- 1Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 421/KH-UBND | Gia Lai, ngày 05 tháng 02 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/11/2011; Căn cứ Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 23/5/2013 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ - dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng và truyền tải đa dịch vụ.
- Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của tỉnh, phù hợp với nhu cầu và thu thập của người dân.
- Chuyển đổi toàn bộ hệ thống phát sóng mặt đất từ công nghệ tương tự hiện tại sang phát sóng bằng công nghệ kỹ thuật số tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh phải sử dụng công nghệ số sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.
- Tổ chức và sắp xếp lại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (PT-TH) và Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố (Đài TT- TH cấp huyện) theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.
1. Đảm bảo không làm gián đoạn các kênh chương trình, đặc biệt là các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
2. Sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất do các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng thiết lập.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình đầu tư thiết bị truyền dẫn, phát sóng số phù hợp với địa bàn tỉnh Gia Lai. Khuyến khích các doanh nghiệp sớm triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số trên cơ sở năng lực của doanh nghiệp và thị trường.
4. Đảm bảo các điều kiện kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại Đài PT-TH tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2020. Với 17 huyện, thị xã, thành phố từng bước đảm bảo điều kiện có trên 95% số hộ gia đình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố có máy thu hình xem được các kênh chương trình truyền hình thiết yếu để ngừng phát sóng truyền hình tại địa bàn trước ngày 31 tháng 12 năm 2020. Lập phương án chuyển đổi những lao động kỹ thuật sang làm công việc sản xuất chương trình truyền hình địa phương hoặc bố trí công tác khác.
5. Huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp và một phần ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình.
6. Tận dụng tối đa hạ tầng truyền hình đã được đầu tư để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng.
III. Lộ trình thực hiện số hóa:
1. Năm 2016:
Triển khai các phương án thông tin và tuyên truyền cho người dân về kế hoạch số truyền dẫn, phát sóng truyền hình thông qua các chương trình truyền hình địa phương. Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền mới theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn 2013-2015 kết thúc. Tổ chức phát sóng thường xuyên trên hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương về thời điểm, lộ trình kết thúc phát sóng truyền hình tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình số tại địa phương.
2. Năm 2017:
- Căn cứ tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số truyền hình mặt đất tại khu vực thành phố Pleiku, Đài PT-TH tỉnh thực hiện việc phát song song các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hệ thống tương tự mặt đất.
- Trên cơ sở số liệu hộ nghèo, cận nghèo theo điều tra của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội hàng năm kết hợp điều tra số liệu điều tra hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có ti vi cần hỗ trợ đầu thu; Sở Lao động Thương binh và Xã hội gửi danh sách về Sở Thông tin và Truyền thông, để Sở báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện.
- Các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình qua Internet tại Gia Lai phải xây dựng lộ trình chuyển đổi hạ tầng kỹ thuật sang số hóa, đồng thời thực hiện truyền dẫn truyền hình song song công nghệ tương tự và công nghệ số cho đến cuối năm 2020 chuyển hoàn toàn sang kỹ thuật số.
- Áp dụng các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn truyền hình số hóa mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và MPEG-2 đối với máy thu hình số và thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set-top-box).
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai phương án hỗ trợ đầu thu truyền hình số (mặt đất/vệ tinh) cho nhân dân.
3. Đến năm 2020:
- Đảm bảo 100% số hộ gia đình có máy thu hình trên địa bàn tỉnh xem được các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng khác nhau.
- Ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự tại Đài PT-TH tỉnh và chuyển hoàn toàn sang phát bằng công nghệ số khi hệ thống phát sóng truyền hình số ổn định.
- Các huyện, thị xã, thành phố ngừng phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn.
- Bảo đảm 100% chương trình phát thanh FM và truyền hình được sản xuất và phát sóng theo tiêu chuẩn quốc gia MPEG-4 và phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn.
- Tổ chức tuyên truyền kế hoạch số hóa trên các phương tiện truyền thông, báo chí, Đài TT-TH cấp huyện; lồng ghép vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật và các phương tiện quảng cáo, trang thông tin điện tử.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình Internet tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình của đơn vị về lộ trình chuyển đổi các kênh truyền hình thương mại từ công nghệ truyền dẫn, phát sóng tương tự sang công nghệ số.
- Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, trang thông tin điện tử của đơn vị cung cấp dịch vụ) để tư vấn hỗ trợ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, người sử dụng dịch vụ thực hiện chuyển đổi từ truyền hình sử dụng công nghệ tương tự sang công nghệ số.
2. Nhóm giải pháp về thị trường, dịch vụ:
- Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để thúc đẩy nhanh lộ trình số hóa. Chỉ đạo, hướng dẫn việc nhập khẩu, mua bán thiết bị truyền hình phù hợp theo công nghệ kỹ thuật số hiện đại.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai hệ thống truyền hình cáp, truyền hình internet tại các trung tâm cấp huyện và cấp xã trong tỉnh.
3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nhân lực:
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất tỉnh Gia Lai đến năm 2020 để thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai. Thành phần gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Phó Trưởng Ban Thường trực; Giám đốc Đài PT- TH tỉnh làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện Lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thành viên Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực là Sở Thông tin và Truyền thông; sử dụng bộ máy hiện có của Sở Thông tin và Truyền thông để giúp việc Ban Chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch sắp xếp lại lao động bộ phận truyền dẫn, phát sóng truyền hình của Đài PT- TH tỉnh, các Đài TT-TH cấp huyện, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình theo lộ trình số hóa.
4. Nhóm giải pháp về tài chính:
- Huy động nguồn vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch số hóa.
- Bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh cho công tác khảo sát vùng phủ sóng vệ tinh, điều tra thiết bị thu xem truyền hình, đào tạo lại lao động kỹ thuật tại Đài TT-TH cấp huyện và Đài PT-TH tỉnh.
- Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông dùng nguồn vốn từ Quỹ Viễn thông công ích để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách của tỉnh Gia Lai.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án số hóa trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý hoặc đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài thực hiện tuyên truyền rộng rãi kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn.
- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình theo đúng quy định của pháp luật.
- Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phù hợp trong trường hợp Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam có những quy định hoặc hướng dẫn mới.
2. Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai:
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan và các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình nghiên cứu lập các dự án thành phần, kế hoạch chi tiết và thủ tục đầu tư đúng lộ trình số hóa phù hợp với quy định của nhà nước.
- Hằng năm, Đài PT-TH lập kế hoạch bổ sung kinh phí mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư trung hạn (phải phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn) trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đảm bảo kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì hoạt động trong giai đoạn chuyển tiếp đối với các máy phát hình tương tự và các thiết bị phụ trợ hiện có.
- Xây dựng kế hoạch sắp xếp lại bộ máy của Đài theo hướng dẫn lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng; Nâng cao chất lượng sản xuất chương trình; Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có tham gia cổ phần hóa với các doanh nghiệp trong việc đầu tư mạng truyền dẫn sóng số mặt đất theo lộ trình số hóa của Chính phủ và phê duyệt của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thông báo thường xuyên thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự chuyển sang phát sóng số tại Gia Lai.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn cho phát triển, hiện đại hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo lộ trình thực hiện đề án số hóa.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng cân đối nguồn ngân sách địa phương, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định nguồn vốn thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng đến năm 2020.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã thành phố tham mưu Kế hoạch đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện thị xã, thành phố theo lộ trình số hóa từ năm 2017 đến năm 2020.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyên thông giám sát, kiểm tra việc kinh doanh trên thị trường các máy phát, thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo tiêu chuẩn và quy chuẩn do Nhà nước quy định.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, thực hiện điều tra số hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh hàng năm, kết hợp điều tra số gia đình nghèo, gia đình chính sách chưa có phương tiện nghe nhìn (theo mẫu) để xem xét hỗ trợ đầu thu truyền hình vệ tinh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; chuyên Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp tham mưu. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện trong việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình và thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo về tiếp cận thông tin.
8. Ủy ban nhân các các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài TT-TH cấp huyện tổ chức thông tin tuyên truyền về Đề án số hóa, truyền dẫn phát sóng truyền hình trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện chương trình hỗ trợ đầu thu truyền hình vệ tinh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chỉ đạo Đài TT-TH cấp huyện thông báo thường xuyên trên Đài TT-TH cấp huyện Kế hoạch triển khai đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình về thời điểm, lộ trình kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.
- Phối hợp với Sở Nội vụ sắp xếp, đào tạo bộ phận lao động truyền dẫn, phát sóng tại Đài TT-TH cấp huyện theo lộ trình số hóa đến năm 2020.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 tại tỉnh Gia Lai. Căn cứ vào Kế hoạch và nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch này, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ phát lại chương trình phát thanh, truyền hình ở đài phát thanh, truyền hình các cấp trong tỉnh Gia Lai
- 2Nghị quyết 78/2013/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình ở các đài phát thanh, truyền hình các cấp do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 201/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Gia Lai
- 1Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 198/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 24/2013/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ phát lại chương trình phát thanh, truyền hình ở đài phát thanh, truyền hình các cấp trong tỉnh Gia Lai
- 5Nghị quyết 78/2013/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình ở các đài phát thanh, truyền hình các cấp do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6Quyết định 201/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 421/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 421/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định