QUẬN 8 NĂM 2014
Căn cứ Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2014 - 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/QU ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Quận Ủy Quận 8 về lãnh đạo thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá trên địa bàn Quận 8 từ năm 2014 - 2015;
Trên cơ sở phát huy những thành tích đạt được và khắc phục những hạn chế của Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá quận năm 2013; Ủy ban nhân dân Quận 8 triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá năm 2014 như sau:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá Quận 8 giai đoạn 3 (2009-2015) và trong các năm 2014, năm 2015 sẽ tập trung thực hiện giảm hộ nghèo (mức thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống), hộ cận nghèo (mức thu nhập bình quân đầu người trên 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm) một cách toàn diện, căn cơ, bền vững, chống tái nghèo và cận nghèo.
- Từng bước tạo sự chuyển biến nâng cao về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của dân nghèo trên địa bàn Quận 8.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của thành phố từ nguồn vận động.
Qua kết quả khảo sát hiệu quả công tác giảm nghèo vào tháng 11 năm 2013, số hộ nghèo trên địa bàn quận có thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống là 4.028 hộ (với 20.771 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 4,12%) tổng số hộ dân. Ước tính hộ cận nghèo có thu nhập trên 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm là 4.362 hộ, chiếm tỷ lệ 4,46% tổng số hộ dân.
Dự kiến phấn đấu, tập trung nâng mức thu nhập hộ nghèo năm 2014 như sau:
- Phấn đấu đạt 1.500 hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống được nâng thu nhập trên 16 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo còn lại là 2.528 hộ, tỷ lệ 2,59% (Trong đó, phấn đấu không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người từ 10 triệu đồng/người/năm trở xuống).
- Phấn đấu đạt 1.800 hộ cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người trên 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm được vượt khỏi chương trình, số hộ cận nghèo còn lại là 4062 hộ, tỷ lệ 4,15%
Phát huy kết quả đạt được, tiếp tục thực hiện nâng mức thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo ổn định cuộc sống và tiến tới thoát nghèo bền vững, tập trung vào các giải pháp trọng tâm như sau:
1. Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn, có việc làm ổn định:
a) Tổ chức hoạt động tín dụng:
- Tập trung trợ vốn trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn Quỹ giảm nghèo, Chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71), vốn tín dụng của các tổ chức Hội - Đoàn thể. Bổ sung 500 triệu đồng vào Quỹ giảm nghèo từ ngân sách quận; phấn đấu vận động trong nhân dân trên 600 triệu đồng để tăng nguồn Quỹ Giảm nghèo của 16 phường.
- Đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm ăn có hiệu quả, có nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị từ nguồn Quỹ giảm nghèo để thu nhận lao động, giải quyết việc làm cho lao động nghèo.
- Thực hiện Kế hoạch “Hỗ trợ phương tiện sinh kế hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn quận năm 2014” với số lượng từ 40 đến 50 hộ có thiện chí làm ăn cải thiện, nâng thu nhập nhằm vượt chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo; thanh niên sau cai nghiện ma túy và thanh niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng.
- Đẩy mạnh thực hiện phát vay song song với thu hồi vốn; tăng cường thu hồi nợ quá hạn gắn với việc xem xét cho tái vay tạo điều kiện để hộ nghèo làm ăn nâng mức thu nhập, ổn định cuộc sống; thực hiện thu, chi lãi vay theo phần mềm, đúng hướng dẫn thành phố quy định.
- Phấn đấu tăng cường đẩy mạnh nhiều biện pháp thu hồi nợ quá hạn xuống còn 10% .
b) Về đào tạo nghề - giới thiệu việc làm:
- Vận động đào tạo nghề đối với số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định. Phối hợp với Trường Trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trường Nghiệp vụ Nhà hàng thành phố, Trường Trung cấp Công nghệ Lương thực - Thực phẩm, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và dạy nghề cho trên 160 học viên (trong đó mỗi phường vận động ít nhất từ 10 em trở lên đi học nghề) phù hợp với đối tượng diện nghèo, cận nghèo và giới thiệu việc làm sau khi được cấp giấy chứng nhận học nghề. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và từ nguồn vận động để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo học nghề.
- Giới thiệu 800 trường hợp lao động và có việc làm ổn định (trong đó có từ 300-500 lao động nghèo vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài Quận 8).
- Ủy ban nhân dân phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phường chọn 01 (một) khu phố thực hiện điểm về công tác vận động, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, thanh niên tại khu phố đang thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định (đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng lười lao động) có việc làm ổn định ít nhất 01 năm, cụ thể:
+ Phường chọn 01 (một) khu phố thực hiện điểm, vận động và giới thiệu việc làm được cho ít nhất 20 phụ nữ, thanh niên (tùy vào điều kiện của phường có thể mở rộng thực hiện tại nhiều khu phố).
+ Thực hiện công tác giới thiệu việc làm gắn với công tác hỗ trợ học nghề cho các đối tượng; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên quận tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn năm 2014 cho phụ nữ, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Chi phí mở các lớp hỗ trợ học nghề ngắn hạn từ nguồn quỹ “Từ thiện Xã hội” của quận.
2. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội:
a) Về y tế:
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo như: hỗ trợ 15% đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hộ nghèo và thành viên hộ cận nghèo, hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo đang chạy thận nhân tạo, nhằm giúp các hộ vượt chuẩn nghèo, vượt chuẩn cận nghèo căn cơ, bền vững:
+ Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho 4.028 hộ nghèo giai đoạn 2014 - 2015 (có mức thu nhập bình quân đầu người từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống);
+ Ngân sách thành phố hỗ trợ 70% chi phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho 30% hộ cận nghèo giai đoạn 2014 - 2015 (có mức thu nhập bình quân đầu người trên 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm); 30% chi phí mua thẻ còn lại do hộ nghèo đóng góp hoặc vận động cộng đồng xã hội ủng hộ.
+ Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% chi phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho thành viên hộ nghèo và hộ cận nghèo vừa vượt chuẩn cận nghèo thành phố (có thu nhập trên 21 triệu đồng/người/năm) đang chạy thận nhân tạo.
- Đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ y tế cộng đồng theo quy định của Nhà nước.
b) Về hỗ trợ nhà ở:
Tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
c) Về giáo dục:
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học phí và tiền cơ sở vật chất cho học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo (chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo quốc gia theo Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015), cụ thể:
+ Đối với hộ nghèo: Thực hiện chính sách miễn 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo (kể cả học phí buổi 2); thực hiện chính sách hỗ trợ 100% học phí cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Trường hợp hộ có 3 thành viên trở lên đều đang đi học thì từ người con thứ 3 trở lên của hộ nghèo chỉ được hỗ trợ 50% học phí.
+ Đối với hộ cận nghèo: Hỗ trợ 50% học phí cho học sinh các cấp học phổ thông (kể cả học phí học buổi 2).
- Thực hiện cấp học bổng, đồng thời ưu tiên cho vay vốn Quỹ giảm nghèo để đóng học phí và chi phí học tập cho con em thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo. Vận động học sinh nghèo đã bỏ học tham gia vào các lớp học phổ cập giáo dục, lớp học tình thương, hỗ trợ học bổng, sách giáo khoa và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em diện nghèo được đi học trở lại. Phấn đấu không để con em hộ nghèo bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thực hiện hướng nghiệp cho con em hộ nghèo tham gia học nghề phù hợp với năng lực, trình độ.
- Tăng cường công tác phối hợp đồng bộ giữa các thành viên trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu giảm hộ nghèo, tăng hộ khá năm 2014, củng cố, kiện toàn Ban giảm nghèo, tăng hộ khá quận hoạt động đúng theo quy chế . Phát huy vai trò của các thành viên Ban Giảm nghèo quận được phân công theo dõi phường, tích cực hỗ trợ để phường thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá năm 2014.
- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát hoạt động hiệu quả giảm nghèo; duy trì chế độ làm việc định kỳ với Ban giảm nghèo quận - phường nhằm nắm bắt được tiến độ triển khai thực hiện, qua đó đề ra các giải pháp kịp thời để đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, tăng hộ khá theo mục tiêu đề ra; thực hiện đúng chế độ báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá năm 2014.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quận chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phường chọn 01 (một) khu phố thực hiện điểm về công tác vận động, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, thanh niên tại khu phố đang thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định (đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng lười lao động) có việc làm ổn định ít nhất 01 năm.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên quận tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn năm 2014 cho phụ nữ, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
- Tham mưu và tổ chức các lớp tập huấn những chuyên đề cần thiết cho Ban giảm nghèo phường.
2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường (Thường trực Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá phường):
- Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2014-2015.
- Niêm yết, công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2014-2015; tuyên truyền và công khai các chính sách liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo; niêm yết, công khai danh sách hộ nghèo được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ Bảo hiểm y tế.
- Thực hiện hiệu quả công tác quản lý - sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tại phường đảm bảo theo Hướng dẫn số 04/XĐGNVL ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm Thành phố về Quy trình và thủ tục cho hộ nghèo vay quỹ XĐGN:
+ Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra xác nhận dư nợ trong dân; trong năm tự kiểm tra ít nhất 01 lần.
+ Hàng tháng, Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá phường gửi danh sách dư nợ trong dân theo sao kê đã được đối chiếu với phần mềm quản lý quỹ để Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo của phường nắm bắt và tiến hành rà soát, đối chiếu với hộ nghèo vay vốn.
+ Thực hiện thí điểm về tư vấn quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay trước khi tiến hành phát vay: Căn cứ vào danh sách xét duyệt của Tổ tự quản giảm nghèo, Ban giảm nghèo, tăng hộ khá phường tổ chức họp xét duyệt, mời hộ nghèo vay vốn lên dự trình bày nhu cầu, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng, phương thức hoàn trả vốn, lãi vay. Sau khi hộ nghèo vay vốn trình bày xong, chủ trì hội nghị và các thành viên có ý kiến về định hướng phương thức quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay (nếu đủ điều kiện cho vay vốn) hoặc thông tin lý do không chấp thuận cho vay và định hướng giải pháp khác cho hộ nghèo (nếu không đủ điều kiện, không chấp thuận cho vay).
- Thông qua sinh hoạt Tổ tự quản giảm nghèo hoặc ở từng khu phố, tổ dân phố, tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo để nâng cao ý thức vượt khó tự vươn lên, ý thức tiết kiệm, tính cần cù trong lao động, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Song song với phổ biến các chính sách, vận động thực hiện các kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề... cho thành viên hộ nghèo, cận nghèo.
- Tham mưu Đảng ủy phường ban hành Nghị quyết chỉ đạo chọn một khu phố thực hiện điểm về công tác vận động, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, thanh niên tại khu phố đang thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định (đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng lười lao động). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phường, Chi bộ và ban điều hành khu phố phối hợp thực hiện hiệu quả mô hình.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quận - phường:
- Phối hợp thực hiện tốt phong trào “Tình làng nghĩa xóm” góp sức, góp kinh nghiệm giúp đỡ hộ nghèo, vận động và xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo trong hội viên, đoàn viên làm nòng cốt hỗ trợ cho hộ nghèo.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường tập trung giáo dục, thuyết phục, động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao ý thức vượt khó vươn lên để thoát nghèo bền vững.
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá quận - phường. Trong đó tập trung giám sát về công tác quản lý - sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tại phường đảm bảo theo hướng dẫn số 04/XĐGNVL ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm Thành phố về Quy trình và thủ tục cho hộ nghèo vay quỹ XĐGN; công tác thực hiện kế hoạch hỗ trợ phương tiện sinh kế; thực hiện cấp - mua - phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Phối hợp thực hiện hiệu quả công tác vận động, giới thiệu việc làm; tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn năm 2014 đối với phụ nữ, thanh niên.
- Chỉ đạo chọn một khu phố thực hiện điểm về công tác vận động, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, thanh niên tại khu phố đang thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định.
- Chỉ đạo Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá phường thực hiện hiệu quả công tác quản lý - sử dụng Quỹ giảm nghèo tại phường, không để xảy ra tiêu cực trong quản lý. Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo tự kiểm tra xác nhận dư nợ trong dân ít nhất 01 lần trong năm và việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm y tế, hỗ trợ phương tiện sinh kế, chính sách giáo dục cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
V. MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TĂNG HỘ KHÁ QUÝ I/2014:
1. Tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình giảm nghèo - tăng hộ khá năm 2013 và triển khai Kế hoạch Chương trình giảm nghèo - tăng hộ khá năm 2014.
2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2014-2015.
3. Tham mưu Quyết định kiện toàn Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá quận - phường giai đoạn 2014-2015 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban giảm nghèo, tăng hộ khá quận - phường.
4. Xây dựng kế hoạch thu hồi vốn - kế hoạch giải ngân cho vay gắn với lập dự toán thu chi lãi nguồn quỹ XĐGN năm 2014.
5. Tổ chức khảo sát tình hình nợ quá hạn làm cơ sở triển khai kế hoạch tập trung thu hồi nợ quá hạn, đồng thời hạn chế mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh mới nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
6. Triển khai Kế hoạch hỗ trợ phương tiện sinh kế năm 2014 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn 16 phường trên địa bàn Quận 8.
7. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cụ thể: thông qua kết quả khảo sát hiệu quả giảm nghèo theo từng hoàn cảnh cụ thể từng hộ nghèo (có nhu cầu học nghề, giới thiệu việc làm, không có khả năng lao động, thất nghiệp, bệnh tật, già yếu ...). Phường tập trung thực hiện giới thiệu con em hộ nghèo trong độ tuổi lao động chưa có việc làm phải tham gia các lớp học nghề do quận tổ chức; đồng thời khảo sát giới thiệu các hộ có đủ điều kiện để quận hỗ trợ phương tiện sinh kế để thoát nghèo và giới thiệu việc làm vào các doanh nghiệp.
8. Tiếp tục vận động thành viên gia đình hộ cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế năm 2014 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
9. Rà soát từng trường hợp cụ thể các em học sinh trong hộ nghèo (nếu có) bỏ học trong năm học 2013-2014 để có giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế.
Trên đây là Kế hoạch Thực hiện Chương trình Giảm hộ nghèo - tăng hộ khá năm 2014 và công tác trọng tâm thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá trong quý I/2014, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 3432/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Kế hoạch 3365/KH-UBND về kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 1Nghị định 74/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015
- 2Quyết định 04/2014/QĐ-UBND chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015
- 3Kế hoạch 3432/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Kế hoạch 3365/KH-UBND về kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
Kế hoạch 45/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
- Số hiệu: 45/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/03/2014
- Nơi ban hành: Quận 8
- Người ký: Võ Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra