ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/KH-UBND | Bình Định, ngày 10 tháng 3 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN GIAO THÔNG DO XE KHÁCH GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG DO XE KHÁCH GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG DO XE KHÁCH GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020-2022
1. Tai nạn giao thông (TNGT): Trong 03 năm (2020-2022) toàn tỉnh xảy ra 25 vụ TNGT do xe khách gây ra, làm chết 23 người, bị thương 11 người; so với cùng kỳ 03 năm (2017-2019), giảm 17 vụ (-68%), giảm 14 người chết (-61%), giảm 08 người bị thương (-73%).
2. Qua phân tích, nguyên nhân xảy ra các vụ TNGT do xe khách gây ra chủ yếu là do ý thức người tham gia giao thông; Tuyến đường xảy ra TNGT chủ yếu trên các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh; lỗi vi phạm dẫn đến TNGT chủ yếu: thiếu chú ý quan sát; vi phạm về tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; chuyển hướng không đúng quy định; độ tuổi gây TNGT chủ yếu từ 27-55 tuổi; Khoảng thời gian xảy ra TNGT từ 11h30 - 13h30 chiếm 16,9%, 18h - 22h chiếm 12,6%, từ 22h - 5h chiếm 70,5%; phương tiện trong tỉnh gây 16 vụ TNGT, phương tiện ngoài tỉnh gây 09 vụ TNGT.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG DO XE KHÁCH GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI GIAN TỚI
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong tỉnh, đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nên tình hình tai nạn giao thông do xe khách gây ra trên địa bàn tỉnh được phòng ngừa và kéo giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu đi lại cho Nhân dân, giao thương hàng hóa giữa các vùng miền, thì việc tham gia giao thông bằng xe khách sẽ ngày càng tăng cao, khả năng dẫn đến quá tải về phương tiện tham gia giao thông và vận tải khách, đó là thời điểm vi phạm quy tắc giao thông tăng lên, hoặc đưa phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật để phục vụ vận chuyển khách hoặc người tham gia điều khiển phương tiện xe khách vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông do xe khách gây ra trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN GIAO THÔNG DO XE KHÁCH GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI GIAN TỚI
1. Bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, bảo đảm đi lại thuận tiện, an toàn cho người dân trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự ATGT; nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của người thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT.
3. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người điều khiển xe khách.
4. Phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến xe khách; không để xe khách gây ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành
a) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 01/5/2022 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/04/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 18/01/2023 về triển khai Năm An toàn giao thông 2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” và Văn bản số 301/UBND-KT ngày 19/01/2023 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương hên quan chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
c) Duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ/đội tham gia tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông, tập trung là các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
d) Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Huy động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng tham gia vào công tác phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
a) Đối với người điều khiển xe khách trong tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đến các đơn vị, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nhằm nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông;
- Hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn, kiến thức bảo đảm sức khỏe khi lái xe với cự ly dài, những vấn đề lái xe cần lưu ý khi trời có mưa, sương mù, lái xe vào ban đêm, đi qua các đoạn đường cong, của, đường đèo dốc,...
b) Đối với người điều khiển xe khách ngoài tỉnh đi qua địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh (radio), qua các nền tảng công nghệ thông tin (như: Internet, các mạng xã hội, điện thoại thông minh).
- Tổ chức tuyên truyền cho người điều khiển xe khách ngoài tỉnh biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các điểm dừng phương tiện kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Hỗ trợ đồ dùng phục vụ (như: khăn lạnh, nước giải khát,...) cho người điều khiển xe khách ngoài tỉnh đi qua địa bàn tỉnh trong thời gian dễ gây tai nạn giao thông (buổi trưa: từ 11h30 - 13h30, buổi tối: từ 22h - 5h) để giúp người điều khiển xe khách ngoài tỉnh tỉnh táo khi điều khiển xe khách tham gia giao thông được an toàn.
a) Tăng cường tuần tra kiểm soát, chú họng tuần tra lưu động, nhất là trên các tuyến đường, địa bàn thường vi phạm trật tự ATGT, xảy ra TNGT.
b) Tập trung xử lý nghiêm hành vi người điều khiển phương tiện xe khách vi phạm trật tự ATGT, như: vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; không chấp hành tín hiệu giao thông;...
c) Tiếp tục trang bị hệ thống camera giám sát xử lý vi phạm trật tự ATGT tại các vị trí thường xảy ra TNGT, các nút giao thông phức tạp để ghi hình, xử lý phạt nguội phương tiện vi phạm.
4. Phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
a) Nâng cao chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện, từ chối kiểm định phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng không được tham gia giao thông.
b) Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, các bến xe khách thực hiện kiểm tra 100% xe trước khi khởi hành bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện, điều kiện người điều khiển phương tiện; bố trí đủ lái xe, nhân viên phục vụ; yêu cầu lái xe chấp hành các quy định về tốc độ, thời gian làm việc, tránh hiện tượng mệt mỏi, ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện và chú ý quan sát giảm tốc độ khi trời mưa, có sương mù, lái xe vào ban đêm, đi trên đường quanh co, đèo dốc...
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô để xảy ra nhiều vi phạm trật tự ATGT và gây tai nạn giao thông.
d) Định kỳ hàng quý tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để kịp thời biểu dương khen thưởng đối với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT, cũng như phê bình, xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải thường xuyên vi phạm trật tự ATGT và gây tai nạn giao thông.
5. Cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông
a) Xử lý kịp thời các bất cập về hạ tầng giao thông
- Khắc phục các điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, như: bổ sung biển báo hiệu, mở rộng mặt đường, bổ sung vạch sơn tim đường, làm gờ giảm tốc, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo giao thông;
- Tăng cường công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi, thông suốt.
b) Trang bị đầy đủ hệ thống ATGT (như: biển báo hiệu, vạch kẻ đường, gờ giảm tốc,...) trên các tuyến đường, các nút giao thông, khu dân cư, khu đô thị theo quy định.
c) Tăng cường phát quang, giải tỏa tầm nhìn tại các ngã ba, ngã tư, các đoạn đường cong, đoạn đường có tầm nhìn bị che khuất.
Từ nguồn ngân sách cấp cho Ban An toàn giao thông tỉnh, các đơn vị, địa phương hàng năm. Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đảm bảo TT ATGT trên địa bàn tỉnh theo quy định.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Là cơ quan thường trực, theo dõi việc triển khai công tác phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định và các đơn vị, địa phương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vào thời gian xe khách có nguy cơ gây tai nạn giao thông.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc đề xuất cho UBND tỉnh đảm bảo nguồn lực triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh, như: mua, hỗ trợ đồ dùng phục vụ (như: khăn lạnh, nước giải khát,...) cho người điều khiển xe khách đi qua địa bàn tỉnh trong thời gian dễ gây tai nạn giao thông (buổi trưa: từ 11h30-13h30, buổi tối: từ 22h-5h) để giúp người điều khiển xe khách tỉnh táo khi điều khiển xe khách tham gia giao thông.
d) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục trang bị hệ thống camera giám sát xử lý vi phạm trật tự ATGT tại các vị trí thường xảy ra TNGT, các nút giao thông phức tạp để ghi hình, xử lý phạt nguội phương tiện vi phạm; đề xuất khắc phục các điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, như: bổ sung biển báo hiệu, mở rộng mặt đường, bổ sung vạch sơn tim đường, làm gờ giảm tốc, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo giao thông, đèn chiếu sáng.
đ) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch khắc phục bất cập kết cấu hạ tầng, điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.
e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống tai nạn giao thông đối với xe khách tại các điểm dừng phương tiện của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến.
a) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương giám sát chặt chẽ xe khách hoạt động trên địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức tối đa tai nạn giao thông do xe khách gây ra trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức tuyên truyền cho người điều khiển xe khách biết và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các điểm dừng phương tiện kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông. Hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn, kiến thức bảo đảm sức khỏe khi lái xe với cự ly dài, những vấn đề lái xe cần lưu ý khi trời có mưa, sương mù, lái xe vào ban đêm, đi trên đường đèo dốc.
c) Duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ/đội tham gia tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, nhất là các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức kiểm tra xe khách đi qua địa bàn tỉnh trong thời gian cao điểm (buổi trưa: từ 11h30 - 13h30, buổi tối: từ 22h - 5h); qua đó hỗ trợ đồ dùng phục vụ (như: khăn lạnh, nước giải khát,...) cho người điều khiển xe khách sử dụng giúp họ tỉnh táo khi điều khiển xe khách tham gia giao thông được an toàn.
đ) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung xử lý nghiêm hành vi người điều khiển phương tiện xe khách vi phạm trật tự ATGT, như: vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; không chấp hành tín hiệu giao thông;...
a) Chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện, từ chối kiểm định phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng không được tham gia giao thông.
b) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe nâng cao chất lượng đào tạo lái xe đảm bảo đúng nội dung, chương trình theo quy định.
c) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, các bến xe khách thực hiện kiểm tra 100% xe trước khi khởi hành bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện, điều kiện người điều khiển phương tiện; bố trí đủ lái xe, nhân viên phục vụ; yêu cầu lái xe chấp hành các quy định về tốc độ, thời gian làm việc, tránh hiện tượng mệt mỏi, ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện và chú ý quan sát giảm tốc độ khi trời mưa, có sương mù, lái xe vào ban đêm, đi trên đường quanh co, đèo dốc...
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô để xảy ra nhiều vi phạm trật tự ATGT và gây tai nạn giao thông.
đ) Định kỳ hàng quý tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để kịp thời biểu dương khen thưởng đối với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT, cũng như phê bình, xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải thường xuyên vi phạm trật tự ATGT và gây tai nạn giao thông.
e) Tăng cường công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường quản lý; kịp thời khắc phục, sửa chữa hư hỏng (nếu có) đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi, thông suốt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định
Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, chính xác và bằng nhiều hình thức (qua hệ thống truyền thanh, qua các nền tảng công nghệ thông tin,...) về tình hình tai nạn giao thông, các biện pháp phòng, chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh và các chế tài xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đối với xe khách để người điều khiển xe khách biết và thực hiện; kêu gọi người điều khiển xe khách đề cao cảnh giác, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (như: không vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy; không vi phạm quy định tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; không chấp hành tín hiệu giao thông;...).
5. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn.
b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, chính xác và bằng nhiều hình thức về tình hình tai nạn giao thông, các biện pháp phòng, chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh và địa phương; các chế tài xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đối với xe khách để người điều khiển xe khách biết và thực hiện; kêu gọi người điều khiển xe khách đề cao cảnh giác, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (như: không vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy; không vi phạm quy định tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; không chấp hành tín hiệu giao thông;...). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân, cộng đồng, kêu gọi, vận động toàn dân cùng tham gia vào công tác phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo lực lượng chức năng ở địa phương tập trung xử lý nghiêm hành vi người điều khiển phương tiện xe khách vi phạm trật tự ATGT, như: vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định tốc độ; đi không đúng làn đường, phần đường; không chấp hành tín hiệu giao thông; đậu đỗ, đón trả khách không đúng quy định;...
d) Tăng cường phát quang, giải tỏa tầm nhìn tại các ngã ba, ngã tư, các đoạn đường cong, đoạn đường có tầm nhìn bị che khuất của các tuyến đường được phân công quản lý trên địa bàn.
đ) Thường xuyên kiểm tra, rà soát, thực hiện chỉnh trang hạ tầng giao thông, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch sơn, gờ giảm tốc; thực hiện công tác duy tu, sửa chữa khắc phục ngay những đoạn đường hư hỏng (nếu có) đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi, thông suốt.
e) Cân đối, bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách tại địa phương.
g) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng chống tai nạn giao thông đối với xe khách tại địa phương.
7. Đề nghị Khu Quản lý đường bộ III
a) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, yêu cầu các Nhà đầu tư BOT, các đơn vị quản lý tuyến quốc lộ thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, khắc phục kịp thời các hư hỏng, bất cập hạ tầng giao thông.
b) Kịp thời phối hợp, chỉ đạo các đơn vị quản lý tuyến quốc lộ khắc phục và điều chỉnh những bất hợp lý tại các nút giao đồng mức, kịp thời xử lý các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh; khẩn trương rà soát và điều chỉnh, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT.
1. Yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ban An toàn giao thông tỉnh để được hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, năm gửi về UBND tỉnh (thông qua Ban An toàn giao thông tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, UBND tỉnh theo quy định.
2. Giao Ban ATGT tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện.
3. Thời gian thực hiện kế hoạch này từ ngày 15/3/2023./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 415/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn-Đảo Bé đến năm 2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Công văn 2680/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2022 về bảo đảm công tác y tế trường học; an ninh, an toàn trường học; phòng chống tai nạn thương tích và giáo dục an toàn giao thông năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2022 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 415/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn-Đảo Bé đến năm 2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Công văn 2680/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2022 về bảo đảm công tác y tế trường học; an ninh, an toàn trường học; phòng chống tai nạn thương tích và giáo dục an toàn giao thông năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Kế hoạch 08/KH-UBND về Năm an toàn giao thông 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2023 về phòng, chống tai nạn giao thông do xe khách gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 43/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phạm Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định