Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 30 tháng 3 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 29/CT-TU ngày 11/02/2015 của Tỉnh ủy Ninh Bình và các Văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần bảo đảm an toàn giao thông và giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực hiện mục tiêu giảm dần và tiến tới cơ bản không còn tình trạng phương tiện cơi nới thành thùng trái phép, chở hàng quá khổ, quá tải lưu thông trên địa bàn tỉnh.
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ từ công tác tuyên truyền vận động đến việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; các hoạt động tuần tra kiểm soát phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, quy trình, quy chế công tác, không gây cản trở ùn tắc giao thông. Các lực lượng tham gia phải phối hợp chặt chẽ, kiên quyết không được để xảy ra tiêu cực, sai phạm.
Thời gian thực hiện Kế hoạch từ năm 2017 đến khi có văn bản chỉ đạo mới của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh.
III. GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG NIIIỆM VỤ:
1. Công tác tuyên truyền.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền về mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, xử lý xe chở hàng quá tải trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền đến các doanh nghiệp vận tải, cơ sở xếp dỡ hàng hóa và đội ngũ lái xe hiểu rõ tác hại của việc chở hàng quá tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, gây mất an toàn giao thông; vệ sinh môi trường, tự giác tháo dỡ, cắt bỏ phần cơi nới, cải tạo trái quy định; phê phán các tổ chức, cá nhân vi phạm về xếp hàng, chở hàng vượt quá tải trọng cho phép đồng thời biểu dương những đơn vị chấp hành tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Sở Giao thông Vận tải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp vận tải, cảng, bến, mỏ, kho, bãi, nhà máy, đơn vị kinh doanh sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp vận tải, đội ngũ lái xe trên địa bàn tỉnh thực hiện việc xếp hàng, chở hàng không vượt quá tải trọng cho phép theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ Giao thông Vận tải.
- Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh kết hợp với việc tuyên truyền lưu động bằng xe ô tô gắn loa trên các tuyến giao thông; phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các phóng sự tin bài về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện để tuyên truyền trong cộng đồng.
- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác bảo đảm ATGT nói chung và chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về công tác kiểm soát tải trọng xe theo quy định.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức tuyên truyền công tác kiểm soát tải trọng xe trên Đài truyền thanh 2 cấp; phối hợp với Công an tỉnh và Sở GTVT tuyên truyền trực tiếp thường xuyên đến các đơn vị, cá nhân có liên quan trên địa bàn phụ trách. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phụ trách có phương tiện vi phạm kích thước thành thùng để tuyên truyền và yêu cầu tự giác cắt bỏ phần vi phạm, trường hợp cố tình không thực hiện phải thông tin kịp thời cho lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông để kiểm tra xử lý theo quy định.
2. Công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm
2.1. Công an tỉnh:
- Sử dụng có hiệu quả hệ thống cân tải trọng cố định để tuần tra, kiểm soát lưu động; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng, tập trung tại các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có lưu lượng phương tiện vận tải chở hàng cao. Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ; các hành vi tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Chỉ đạo lực lượng Công an các huyện, thành phố rà soát, thống kê, phân tích số lượng, tình hình ô tô vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn để quản lý chặt chẽ kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
- Trao đổi kịp thời, đầy đủ thông tin về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động vận tải, đặc biệt là hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện cho Sở Giao thông Vận tải để phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm.
2.2. Sở Giao thông Vận tải:
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát lại công các quy hoạch, công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; ưu tiên quy hoạch cảng, bến thủy nội địa nhằm phát triển vận tải đường thủy để giảm áp lực cho vận tải đường bộ; kiểm tra, rà soát lắp đặt bổ sung hệ thống báo hiệu thông báo hạn chế tải trọng trên các tuyến đường giao thông; siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, địa phương trong tiếp nhận, trao đổi thông tin về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát tải trọng phương tiện, cung cấp các dữ liệu liên quan điều kiện của phương tiện, hành trình phương tiện... để phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm.
- Chỉ đạo Thanh tra Giao thông, Trạm cân củng cố, kiện toàn lại tổ chức, hoạt động của Trạm KTTTX lưu động, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, duy trì hoạt động thường xuyên 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện theo đúng chức năng nhiệm vụ; tập trung kiểm tra, xử lý tại nơi xuất phát hoặc gần các khu vực nhà máy, cảng bến, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi sản xuất, tập kết hàng hóa... để kịp thời ngăn chặn các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết không bốc xếp hàng, chở hàng vượt quá tải trọng cho phép đối với các đơn vị bốc xếp hàng hóa; xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm định, không cấp giấy chứng nhận kiểm định cho các phương tiện cơi nới thùng xe trái phép.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, rà soát quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh định kỳ báo cáo Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện theo quy định.
2.3. UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn phụ trách phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Thanh tra giao thông, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về cơi nới, cải tạo thùng trái phép, chở hàng quá tải trọng cho phép, tập trung tại các điểm khai thác, sản xuất, tập kết vật liệu xây dựng, khoáng sản, hàng hóa theo quy định.
3. Nhiệm vụ của các Sở, ngành liên quan
3. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
3.2. Các sở: Xây dựng, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, phân bón, nông sản, xây lắp các công trình có sử dụng kết cấu siêu trường, siêu trọng, kinh doanh xăng dầu... thực hiện nghiêm các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô, cương quyết không để tình trạng xe ô tô chở hàng quá tải đi và đến các đầu mối hàng hóa của doanh nghiệp; yêu cầu các đơn vị khai thác, tập kết ký và chấp hành nghiêm túc cam kết không bốc xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng cho phép; báo cáo UBND tỉnh rút giấy phép khai thác đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
3.3. Ban An toàn giao thông tỉnh: Thường xuyên đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách. Chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện trên phạm vi toàn tỉnh. Báo cáo và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo theo yêu cầu nhiệm vụ hàng năm.
1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện nghiêm Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, 01 năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng Kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu.
3. Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh (theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách) nếu để xảy ra tình trạng xe quá khổ, chở hàng quá trọng tải, xe cơi nới kích thước thành thùng cố tình vi phạm lưu hành hoặc người thực thi công vụ thuộc quyền quản lý vi phạm mà không tiến hành các biện pháp chấn chỉnh xử lý theo quy định.
4. Yêu cầu các đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh thông qua Ban ATGT tỉnh trước ngày 20 hàng tháng để chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 60/QĐ-UBND Kế hoạch Kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
- 3Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 31/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6Kế hoạch 1450/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ do tỉnh Hà Nam ban hành
- 7Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 270/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ và cơ chế phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2019
- 1Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ôtô khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 60/QĐ-UBND Kế hoạch Kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
- 5Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 31/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Kế hoạch 1450/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ do tỉnh Hà Nam ban hành
- 9Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2017 tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 270/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ và cơ chế phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2019
Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 39/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra