Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/KH-UBND | Nghệ An, ngày 22 tháng 01 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Cụ thể hóa các nội dung, biện pháp công tác đã nêu trong Nghị quyết, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên nhằm huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống mua bán người. Thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nhằm kìm giữ, làm giảm, tiến tới ngăn chặn hiệu quả tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người; công tác tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trong các vụ án mua bán người, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
3. Phân công cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa UBND các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai các biện pháp công tác phòng, chống mua bán người mà Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND đã đề ra, bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao nhất.
1. Công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện
- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh gắn với tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống mua bán người. Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quán triệt Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã và giao nhiệm vụ cho người đứng đầu các ngành chức năng UBND cấp xã có hình thức tổ chức quán triệt, triển khai đến tận cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.
- Hàng năm, chính quyền các cấp, các ngành chức năng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch chuyên đề để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, gắn trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống mua bán người. Đưa công tác phòng, chống mua bán người trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn với các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.
- Đối với các địa bàn trọng điểm về mua bán người (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp...). Định kỳ, hàng tháng, quý, năm và đột xuất phải đưa nội dung phòng, chống mua bán người để thảo luận, đánh giá, chỉ đạo trong các cuộc giao ban của Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mua bán người
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người, hướng mạnh hơn về cơ sở, nhất là tại các khu vực, địa bàn trọng điểm, nơi có tình hình tội phạm mua bán người phức tạp. Trong đó, chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống mua bán người; các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, trao đổi, tư vấn, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề trực tiếp tại cộng đồng, tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người cho nhân dân... Tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống mua bán người đối với 100% các hộ gia đình, cá nhân tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ cao...
- Xây dựng, duy trì và thực hiện chuyên trang, chuyên mục trên báo chí ở Trung ương và địa phương; xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống mua bán người.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; các nghị quyết liên tịch, kế hoạch phối hợp giữa các ngành về công tác phòng, chống mua bán người... Củng cố, duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng ngừa, tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người.
3. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ phòng, chống mua bán người
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn với ưu tiên các chính sách phát triển kinh tế xã hội tại các địa bàn trọng điểm, loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm mua bán người. Trong đó:
- Tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài; quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; các trung tâm môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm, đưa người đi du học hoặc xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài; cho, nhận con nuôi; dịch vụ văn hóa, du lịch... chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi mua bán người.
- Kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, các hoạt động xuất cảnh ra nước ngoài; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, lợi dụng di cư tự do để thực hiện hành vi mua bán người.
- Thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích, ưu tiên triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người lao động... nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để hạn chế nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người.
4. Công tác phát hiện, xử lý hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về mua bán người
- Thường xuyên tổ chức và triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm là tại tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới với nước CHDCND Lào. Tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn không để tái diễn tình trạng mua bán trẻ sơ sinh bằng hình thức đưa phụ nữ mang thai sang Trung Quốc sinh con rồi bán cho người Trung Quốc.
- Tổ chức tiếp nhận, giải quyết dứt điểm 100% tố giác, tin báo tội phạm về mua bán người và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm mua bán người. Tập trung làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án mua bán người và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan bảo đảm nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, điều tra, xử lý tội phạm mua bán người phải quán triệt yêu cầu bảo vệ nạn nhân, thân nhân gia đình nạn nhân, người tố giác, người làm chứng...
- Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ tổ chức điều tra, truy tố và xét xử vụ án mua bán người, áp dụng chính xác Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa, răn đe tội phạm
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, nhất là công tác giải cứu, bảo hộ công dân Việt Nam người Nghệ An là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài; hỗ trợ đưa nạn nhân về nước. Tuân thủ và thi hành nghiêm túc các điều ước quốc tế và cam kết quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên.
5. Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
- Thường xuyên làm tốt công tác giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán: nhất là hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn... để nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Bảo đảm 100% nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn đều được tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ theo đúng quy định.
- Rà soát, đánh giá mô hình hỗ trợ nạn nhân hoạt động hiệu quả; nghiên cứu, lựa chọn mô hình phù hợp để tổ chức triển khai trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Nghiên cứu, thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân ở địa bàn trọng điểm.
- Ủy ban nhân dân các cấp đưa nội dung công tác phòng, chống mua bán người vào phiên họp định kỳ 06 tháng, năm hoặc đột xuất để đánh giá kết quả thực hiện, đề ra giải pháp trong thời gian tiếp theo và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. Kết quả công tác phòng, chống mua bán người là một trong những tiêu chí bắt buộc để xét phân loại thi đua hàng năm đối với chính quyền địa phương và các ngành chức năng.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người. Xem xét trách nhiệm và trừ danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống mua bán người, để tình hình diễn biến phức tạp. Cán bộ dung túng, bao che tội phạm hoặc tiêu cực trong phòng, chống tội phạm mua bán người phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động bố trí nguồn kinh phí để triển khai, thực hiện công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào định hướng tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao ban báo chí; định hướng các cơ quan báo chí xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thông ở cơ sở.
- Phối hợp biên soạn tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật và số điện thoại đường dây nóng về phòng, chống mua bán người cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, doanh nghiệp xuất khẩu lao động...; hoặc các lĩnh vực dễ bị tội phạm mua bán người lợi dụng như: cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, giới thiệu việc làm... nhằm cung cấp thông tin cho người dân tham gia giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người.
- Định hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, Internet đăng tải bài viết về phòng, chống mua bán người của các cơ quan báo chí trên trang thông tin cá nhân, mạng xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về phòng, chống mua bán người cho người làm công tác thông tin cơ sở, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tin đại chúng.
Xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung các hoạt động hưởng ứng: Ngày toàn dân và Ngày quốc tế phòng, chống mua bán người - 30/7 hàng năm, nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân cách ứng phó khi gặp tình huống có dấu hiệu mua bán người xảy ra, cách thức giải quyết, ứng phó giúp cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình
- Thực hiện tốt chức năng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch này của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND cấp huyện.
- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người hiệu quả gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.
- Triển khai có hiệu quả công tác nghiệp vụ; tổ chức điều tra, khám phá các vụ án, đường dây mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và bảo vệ nạn nhân; tổ chức cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mua bán bào thai.
- Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong tổ chức, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự các vụ án mua bán người; lựa chọn các vụ án trọng điểm, tổ chức xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, đấu tranh phòng ngừa chung trong nhân dân và răn đe tội phạm.
- Phối hợp tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân và người thân thích của họ trong quá trình xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và giải quyết vụ án theo quy định. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tham mưu thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân ở địa bàn trọng điểm.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, nhất là với các lực lượng chức năng nước CHDCND Lào trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin, trao đổi yêu cầu nghiệp vụ về phòng chống tội phạm mua bán người.
- Phối hợp Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, tuyến biển, phối hợp tổ chức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán được trao trả ở khu vực biên giới. Thông qua công tác quản lý cửa khẩu, đường tiểu ngạch, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xuất cảnh ra nước ngoài, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng mua bán người, các đối tượng đưa người, phụ nữ mang thai ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc đẻ và bán trẻ sơ sinh.
- Phối hợp cơ quan chức năng nước bạn Lào trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, lợi dụng di cư tự do để thực hiện hành vi mua bán người.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức triển khai kịp thời các chính sách và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn để nạn nhân sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng, nhất là hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn... Bảo đảm 100% nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn đều được tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ theo đúng quy định. Tổ chức chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa nạn nhân về nơi cư trú.
- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân ở địa bàn trọng điểm.
- Phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác quản lý các trung tâm tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi mua bán người.
- Rà soát, đánh giá mô hình hỗ trợ nạn nhân hoạt động hiệu quả, lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng; xây dựng mới các mô hình phù hợp với từng địa bàn đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Vận động, khuyến khích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch: Chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh dịch vụ tuyên truyền các nội dung liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Thực hiện tốt chức năng thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, phối hợp với các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ các sở, ban, ngành, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở và người dân nhằm chủ động, tích cực phòng ngừa, tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.
- Tổ chức trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, đảm bảo 100% các nạn nhân trong các vụ án mua bán người có nhu cầu phải được trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với các ngành liên quan, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa và các diễn đàn để phổ biến, giáo dục pháp luật về những vấn đề liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý các trung tâm đưa người đi du học nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi mua bán người, đưa người xuất cảnh, ở lại nước ngoài lao động trái phép.
- Duy trì trao đổi thông tin đối ngoại liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp các Sở, ngành liên quan trao đổi thông tin, xác minh, điều tra và giải cứu nạn nhân bị mua bán theo các văn bản hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; phát hiện, giải cứu, xác minh và làm các thủ tục cần thiết để hồi hương nạn nhân bị mua bán về nước.
10. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm để bố trí kinh phí cho các sở, ngành, địa phương triển khai, thực hiện công tác phòng, chống mua bán người theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh có chính sách thu hút, khuyến khích, ưu tiên triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người lao động... nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để hạn chế nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người.
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong xác minh, đánh giá chứng cứ, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án mua bán người, trong đó tỷ lệ xét xử đạt trên 95% tổng số vụ án mua bán người thụ lý hàng năm.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; chỉ đạo xét xử các vụ án điểm xét xử lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong phạm vi chức năng của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa, lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống mua bán người. Tổ chức kiểm tra, giám sát các chuyên đề về phòng, chống mua bán người.
14. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người, trọng tâm là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền phòng ngừa, lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống mua bán người. Chủ động tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng ngừa tình trạng mua bán trẻ sơ sinh bằng hình thức tổ chức đưa phụ nữ mang thai ra nước ngoài đẻ để bán một cách sâu rộng trong Hội phụ nữ các cấp từ tỉnh đến cơ sở, nhất là tại các thôn, bản, làng vùng miền núi, dân tộc. Vận động phụ nữ tích cực chung tay ngăn chặn hiệu quả tình trạng mua bán người, mua bán bào thai ở địa bàn cư trú.
- Tổ chức bồi dưỡng, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Chú ý bồi dưỡng những nạn nhân bị mua bán trở về làm cộng tác viên tích cực, phục vụ công tác tuyên truyền. Tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chống mua bán người, góp phần hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
- Thu thập, nắm bắt kịp thời các thông tin và dấu hiệu liên quan đến mua bán người tại cộng đồng thông qua các mô hình hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp. Khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa có hiệu quả về mua bán người.
15. Tỉnh đoàn, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống mua bán người.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác phòng, chống mua bán người. Cân đối, bảo đảm ngân sách để bổ sung, hỗ trợ cho công tác phòng, chống mua bán người tại địa phương.
17. Các sở, ngành, đoàn thể còn lại căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống nạn mua bán người; nâng cao nhận thức, ý thức tự phòng của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý.
18. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Phối hợp Công an tỉnh tham mưu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người của các sở, ngành, địa phương. Tham mưu hỗ trợ kinh phí đảm bảo cho các ngành, địa phương thực hiện công tác phòng, chống mua bán người, gắn với làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
1. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở ngành, địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Công an tỉnh) trước ngày 30/01/2020 để theo dõi, chỉ đạo.
Định kỳ hàng năm, các sở, ngành, đoàn thể liên quan cấp tỉnh, UBND các cấp tổng hợp kết quả, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Công an tỉnh) trước ngày 16/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Công an tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh) chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch này. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện có hiệu quả; phê bình các tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm./.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam - Anh và Bắc Ai-len do tỉnh An Giang ban hành
- 2Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2019 thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ai-len do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Kế hoạch 798/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống mua bán người và di cư trái phép, phòng, chống trẻ em Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng ở Châu Âu do tỉnh An Giang ban hành
- 4Kế hoạch 16/KH-BCĐ thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2020 do Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Kiên Giang ban hành
- 1Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 2Chỉ thị 09/CT/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 3Bộ luật hình sự 2015
- 4Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam - Anh và Bắc Ai-len do tỉnh An Giang ban hành
- 6Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2019 thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ai-len do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Kế hoạch 798/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống mua bán người và di cư trái phép, phòng, chống trẻ em Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng ở Châu Âu do tỉnh An Giang ban hành
- 8Nghị quyết 24/2019/NQ-HĐND về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Kế hoạch 16/KH-BCĐ thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2020 do Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Kiên Giang ban hành
Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 24/2019/NQ-HĐND về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 39/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Hồng Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra