Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 415/KH-UBND | Nghệ An, ngày 07 tháng 07 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2 “ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI" THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định số 1524/QĐ-BCA-C41 ngày 19/5/2017 của Bộ Công an về việc phê duyệt Đề án 2 "Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người" thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 - 2020 Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu: Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án 2 thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 - 2020; cụ thể hóa các nội dung, giải pháp và phân công trách nhiệm cho các ngành, các cấp thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Yêu cầu: Việc triển khai thực hiện Đề án 2 phải bảo đảm yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và việc tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
3. Các chỉ tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu 1: Hàng năm, 100% tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
- Chỉ tiêu 2: 100% thông tin liên quan mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định.
- Chỉ tiêu 3: Tăng 2% tỷ lệ khởi tố, điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc phát hiện.
- Chỉ tiêu 4: Đạt trên 95% số vụ án mua bán người được truy tố trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát nhân dân thụ lý.
- Chỉ tiêu 5: Đạt trên 95% số vụ án mua bán người được xét xử và giải cứu được nạn nhân trên tổng số vụ do Tòa án nhân dân thụ lý.
II. ĐỐI TƯỢNG, TUYẾN, ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM
1. Đối tượng quản lý, đấu tranh
- Các đường dây, ổ nhóm, đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động hoặc liên quan đến mua bán người.
- Các đối tượng có tiền án, tiền sự có điều kiện, khả năng, biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người.
- Các đường dây, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động môi giới tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, các công ty du lịch... Nhất là các đối tượng kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, xuất khẩu lao động về nước...
2. Tuyến, địa bàn trọng điểm
- Tuyến Quốc lộ 1A, 7A, 46, 48, tuyến đường Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt Bắc - Nam; các tuyến đường, lối mòn qua biên giới Việt - Lào.
- Địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai...
- Khu vực Cảng hàng không Vinh; Cảng biển và khu du lịch Cửa Lò; khu vực cửa khẩu Nậm Cắn, cửa khẩu Thanh Thủy…
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chung thực hiện đề án
1.1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh từ cơ sở; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp nói chung, cá nhân người đứng đầu nói riêng trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán người trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
1.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, truyền thông phòng, chống tội phạm mua bán người, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế, gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp ở địa bàn nông thôn, miền núi, biên giới, gắn với chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thiết lập các hòm thư tố giác tội phạm, số điện thoại đường dây nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cung cấp thông tin về tội phạm mua bán người.
1.3. Tăng cường công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình tội phạm mua bán người, rà soát, xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, dựng các băng, nhóm, đường dây, đối tượng có biểu hiện phạm tội; rà soát, lập danh sách phụ nữ, trẻ em vắng mặt tại địa phương không rõ lý do để chủ động có các giải pháp xác minh ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm mua bán người.
1.4. Tập trung lực lượng điều tra, khám phá các vụ mua bán người, đặc biệt triệt phá các đường dây, tổ chức, ổ nhóm tội phạm mua bán người xuyên quốc gia liên tỉnh, giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội,
1.5. Thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người. Đảm bảo các vụ án đều được điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh, tránh bỏ lọt tội phạm và không để xảy ra oan, sai.
1.6. Duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thành viên trong chỉ đạo, điều hành thực hiện đề án, tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, giải cứu nạn nhân và truy bắt đối tượng phạm tội mua bán người.
1.7. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để thực hiện Đề án 2 đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, đồng bộ và khả thi.
2. Giải pháp cụ thể thực hiện các tiểu đề án thuộc Đề án 2
2.1. Tiểu đề án 1: "Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa"
- Tăng cường công tác nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, bắt giữ các đường dây tội phạm mua bán người đặc biệt triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, liên tỉnh; tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm như: địa bàn giáp biên giới, nơi tập kết nạn nhân...
- Phối hợp biên soạn các tài liệu, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân về những chính sách pháp luật liên quan phương thức, thủ đoạn mới của bọn tội phạm mua bán người; thường xuyên phát động nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm mua bán người.
- Làm tốt công tác tiếp nhận, kịp thời xác minh các nguồn tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người.
- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua, bán người, truy bắt các đối tượng phạm tội, chú trọng các biện pháp giải cứu và bảo vệ nạn nhân.
- Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm là các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới của Việt Nam giáp với nước CHDCND Lào.
- Thực hiện công tác kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình, giám sát các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người từ cấp cơ sở.
- Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp, Công an các tỉnh, thành phố trong điều tra, xử lý tội phạm mua bán người và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân.
- Triển khai thực hiện các Hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc về phòng, chống mua bán người; tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để phối hợp, trao đổi thông tin, bắt giữ đối tượng, giải cứu nạn nhân, nhất là với các lực lượng chức năng nước CHDCND Lào; đồng thời trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Huy động nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.
2.2. Tiểu đề án 2: "Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo"
- Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, tập trung các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm, nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người để chủ động phòng ngừa, đấu tranh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ của các ngành chức năng trong quản lý địa bàn, đối tượng; tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát biên giới, vùng biển và quản lý xuất nhập cảnh; đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, nhất là ở khu vực biên giới tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán.
- Tiếp nhận, xác minh các nguồn tin báo, tố giác tội phạm mua bán người và thực hiện các biện pháp giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân; điều tra, phát hiện truy bắt đối tượng phạm tội; thu thập tài liệu, khởi tố vụ án hình sự, tiến hành điều tra theo thẩm quyền.
- Xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch đấu tranh thường xuyên và mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
- Tập huấn nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ phòng, chống mua bán người cho lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng có liên quan tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống mua bán người; hợp tác với lực lượng Công an, Biên phòng của nước CHDCND Lào trong tuần tra kiểm soát khu vực biên giới, trao đổi thông tin, điều tra, truy bắt tội phạm, giải cứu, trao trả, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.
- Huy động nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.
2.3. Tiểu đề án 3: "Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người"
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố; kiểm sát công tác điều tra, xét xử các vụ án mua bán người.
- Xét xử các vụ án mua bán người, phối hợp lựa chọn xét xử án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các vụ án mua bán người.
- Thực hiện công tác thống kê số liệu tội phạm mua bán người.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người, đặc biệt là trẻ em.
- Thực hiện hiệu quả quy trình phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người.
- Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho kiểm sát viên, thẩm phán về công tác truy tố, xét xử, nhất là các vụ án mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động; công tác bảo vệ và hồi hương các nạn nhân trong vụ mua bán người.
- Huy động nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và bảo vệ các nạn nhân.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an tỉnh
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp các cơ quan ban, ngành, đoàn thể các cấp thực hiện các giải pháp chung (tại mục 1, phần III kế hoạch này).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp có liên quan thực hiện các nội dung Tiểu đề án 1 (tiểu mục 2.1, mục 2, phần III, kế hoạch này).
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp thực hiện các giải pháp chung (tại mục 1, phần III, kế hoạch này).
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung Tiểu đề án 2 (tiểu mục 2.2 mục 2, phần III, kế hoạch này).
3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp các cơ quan, ban, ngành đoàn thể các cấp thực hiện các giải pháp chung (tại mục 1, phần III, kế hoạch này).
- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung thuộc Tiểu đề án 3 (tiểu mục 2.3, mục 2, phần III, kế hoạch này).
4. Tòa án nhân dân tỉnh
- Chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; đặc biệt là trong xác minh, đánh giá chứng cứ, xét xử các vụ án mua bán người; hàng năm tỷ lệ xét xử đạt từ 95% tổng số vụ án mua bán người thụ lý.
- Tăng cường các phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào toàn dân phòng, chống mua bán người.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức triển khai kịp thời các chính sách và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nạn nhân sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng; phối hợp xây dựng, nhân rộng mô hình hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về tại cộng đồng.
- Phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người, đội ngũ báo cáo viên... nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp và triển khai công tác này để kịp thời rút kinh nghiệm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề về phòng, chống mua bán người; tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người, các phương thức, thủ đoạn, hậu quả, tác hại, các biện pháp phòng ngừa, kết quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí, trang web, cổng thông tin điện tử để người dân nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình.
- Phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền về chính sách, pháp luật và số điện thoại đường dây nóng về phòng, chống mua bán người cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, doanh nghiệp xuất khẩu lao động... hoặc các lĩnh vực dễ bị tội phạm mua bán người lợi dụng như: cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài... nhằm cung cấp thông tin cho người dân chủ động phòng ngừa, phát hiện và tố giác các trường hợp có dấu hiệu phạm tội mua bán người.
7. Sở Tư pháp
- Thực hiện tốt chức năng thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nhằm chủ động, tích cực phòng ngừa, tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.
- Tổ chức trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm và trích nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị liên quan phục vụ thực hiện Đề án 2 theo quy định.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trong phạm vi chức năng của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa, lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; chú trọng tuyên truyền ở những địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao về tội phạm mua bán người (các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp...); huy động có hiệu quả mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên phòng, chống mua bán người với thông điệp thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
11. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai các biện pháp tuyên truyền phòng, chống mua bán người, trước hết là nâng cao nhận thức, ý thức tự phòng của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 - 2020 tại địa phương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở ngành, địa phương mình nghiêm túc, hiệu quả.
Định kỳ 6 tháng, 01 năm và đột xuất các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án 2 về Ban chủ nhiệm Đề án tỉnh (qua Công an tỉnh Nghệ An) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định.
2. Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án 2 trên địa bàn tỉnh; tham mưu sơ, tổng kết; định kỳ và đột xuất báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1455/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3130/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 ở địa bàn Bình Thuận
- 5Chỉ thị 02/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Kế hoạch 184/KH-UBND tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2017 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Kế hoạch 419/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án 2 Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 -2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Kế hoạch 4502/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người'''' thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn do tỉnh Lào Cai
- 11Kế hoạch 8182/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án 2 Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Quyết định 1455/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3130/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 ở địa bàn Bình Thuận
- 5Chỉ thị 02/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Kế hoạch 184/KH-UBND tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2017 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Kế hoạch 419/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án 2 Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 -2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Kế hoạch 4502/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người'''' thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn do tỉnh Lào Cai
- 11Kế hoạch 8182/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án 2 Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Kế hoạch 415/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án 2 "Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người" thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 415/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Xuân Đại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra