Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 413/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng về dân số và công tác dân số, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân số đã được đề ra trong Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Chiến lược Dân số đến năm 2030, Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

b) Nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số, cán bộ hoạch định chính sách về dân số.

c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm năng lực quản lý, tổ chức, triển khai công tác dân số trong tình hình mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Công tác đào tạo đội ngũ làm công tác dân số các cấp

Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong tình hình mới.

b) Công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác dân số các cấp

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng dân số cơ bản cho đội ngũ công chức làm công tác dân số (100% công chức được bồi dưỡng kiến thức dân số cơ bản).

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức làm công tác dân số đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao (100% viên chức làm công tác dân số được bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số).

- Tối thiểu 90% nhân viên y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản ở các cơ sở y tế huyện và xã có kiến thức, kỹ năng cung cấp các dịch vụ dân số và phát triển.

- Tối thiểu 80% lãnh đạo đơn vị y tế huyện và xã được bồi dưỡng về quản lý dân số và phát triển để thực hiện quản lý công tác dân số được giao.

- Hàng năm, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho cộng tác viên dân số theo nhu cầu và khả năng của các địa phương.

II. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐÀO TẠO

1. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Tổ chức các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý về dân số và phát triển, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số với các nội dung sau:

a) Các kiến thức về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số; các nội dung về dân số và phát triển.

b) Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

c) Nội dung về tư vấn và cung ứng các dịch vụ dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.

d) Nội dung thông tin, thống kê chuyên ngành, gồm các kỹ năng xử lý văn bản điện tử trên hệ thống phần mềm văn phòng; nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin; các phần mềm chuyên ngành dân số; phương pháp thẩm định phúc tra số liệu.

đ) Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học: Kỹ năng thực hành phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, vấn đề chọn mẫu, chuẩn hóa bộ công cụ và thang đo, thiết kế và phân tích số liệu nghiên cứu, số liệu cơ bản, phân tích số liệu định tính, phân tích hồi quy và năng lực, kỹ năng khác về dân số phục vụ cho công tác dân số và phát triển và các nội dung quan trọng khác của địa phương.

e) Cơ chế chính sách, quy định pháp luật về dân số, Chiến lược Dân số đến năm 2030.

2. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng

a) Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, những nhà hoạch định chính sách và những người có uy tín trong cộng đồng liên quan đến công tác dân số.

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tuyến tỉnh, huyện.

c) Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp.

d) Người cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, chất lượng dân số.

đ) Đội ngũ cộng tác viên dân số.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về dân số

a) Căn cứ khung các chương trình đào tạo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với các trường, các trung tâm đào tạo tổ chức các lớp đào tạo về dân số và phát triển trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dân số.

b) Xây dựng các chương trình, tổ chức khóa bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số, phù hợp với vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Khuyến khích và tạo điều kiện đào tạo trình độ sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài. Từng bước chuẩn hóa trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số.

2. Hoàn thiện chương trình, tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng

a) Thường xuyên bổ sung, cập nhật, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp, cộng tác viên dân số và các đối tượng khác làm công tác dân số.

b) Xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng chuyên môn theo vị trí việc làm về dân số.

c) Đưa nội dung, chương trình dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị và các cơ quan, đơn vị liên quan.

3. Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về dân số

a) Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Tăng cường phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, Sở Giáo dục và Đào tạo, trung tâm bồi dưỡng chính trị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về dân số và phát triển.

b) Xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng cao để đáp ứng nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số.

c) Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý về dân số ở địa phương trở thành giảng viên tuyến tỉnh, huyện để tham gia giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dân số và phát triển cho cán bộ của địa phương. Chú trọng việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng về dân số và phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

4. Các nhiệm vụ khác

a) Đẩy mạnh hợp tác, huy động nguồn lực về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm triển khai công tác dân số.

b) Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực, kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về dân số và phát triển.

c) Đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với các đơn vị, tổ chức, các địa phương có điều kiện tương đồng về dân số, kinh nghiệm đã đi trước để vận dụng vào thực tiễn dân số tại tỉnh nhà.

d) Khuyến khích hợp tác thu hút hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế; viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai kế hoạch.

đ) Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về dân số và phát triển.

IV. KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Ngân sách Trung ương: Bảo đảm đủ chi phí theo phân cấp, được bố trí trong dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách địa phương: Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách địa phương bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân số theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác

(Có phụ lục kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nội dung, bảo đảm các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của kế hoạch không trùng lắp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số.

c) Tổ chức giám sát, kiểm tra; thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số trong từng giai đoạn phù hợp với năng lực, nhiệm vụ được giao; phối hợp tổ chức thực hiện mục tiêu của kế hoạch. Củng cố, tăng cường nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất cần thiết về trang thiết bị, công nghệ thông tin và các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế bố trí kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số theo quy định của pháp luật.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, rà soát, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung các nội dung đào tạo về dân số và phát triển cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế

a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số đến năm 2030 tại địa phương theo nội dung kế hoạch.

b) Chỉ đạo tham gia để tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương.

c) Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Sở Y tế.

Căn cứ vào Kế hoạch này, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ vào nhiệm vụ được giao triển khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Chi cục DS-KHHGĐ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: CVP, các PCVP, các CV;
- Lưu: VT, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021-2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 413/KH-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: 1.000đ

TT

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Đơn vị tính

Số lượng học viên /lớp

Tổng số lớp/10 năm

Tổng số học viên

Định mức

Kinh phí

I

Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ

 

Đào tạo tại Trung ương

280,000

1

Nâng cao kiến thức về dân số trong tình hình mới

Người

2

4

8

7,000

56,000

2

Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ

Người

2

4

8

7,000

56,000

3

Kỹ năng tham mưu, vận động nguồn lực

Người

2

4

8

7,000

56,000

4

Thanh tra chuyên ngành công tác dân số

Người

2

4

8

7,000

56,000

5

Giảng viên tuyến tỉnh

Người

2

4

8

7,000

56,000

II

Cán bộ, công chức làm công tác dân số và phát triển tuyến tỉnh

 

Đào tạo tại Trung ương

1,008,000

1

Nghiệp vụ công tác DS-KHHGĐ

Người

3

4

12

7,000

84,000

2

Nâng cao kiến thức về dân số trong tình hình mới

Người

3

4

12

7,000

84,000

3

Tư vấn, tầm soát và quản lý sàng lọc trước sinh

Người

3

4

12

7,000

84,000

4

Tư vấn, tầm soát và quản lý sàng lọc sơ sinh

Người

3

4

12

7,000

84,000

5

Giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

Người

3

4

12

7,000

84,000

6

Bảng kiểm phương tiện tránh thai

Người

3

4

12

7,000

84,000

7

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Người

3

4

12

7,000

84,000

8

Quản lý thông tin dân số của hộ gia đình

Người

3

4

12

7,000

84,000

9

Kỹ năng viết tin, bài

Người

3

4

12

7,000

84,000

10

Chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi tại cộng đồng

Người

3

4

12

7,000

84,000

11

Tư vấn, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên

Người

3

4

12

7,000

84,000

12

Tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Người

3

4

12

7,000

84,000

III

Cán bộ, viên chức tuyến huyện, xã

 

Đào tạo tại tỉnh, huyện

600,000

1

Nâng cao kiến thức về dân số trong tình hình mới, nghiệp vụ công tác DS-KHHGĐ, quản lý thông tin dân số của hộ gia đình

Lớp

50

20

1,000

15,000

300,000

2

Tư vấn, tầm soát và quản lý sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; Bảng kiểm phương tiện tránh thai; Kỹ năng tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, hàng hóa, sức khỏe sinh sản; Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi tại cộng đồng; Tư vấn, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên; Kỹ năng viết tin, bài

Lớp

50

20

1,000

15,000

300,000

3

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên các hạng

Lớp

1

Kinh phí tự túc, đào tạo tại trung ương

IV

Ban chỉ đạo các cấp

 

Bồi dưỡng tại tỉnh, huyện

4,530,000

1

Ban chỉ đạo công tác dân số cấp tỉnh

Lớp

25

2

50

15,000

30,000

2

Ban chỉ đạo công tác dân số cấp huyện

Lớp

25

18

450

15,000

270,000

3

Ban chỉ đạo công tác dân số cấp xã

Lớp

25

282

7,050

15,000

4,230,000

V

Cộng tác viên dân số

 

Đào tạo tại tỉnh, huyện

1,620,000

1

Nghiệp vụ công tác DS-KHHGĐ, nâng cao kiến thức về dân số trong tình hình mới; Giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; Bảng kiểm phương tiện tránh thai; Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi tại cộng đồng; Kỹ năng tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, hàng hóa, sức khỏe sinh sản...

Lớp

50

54

2,700

30,000

1,620,000

VI

Đào tạo cán bộ cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình

 

 

 

 

 

1,962,000

1

Tuyến tỉnh

 

Đào tạo tại Trung ương, tỉnh

300,000

1.1

Đào tạo kỹ thuật KHHGĐ: Triệt sản nam, nữ; Thuốc cấy; Thuốc tiêm; Thuốc viên uống ...

Người

10

2

20

5,000

100,000

1.2

Đào tạo các dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng dân số: Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung; nạo

Người

10

2

20

10,000

200,000

2

Tuyến huyện

Người

Đào tạo tại tỉnh

486,000

2.1

Đào tạo kỹ thuật KHHGĐ: Triệt sản nam, nữ; Thuốc cấy; Thuốc tiêm; Thuốc viên uống ...

Người

27

3

81

3,000

243,000

2.2

Đào tạo các dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng dân số: Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung; Nạo phá thai an toàn...

Người

27

3

81

3,000

243,000

3

Tuyến xã

 

Đào tạo tại tỉnh, huyện

1,176,000

3.1

Đào tạo kỹ thuật KHHGĐ: Triệt sản nam, nữ; Thuốc cấy; Thuốc tiêm; Thuốc viên uống ...

Người

48

4

192

3,000

576,000

3.2

Đào tạo các dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng dân số: Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung; Nạo phá thai an toàn ...

Người

50

4

200

3,000

600,000

Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng (I II III IV V VI):

 

 

 

 

 

10,000,000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 413/KH-UBND năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 413/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản