Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Phú Yên, ngày 28 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH NĂM 2023

Căn cứ Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh về quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 21/9/2017 của HĐND tỉnh về ban hành quy định mức chi công tác phí, mức chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT về chất lượng nước biển; QCVN 43: 2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích; QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp tương ứng khi thực hiện thư mẫu, bảo quản, phân tích các thông số theo hướng dẫn tại Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản.

A. KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH NĂM 2022.

I. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022.

1. Diện tích ao, đìa, số lượng lồng, bè NTTS:

Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2022 ước đạt 2.676 ha (trong đó tôm nước lợ đạt 2.160 ha tăng 2,28% so với cùng kỳ (tôm sú 260 ha tăng 0,04%; tôm thẻ chân trắng 1.900 ha tăng 2,59%), cá các loại đạt 276 ha tăng 1,66%; thủy sản khác đạt 240 ha tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Tổng số lồng, bè NTTS khoảng: 112.379 lồng tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó huyện Tuy An là là 14.555 lồng (tôm hùm ương: 12.950 lồng, cá biển 1.590 lồng, ốc hương 15 lồng) giảm 0,7% so với cùng kỳ; thị xã Đông Hòa là 16.852 lồng tôm hùm thịt tăng 2,2% so với cùng kỳ; thị xã Sông cầu 80.972 lồng (tôm hùm ương là 14.000 lồng, tôm hùm thịt là 58.695 lồng, cá biển 495 lồng) cao hơn 2,4 lần so với quy hoạch và tăng 24,6% so với cùng kỳ.

2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng:

Sản lượng NTTS khoảng 12.426 tấn tăng 57,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng cá 1.309 tấn tăng 41,6%; sản lượng tôm 10.533 tấn tăng 57,8% (tôm thẻ chân trắng 8.219 tấn, tôm sú 248 tấn, tôm hùm 2.066 tấn), thủy sản khác 585 tấn.

II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THIỆT HẠI DO MÔI TRƯỜNG TRONG NTTS.

1. Tôm nuôi nước lợ: Bệnh xảy ra rải rác tại các vùng nuôi. Đến tháng 12/2022, tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh 103,54 ha; chiếm tỷ lệ gần 5% so với diện tích thả nuôi (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, bệnh hoại tử gan tụy cấp 97,69 ha (Tuy An: 5,55 ha; Đông Hòa: 91,8ha; Sông Cầu: 0,34 ha); đốm trắng 5,85 ha (Tuy An: 5,45ha; Sông Cầu: 0,4ha).

2. Các đối tượng thủy sản khác: Ngày 10/8/2022, tôm hùm, cá biển nuôi tại khu vực Đám Đàn, thuộc vùng nuôi khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên có hiện tượng chết đột ngột với số lượng ước tính 29.240 con tôm hùm các loại/200 lồng nuôi và 1.220 con cá các loại/185 lồng nuôi (chủ yếu là cá mú và cá chẽm). Tôm, cá bị chết với các loại kích cỡ khác nhau. Nhận định nguyên nhân: Trong thời gian cơn bão số 2 xuất hiện làm xáo trộn tầng đáy cộng thêm trầm tích hữu cơ tích tụ lâu năm do chất thải của hoạt động nuôi trồng nên các loại khí độc ở tầng đáy thoát ra, tảo độc phát triển từ đó gây cho tôm, cá bị chết đột ngột vì thiếu oxy, ngạt khí độc.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG NTTS.

Nhằm chủ động quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng NTTS tại một số vùng nuôi chính của tỉnh, giảm thiệt hại cho người dân UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/02/2022 về quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng NTTS của tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Thực hiện Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh về quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng NTTS của tỉnh năm 2022. Trong năm 2022 Chi cục Thủy sản đã thực hiện 25 đợt thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường nước NTTS tại các vùng NTTS trọng điểm trên địa bàn thị xã Đông Hòa, Sông Cầu và huyện Tuy An. Trong đó 23 đợt thu mẫu định kỳ/24 đợt theo kế hoạch và 2 đợt thu mẫu đột xuất. Tổng số mẫu nước được thu định kỳ là 165 mẫu (trong đó có 6 mẫu đột xuất gồm 02 mẫu nước cấp và 02 mẫu nước ao đại diện nuôi tôm nước lợ trên địa bàn thị xã Đông Hòa, 02 mẫu nước nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu). Tổng số mẫu trầm tích thu được là 09 mẫu (đầm Cù Mông 03 mẫu, vịnh Xuân Đài 06 mẫu).

Kết quả quan trắc được thông tin trực tiếp đến cán bộ phụ trách thủy sản địa phương, người NTTS bằng văn bản hướng dẫn, tin nhắn qua điện thoại (khoảng 1.000 số điện thoại gồm các hộ dân và cán bộ phụ trách thủy sản của địa phương).

Đã tổ chức 02 buổi Hội nghị phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật, hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính, các biện pháp xử lý về môi trường, dịch bệnh trong NTTS tại xã Xuân Lộc và phường Xuân Yên. Kết quả có 50 đại biểu tham dự.

Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản

Hoạt động quan trắc môi trường đã được triển khai khá kịp thời trong vụ nuôi chính, thông tin quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh được truyền tải trực tiếp đến người nuôi qua hệ thống tin nhắn và các phương tiện truyền thông khác, giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh, bùng phát dịch bệnh và sự cố môi trường trên thủy sản nuôi. Tình trạng thủy sản nuôi bị thiệt hại do môi trường giảm về số đợt và số lượng. Trong năm chỉ xảy ra 01 đợt tôm hùm, thủy sản nuôi chết tại Xuân Yên.

Những tồn tại, hạn chế:

- Môi trường các vùng NTTS tập trung vẫn bị ô nhiễm, một số thông số như DO, N-NH4 và P-PO4-3 vẫn thường xuyên vượt ngưỡng cho phép đối với thủy sản nuôi.

- Năm 2022, số lượng mẫu và tần suất quan trắc thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nguyên nhân:

- Do hầu hết vùng nuôi hạ tầng xuống cấp, không có ao lắng, xử lý nước cấp, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt, sử dụng nước cấp trực tiếp từ bên ngoài vào ao nên khó kiểm soát chất lượng môi trường.

- Công tác quản lý lồng bè NTTS ở các đầm, vịnh còn bất cập, tình trạng lồng bè nuôi phát triển tự phát vẫn còn, chưa giải tỏa được lồng bè dôi dư, chưa sắp xếp NTTS lồng bè theo quy hoạch.

- Thời tiết nắng nóng kéo dài, biến động bất thường, mưa bão... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi và sức đề kháng của thủy sản.

- Ý thức một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa cao, chưa bảo vệ môi trường nuôi, việc xả thải từ các ao NTTS chưa qua xử lý còn khá phổ biến.

- Kinh phí được cấp năm 2022 ít so với nhu cầu của Kế hoạch đề xuất.

B. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH NĂM 2023

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

- Quan trắc, cảnh báo môi trường NTTS nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất NTTS.

- Cảnh báo các sự cố về môi trường NTTS và hướng dẫn biện pháp xử lý cho người nuôi.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Chủ động quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng NTTS tại một số vùng nuôi chính của tỉnh như: Vùng nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm hùm lồng bè.

- Kết quả quan trắc và cảnh báo được chuyển tải nhanh đến các cơ quan quản lý ở địa phương, người nuôi và các tổ chức cá nhân liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau: Văn bản giấy (qua hệ thống văn phòng điện tử của tỉnh), hệ thống phát thanh của địa phương, tin nhắn.

- Giúp người dân chủ động ứng phó các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đến thủy sản nuôi, giảm thiệt hại khi có sự cố môi trường.

- Cập nhật số liệu quan trắc vào hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về quan trắc môi trường của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý về môi trường, dịch bệnh; tùng bước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong NTTS.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

I. Quan trắc và cảnh báo môi trường:

a) Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường NTTS thường xuyên:

a.1) Đối với vùng nuôi tôm nước lợ (đối tượng nuôi chính tôm thẻ chân trắng, tôm sú):

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 03 đến tháng 11/2023.

- Địa điểm, số điểm quan trắc:

Địa điểm quan trắc: Địa điểm thực hiện quan trắc được thực hiện tại 03 vùng NTTS chính của tỉnh, bao gồm: i) Vùng nuôi tôm nước lợ thị xã Sông Cầu; ii) vùng nuôi quanh đầm Ô Loan, huyện Tuy An; iii) vùng NTTS hạ lưu sông Bàn Thạch, thị xã Đông Hòa.

Số điểm quan trắc: 08 điểm; trong đó vùng nước cấp 06 điểm, ao nuôi đại diện 02 ao (điểm).

- Thông số (chỉ tiêu), tần suất quan trắc:

Thủy lý, thủy hóa và vi sinh vật: Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, độ kiềm, TSS, nhu cầu oxy hóa học (COD), mật độ và thành phần tảo độc hại, Coliform, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; tần suất 2 đợt/tháng (18 đợt/năm).

Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng: Cd, Hg, Pb, As; tần suất 3 đợt/năm.

a.2) Vùng nuôi tôm hùm lồng, bè:

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 03 đến tháng 11/2023.

- Địa điểm, số điểm quan trắc: Vùng NTTS lồng, bè thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu; số điểm quan trắc 03 điểm; mỗi điểm thu và phân tích theo 02 tầng nước (tầng đáy cách đáy 0,5-1m và tầng giữa cách mặt từ 2-3m).

- Thông số, tần suất quan trắc:

Mẫu nước: Nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ mặn, N-NH4 , N-NO2-, N-NO3, P-PO43-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), độ kiềm, COD, Coliform, mật độ và thành phần tảo độc; tần suất quan trắc: Tháng 3-4 và tháng 9-11 tần suất quan trắc 2 đợt/tháng; tháng 5-8 tần suất 4 đợt/năm (26 đợt/năm).

Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng (mẫu nước): Cd, Hg và Pb; tần suất 3 đợt/năm.

Mẫu trầm tích: pH, Nhu cầu sử dụng oxy (SOD) chất hữu cơ (CHC), sulfur tổng số; Vibrio tổng số; tần suất quan trắc: Tháng 3-4 và tháng 9-11 tần suất quan trắc 2 đợt/tháng; tháng 5-8 tần suất 4 đợt/năm (26 đợt/năm).

(vị trí, địa điểm quan trắc theo Phụ lục 01 đính kèm).

b) Quan trắc, giám sát môi trường NTTS đột xuất:

- Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài); khi khu vực NTTS xảy ra dịch bệnh; khi môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ; tảo nở hoa tại vùng nuôi tôm hùm, vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh.

- Thông số, tần suất quan trắc giám sát:

Thông số quan trắc môi trường đột xuất, dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên tại các vùng nuôi và tùy theo tình hình thực tế để xác định, lựa chọn các thông số phù hợp.

Do nguồn kinh phí giảm so với Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh nên tần suất quan trắc dự kiến giảm xuống khoảng 5 lần/năm.

2. Xử lý số liệu, Thông tin, tuyên truyền, báo cáo kết quả quan trắc:

a) Xử lý số liệu:

Thông số môi trường được xử lý, đánh giá chất lượng môi trường theo chỉ số VN-WQI theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021.

So sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đối tượng nuôi, khuyến cáo phương pháp xử lý phù hợp.

Kết quả quan trắc, thông báo định kỳ, báo cáo tổng hợp hàng quý và hàng năm được lưu trữ bằng văn bản giấy, văn bản số; cập nhật thông tin lên hệ thống CSDL của Tổng cục Thủy sản.

b) Thông tin, tuyên truyền, báo cáo kết quả quan trắc:

Thông tin trực tiếp đến người dân bằng các hình thức khác nhau: Nhắn tin qua điện thoại di động; thông báo, hướng dẫn bằng văn bản theo quy định; phát bản tin qua hệ thống đài phát thanh các địa phương.

Dự kiến khoảng 1.000 thuê bao di động nhận tin nhắn kết quả quan trắc.

c) Báo cáo: Chế độ báo cáo gồm báo cáo định kỳ, báo cáo tổng hợp... và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

3. Hội nghị phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân, hướng dẫn biện pháp xử lý về môi trường:

- Nội dung: Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý về môi trường, dịch bệnh; phổ biến các quy định pháp luật liên quan theo Luật Thủy sản, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường.

- Số lượng: 02 cuộc.

- Số lượng đại biểu tham dự: 40 đại biểu/cuộc.

- Thời gian: 01 ngày/cuộc.

(dự toán kinh phí theo Phụ lục 02 đính kèm).

III. DỰ TOÁN KINH PHÍ:

1. Tổng kinh phí thực hiện: 1.512.000.000 đồng (một tỷ, năm trăm mười hai triệu đồng), trong đó:

ĐVT: Đồng.

- Thu và phân tích mẫu:

1.418.178.787

đồng (theo Phụ lục 03)

- Thuê dịch vụ tin nhắn:

- Chi hội nghị tuyên truyền

25.000.000

16.460.000

đồng (tạm tính)

đồng (theo Phụ lục 02)

- Chi khác:

52.361.213

đồng

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường NTTS năm 2023 trên cơ sở kinh phí được cấp và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

- Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các vùng NTTS.

- Hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn môi trường trong NTTS, xây dựng các mô hình nuôi thân thiện, bảo vệ môi trường, ...

- Hướng dẫn thực hiện lịch mùa vụ, đối tượng và cơ cấu thủy sản nuôi trồng phù hợp địa phương, quy trình sản xuất, thu hoạch, phối hợp cơ quan có liên quan điều phối nước phục vụ nuôi trồng; tham gia thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh trong NTTS; hướng dẫn, kiểm tra sản xuất giống thủy sản theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc giống thủy sản và quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp và biện pháp quản lý, xử lý phù hợp để chủ động góp phần hạn chế xảy ra sự cố môi trường NTTS.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ môi trường các vùng NTTS nói riêng và các vùng đầm, vịnh, biển nói chung; quản lý các nguồn xả thải vào đầm, vịnh, nhất là nguồn thải từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ven đầm, vịnh, biển.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xử lý khi có các sự cố môi trường xảy ra tại các vùng NTTS.

3. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT và căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí chi thường xuyên để đơn vị thực hiện theo quy định.

4. UBND các thị xã Sông Cầu, Đông Hòa và huyện Tuy An:

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức hướng dẫn, vận động, các cơ sở NTTS thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản nuôi; tổ chức thu gom rác thải, chất thải, thức ăn dư thừa từ các hoạt động NTTS; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT; sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng khi môi trường vùng nuôi có những biến đổi bất thường hoặc tình hình dịch bệnh.

- Chủ động bố trí nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các vùng ven đầm, vịnh và các vùng NTTS. Triển khai hoạt động thu gom chất thải từ NTTS ở lồng bè đưa vào bờ để được xử lý theo quy định.

- Kiểm tra, xử lý các cơ sở, cá nhân vi phạm cam kết, quy định bảo vệ môi trường theo quy định.

- Phối hợp phổ biến kịp thời kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đến các xã, phường, hộ nuôi, vùng nuôi.

4. Các cơ sở sản xuất giống, NTTS thương phẩm:

- Tích cực chủ động thực hiện giám sát chất lượng nước cấp, nước thải tại cơ sở sản xuất của mình; giám sát chất lượng nước cấp, nước thải của cơ sở.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý NTTS trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường NTTS.

- Theo dõi các diễn biến bất thường của môi trường NTTS và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về NTTS tại địa phương./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cac Sở: NNPTNT, TC, KHĐT, CT, TTTT;
- UBND các huyện, TX, TP ven biển;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Tấn Hổ

 

PHỤ LỤC 1

VỊ TRÍ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH NĂM 2023
(kèm theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh)

TT

Tên điểm quan trắc1)

Kiểu/Ioại quan trắc

Vị trí lấy mẫu (theo hệ tọa độ VN-2000)

Mô tả điểm quan trắc

X

Y

I. Thị xã Sông Cầu

1

Xuân Lộc

Quan trắc tác động

574945

1506250.8

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

2

Xuân Cảnh

Quan trắc tác động

583593.4

1498499.1

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

3

Xuân Thịnh

Quan trắc tác động

583607.4

1494936.9

Vùng nuôi tôm hùm

4

Xuân Phương

Quan trắc tác động

579805.4

1489301.4

Vùng nuôi tôm hùm

5

Xuân Thành

Quan hắc tác động

579717.1

1484403.3

Vùng nuôi tôm hùm

II. Huyện Tuy An

6

An Hòa Hải

Quan trắc tác động

584740.5

1470850.6

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

7

An Cư

Quan trắc tác động

583154.9

1470850.6

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

III. Thị xã Đông Hòa

8

Hòa Hiệp Nam

Quan trắc tác động

597996.4

1431770.6

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

9

Hòa Tâm

Quan trắc tác động

596133.4

1430965.0

Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ

_____________

(1) Chi tiết thông số, tần suất theo Phụ lục 3

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ TOÁN CHI PHÍ HỘI NGHỊ PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN, HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP XỬ LÝ VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG 01 NĂM
(kèm theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

2

Thuê, trang trí hội trường

Ngày

2

200.000

400.000

 

3

Bồi dưỡng báo cáo viên

Buổi

4

300.000

1.200.000

 

4

Phô tô tài liệu và văn phòng phẩm (40 bộ/lớp x 02 lớp)

Bộ

80

25.000

2.000.000

 

5

Giải khát giữa giờ đại biểu, báo cáo viên, cán bộ (40 người/lớp x 02 lớp)

Người

80

30.000

2.400.000

 

6

Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu tham dự không hưởng lương (40 người/lớp x 05 lớp)

Người

80

100.000

8.000.000

 

7

Nhiên liệu ô tô đi tập huấn (quảng đường đi 1000 km, định mức khoán nhiên liệu 15lít/100 km)

Lít

60

21.000

1.260.000

 

8

Công tác phí CB tổ chức, báo cáo viên, lái xe (Lãnh đạo: 01, CBTC: 01, BCV: 01, lái xe: 01, định mức 150.000 đồng/người/ngày)

Ngày

2

600.000

1.200.000

 

 

Tổng cộng

 

 

 

16.460.000

 

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN CHI PHÍ THU VÀ PHÂN TÍCH MẪU TRONG NĂM 2023
(kèm theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Tần suất (đợt/tháng)

Số điểm

Số mẫu phân tích trên điểm

Số đợt quan trắc/năm

Số lượng (mẫu)

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

I. Quan trắc, giám sát môi trường NTTS thường xuyên

 

 

1. Vùng nuôi tôm nước lợ

 

664.436.208,0

 

a) Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, vi sinh vật

 

529.140.960,0

 

1

Nhiệt độ nước (Quan trắc ngoài hiện trường)

2

8

1

18

144

95.614

13.768.416,0

STT 6, PL 6, QĐ 66

2

Oxy hòa tan (DO) (Quan trắc ngoài hiện trường)

2

8

1

18

144

109.451

15.760.944,0

STT 12, PL 6, QĐ 66

3

pH (Quan trắc ngoài hiện trường)

2

8

1

18

144

97.211

13.998.384,0

STT11, PL 6, QĐ 66

4

Độ mặn (Quan trắc ngoài hiện trường)

2

8

1

18

144

87.652

12.621.888,0

SST 7, PL 6, QĐ 66

5

N-NH4 (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

286.255

41.220.720,0

STT 16, PL 6, QĐ 66

6

N-NO2- (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

217.896

31.377.024,0

STT 17PL 6, QĐ 66

7

N-NO3- (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

215.016

30.962.304,0

STT 18PL 6, QĐ 66

8

P-PO43- (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

201.757

29.053.008,0

STT 20PL 6, QĐ 66

9

H2S (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

199.868

28.780.992,0

STT 26PL 6, QĐ 66

10

TSS (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

115.787

16.673.328,0

STT 29PL 6, QĐ 66

11

Độ kiềm(Phân tích trong phong PKN)

2

8

1

18

144

94.500

13.608.000,0

Giá tham khảo

12

COD (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

162.269

23.366.736,0

STT 27PL 6, QĐ 66

13

Coliform (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

538.986

77.613.984,0

STT 31 PL6; QĐ 66

14

Tảo độc (mật độ, thành phần) (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

174.272

25.095.168,0

STT 72PL 6, QĐ 66

15

Vibrio parahaemolyticus (Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

539.028

77.620.032,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

16

Vibrio tổng số(Phân tích trong phòng PKN)

2

8

1

18

144

539.028

77.620.032,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

b) Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng

135.295.248,00

 

17

Thuốc bảo vệ thực vật nhóm P (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

1.817.592

43.622.208,00

STT 52 PL6; QĐ66

18

Thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo(PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

1.817.566

43.621.584,00

STT 51 PL 6; QĐ 66

19

Cd (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

492.859

11.828.616,00

STT 58 PL 6, QĐ 66

20

Hg (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

532.555

12.781.320,00

STT 60 PL 6, QĐ 66

21

Pb (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

492.859

11.828.616,00

STT 57PL 6, QĐ 66

22

As (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

8

1

3

27

483.871

11.612.904,00

STT 40, PL 6; QĐ 66

2. Vùng nuôi tôm hùm lồng bè. Tần suất quan trắc: 26 đợt/năm; Tháng 3, 4 và tháng 9 - tháng 11 tần suất quan trắc 2 đợt/tháng; tháng 5 - tháng 8 tần suất 4 đợt/năm

706.803.969,0

 

a) Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, vi sinh vật

 

573.236.040,0

 

1

Nhiệt độ nước (Quan trắc ngoài hiện trường)

 

3

2

26

156

95.614

14.915.784,0

STT 6, PL 6, QĐ 66

2

Oxy hòa tan (DO) (Quan trắc ngoài hiện trường)

 

3

2

26

156

109.451

17.074.356,0

STT 12, PL 6, QĐ 66

3

pH (Quan trắc ngoài hiện trường)

 

3

2

26

156

97.211

15.164.916,0

STT 11, PL 6, QĐ 66

4

Độ mặn (Quan trắc ngoài hiện trường)

 

3

2

26

156

87.652

13.673.712,0

SST 7, PL 6, QĐ 66

5

N-NH4 (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

286.255

44.655.780,0

STT 16, PL 6, QĐ 66

6

N-NO2- (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

217.896

33.991.776,0

STT 17 PL 6, QĐ 66

7

N-NO3- (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

215.016

33.542.496,0

STT 18 PL 6, QĐ 66

8

P-PO43- (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

201.757

31.474.092,0

STT 20 PL 6, QĐ 66

9

H2S (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

199.868

31.179.408,0

STT 26 PL 6, QĐ 66

10

TSS (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

115.787

18.062.772,0

STT 29 PL 6, QĐ 66

11

Độ kiềm (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

94.500

14.742.000,0

Giá tham khảo

12

COD (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

162.269

25.313.964,0

STT 27 PL 6, QĐ 66

13

Coliform (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

2

26

156

538.986

84.081.816,0

STT 31 PL6,QĐ 66

14

Tảo độc (mật độ, thành phần)(PBGM)

 

3

2

26

156

174.272

27.186.432,0

STT 72 PL 6, QĐ 66

15

Vibrio parahaemolyticus (PKN)

 

3

2

26

156

539.028

84.088.368,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

16

Vibrio tổng số

 

3

2

26

156

539.028

84.088.368,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

b) Mẫu trầm tích

 

119.903.472,0

 

17

pH (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

1

26

78

97.211

7.582.458,0

STT 11, PL 6, QĐ 66

18

Nhu cầu sử dụng oxy (SOD); (PKN)

 

3

1

26

78

341.284

26.620.152,0

Giá tham khảo 02 chỉ tiêu COD và BOD5

19

Chất hữu cơ (CHC); (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

1

26

78

359.833

28.066.974,0

STT 66 PL6, QĐ 66

20

Sulfua tổng số (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

1

26

78

199.868

15.589.704,0

STT 26 PL 6, QĐ 66

21

Vibrio tổng số (Phân tích trong phòng PKN)

 

3

1

26

78

539.028

42.044.184,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

c) Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng

13.664.457,0

 

22

Cd (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

3

1

3

9

492.859

4.435.731,0

STT 58 PL 6, QĐ 66

23

Hg (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

3

1

3

9

532.555

4.792.995,0

STT 60 PL 6, QĐ 66

24

Pb (Phân tích trong phòng PKN)

3 (đợt/năm)

3

1

3

9

492.859

4.435.731,0

STT 57 PL 6, QĐ 66

II. Quan trắc, giám sát môi trường NTTS đột xuất

46.938.610,0

 

a) Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa, vi sinh vật

18.372.950,0

 

1

Nhiệt độ nước (Quan trắc ngoài hiện trường)

5 đợt/năm

 

 

 

5

95.614

478.070,0

STT 6, PL 6, QĐ 66

2

Oxy hòa tan (DO) (Quan trắc ngoài hiện trường)

5 đợt/năm

 

 

 

5

109.451

547.255,0

STT 12, PL 6, QĐ 66

3

pH (Quan trắc ngoài hiện trường)

5 đợt/năm

 

 

 

5

97.211

486.055,0

STT 11, PL 6, QĐ 66

4

Độ mặn (Quan trắc ngoài hiện trường)

5 đợt/năm

 

 

 

5

87.652

438.260,0

SST 7, PL 6, QĐ 66

5

N-NH4 (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

286.255

1.431.275,0

STT 16, PL 6, QĐ 66

6

N-NO2- (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

217.896

1.089.480,0

STT 17 PL 6, QĐ 66

7

N-NO3- (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

215.016

1.075.080,0

STT 18 PL 6, QĐ 66

8

P-PO43- (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

201.757

1.008.785,0

STT 20 PL 6, QĐ 66

9

H2S (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

199.868

999.340,0

STT 26 PL 6, QĐ 66

10

TSS (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

115.787

578.935,0

STT 29 PL 6, QĐ 66

11

Độ kiềm (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

94.500

472.500,0

Giá tham khảo

12

COD (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

162.269

811.345,0

STT 27 PL 6, QĐ 66

13

Coliform (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

538.986

2.694.930,0

STT 31 PL6,QĐ 66

14

Tảo độc (mật độ, thành phần); (PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

174.272

871.360,0

STT 72 PL 6, QĐ 66

15

Vibrio parahaemolyticus (PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

539.028

2.695.140,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

16

Vibrio tổng số (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

539.028

2.695.140,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E.Coli; STT 33 PL6; QĐ 66

b) Mẫu trầm tích

 

2.798.505,0

 

17

pH (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

97.211

486.055,0

STT 11, PL 6, QĐ 66

18

Nhu cầu sử dụng oxy (SOD); (PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

341.284

1.706.420,0

Giá tham khảo tổng 02 chỉ tiêu COD và BOD5

19

Chất hữu cơ (CHC); (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

359.833

1.799.165,0

STT 66 PL6, QĐ 66

20

Sulfua tổng số (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

199.868

999.340,0

STT 26 PL 6, QĐ 66

21

Vibrio tổng số (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

539.028

2.695.140,0

Giá tham khảo chỉ tiêu E-Coli; STT 33 PL 6; QĐ 66

c) Thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng

 

25.767.155,0

 

22

Thuốc bảo vệ thực vật nhóm P (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

1.817.592

9.087.960,0

STT 52 PL; QĐ 66

23

Thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo (PTN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

1.817.566

9.087.830,0

STT 51 PL; QĐ 66

24

Cd (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

492.859

2.464.295,0

STT 58 PL 6, QĐ 66

25

Hg (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

532.555

2.662.775,0

STT 60 PL 6, QĐ 66

26

Pb (Phân tích trong phòng PKN)

5 đợt/năm

 

 

 

5

492.859

2.464.295,0

STT 57 PL 6, QĐ 66

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.418.178.787,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 44/KH-UBND về quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Yên năm 2023

  • Số hiệu: 44/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 28/02/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Lê Tấn Hổ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản