Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 05 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 101/QĐ-TTG NGÀY 23/01/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ HỘ TỊCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2024” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024” trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024”.

b) Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 đúng thời gian quy định.

c) Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, thiết lập cơ chế phối hợp giữa các ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh, đảm bảo công tác đăng ký, thống kê hộ tịch có chất lượng, hiệu quả, số liệu thống kê thống nhất, chính xác, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

a) Triển khai Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh”.

b) Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tử, quản lý toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh; đảm bảo tính bảo mật thông tin, phân quyền sử dụng cho từng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Thống kê và chia sẻ thông tin đăng ký hộ tịch khi có yêu cầu. Đảm bảo thống kê số liệu hộ tịch đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động quốc gia của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

a) Đơn vị thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân Tỉnh.

- Cơ quan phối hợp:

+ Văn phòng UBND tỉnh;

+ Sở Tư pháp;

+ Sở Y tế;

+ Sở Nội vụ;

+ Sở Tài chính;

+ Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Thời gian thực hiện và hoàn thành: Quý II năm 2017

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký và thống kê hộ tịch; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện

a) Trên cơ sở các quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn thống kê, biểu mẫu báo cáo thống kê số liệu sinh, tử của các cơ quan Y tế của Trung ương, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi, đối chiếu thông tin thống kê sinh, tử giữa các cơ quan y tế và cơ quan tư pháp phù hợp:

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân Tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế; Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Năm 2017 - 2018.

b) Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và thống kê hộ tịch; tổ chức kiểm tra, khảo sát nhằm tổng hợp, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Năm 2018 và các năm tiếp theo.

3. Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiện đại hóa phương thức đăng ký và thống kê hộ tịch

a) Trang bị máy tính, kết nối mạng internet, máy in chất lượng tốt, phục vụ riêng cho công tác đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch; triển khai sử dụng phần mềm đăng ký, thống kê hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trước năm 2018.

b) Đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan y tế có chức năng thu thập dữ liệu sinh, tử

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trước năm 2020.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, bảo đảm đội ngũ đủ tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng bổ trợ, thực hiện hiệu quả công tác đăng ký, thống kê hộ tịch

a) Rà soát, thống kê công chức làm công tác hộ tịch để có kế hoạch thi tuyển, bố trí công chức làm công tác hộ tịch

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sơ Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Năm 2017.

b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ; Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi, trách nhiệm trong đăng ký hộ tịch; nhận thức của cơ quan, tổ chức, xã hội về ý nghĩa, vai trò của đăng ký, thống kê hộ tịch

a) Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền chuyên sâu về pháp luật hộ tịch, đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch và biên soạn tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Năm 2017.

b) Tổ chức triển khai Kế hoạch tuyên truyền để người dân tiếp cận pháp luật về quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Hàng năm.

c) Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác đăng ký, thống kê hộ tịch của các cơ quan, tổ chức thông qua các chuyên đề tuyên truyền, khảo sát, điều tra đánh giá mức độ nhận thức

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Từ năm 2018 đến năm 2024.

6. Đảm bảo các trường hợp tử vong được đăng ký khai tử đều xác định đúng nguyên nhân tử vong, có chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, kể cả các trường hợp tử vong ngoài cơ sở y tế; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử, thu thập và cung cấp dữ liệu sinh, tử

a) Nội dung thực hiện:

- Triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế thu thập thông tin tử vong và nguyên nhân tử vong;

- Triển khai mô hình thu thập nguyên nhân tử vong;

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác cấp Giấy chứng sinh, giấy báo tử, thu thập, xử lý dữ liệu sinh, tử (đặc biệt là kỹ năng chẩn đoán nguyên nhân tử vong);

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử nhằm hiện đại hóa phương thức thu thập, phân tích và sử dụng số liệu tử vong và nguyên nhân tử vong.

b) Đơn vị thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trước năm 2020.

7. Đảm bảo các thông tin thống kê về hộ tịch được thu thập chính xác, đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân

a) Thống kê tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh, tỷ lệ người chết trong năm được đăng ký khai tử hàng năm

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Hàng năm.

b) Thực hiện công bố các chỉ tiêu thống kê hộ tịch hàng năm và xây dựng quy chế khai thác, sử dụng số liệu thống kê hộ tịch

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Từ năm 2018 và các năm tiếp theo.

8. Nâng dần tỷ lệ đăng ký, xác nhận các sự kiện khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi, ly hôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê hộ tịch

- Đơn vị thực hiện:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Từ năm 2018 đến năm 2024.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đăng ký, thống kê hộ tịch.

d) Hàng năm, tăng cường kiểm tra công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh, trong đó cần chú trọng kiểm tra việc sử dụng phần mềm quản lý, đăng ký hộ tịch tại UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

đ) Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa phương sử dụng, duy trì vận hành có hiệu quả phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh.

e) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

g) Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch khi có yêu cầu, đảm bảo công tác thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời.

2. Sở Y tế:

a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

b) Chủ trì triển khai mô hình xác định nguyên nhân tử vong, cấp giấy chứng nhận tử vong của cơ quan y tế, kể cả các trường hợp tử vong ngoài cơ sở y tế; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác cấp Giấy chứng sinh, giấy báo tử, thu thập, xử lý dữ liệu sinh, tử.

c) Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử nhằm hiện đại hóa phương thức thu thập, phân tích và sử dụng số liệu tử vong và nguyên nhân tử vong.

d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thống kê số liệu sinh, tử trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

b) Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các địa phương sử dụng, duy trì vận hành có hiệu quả phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính:

Cân đối tình hình ngân sách địa phương để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Thực hiện và triển khai đến UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý các nội dung nêu trong Kế hoạch này.

b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, công chức để triển khai, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch này.

c) Bảo quản, duy trì vận hành phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn huyện, thành phố đúng quy định của pháp luật; đảm bảo khai thác, sử dụng, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử an toàn, hiệu quả.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn mình quản lý. Báo cáo, thống kê số liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịp thời khi có yêu cầu.

7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Chủ động triển khai thực hiện theo các nội dung tại Kế hoạch này.

b) Khai thác, sử dụng có hiệu quả phần mềm Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

c) Bố trí đủ công chức làm công tác hộ tịch, đảm bảo đủ tiêu chuẩn điều kiện theo quy định của Luật Hộ tịch.

d) Kịp thời phản ánh, đề xuất khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý, đăng ký hộ tịch về UBND cấp huyện để được hỗ trợ, hướng dẫn xử lý.

đ) Báo cáo, thống kê số liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, kịp thời khi có yêu cầu.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng; dự toán thực hiện Chương trình hành động, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục HTQTCT);
- Cục Công tác phía Nam - BTP;
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để b/c);
- Các Sở: Tư pháp, Y tế, Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, PCNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tịnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 101/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Số hiệu: 39/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Nguyễn Thanh Tịnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản