Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3886/KH-UBND | Bình Dương, ngày 10 tháng 8 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ TỔ CHỨC ĐƯA CÔNG DÂN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRỞ VỀ QUÊ THEO YÊU CẦU TIẾP NHẬN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19
Để đảm bảo công tác hỗ trợ công dân có hoàn cảnh khó khăn đang lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương trở về quê theo yêu cầu tiếp nhận của các địa phương để phòng, chống dịch Covid - 19 kịp thời, an toàn và hiệu quả và xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4405/SLĐTBXH-CSLĐ ngày 28/7/2021 về việc phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện phương án đưa công dân có hoàn cảnh khó khăn về lại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN VÀ HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ
1. Đối tượng ưu tiên
Công dân các tỉnh đang tạm trú ở vùng dịch của tỉnh, không thuộc đối tượng F0, F1, F2 (có văn bản yêu cầu cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền) gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và có nguyện vọng trở về địa phương, gồm: (1) người có bệnh hiểm nghèo, ốm đau dài ngày; (2) phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ; (3) người cao tuổi, đối tượng khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi; (4) công dân đi thăm thân nhân, giải quyết công việc hoặc khám, chữa bệnh bị kẹt lại tại Bình Dương, (5) người lao động tự do mất việc làm; (6) các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Tất cả các nhóm trên phải theo Phương án tiếp nhận công dân trở về địa phương của từng tỉnh, thành phố.
Các đối tượng nêu trên đáp ứng các yêu cầu sau: đã liên hệ và đăng ký về nơi thường trú, được Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú phê duyệt; có giấy xét nghiệm PCR trước 03 ngày và test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-COV-2 trước giờ lên xe trở về địa phương; cam kết sau khi hoàn thành cách ly tập trung tại địa phương nơi trở về, có người nhà đón, chăm sóc và trở về nơi cư trú, sinh sống; đảm bảo điều kiện và sức khỏe khi di chuyển bằng máy bay, tàu, xe khách hoặc các phương tiện khác.
2. Hình thức đăng ký: đăng ký qua tổ chức Công đoàn và Liên đoàn Lao động các cấp, với chính quyền địa phương, Hội đồng hương... bằng nhiều hình thức như gọi điện thoại hoặc nhờ người thân đăng ký. Đầu mối tổng hợp sẽ giao cho ngành lao động - thương binh và xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách và gửi văn bản tới Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp hỗ trợ.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thành lập Tổ thường trực phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố đưa công dân ngoại tỉnh về quê
Thành phần: đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm tổ trưởng, các thành viên gồm: Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.
Nhiệm vụ: phối hợp với các tỉnh, thành phố có đề nghị hỗ trợ để thống nhất Phương án liên quan đến việc thống kê, tiếp nhận, vận chuyển người có nhu cầu trở về quê nơi thường trú; tham mưu kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2. Công tác tuyên truyền
Vận động người dân thực hiện nghiêm Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu tuyên truyền, vận động người dân “ai ở đâu ở đấy”. Chính quyền các cấp sẽ có trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.
Thực hiện công tác truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cho người dân thuộc các tỉnh đang lưu trú tại Bình Dương hiểu rõ về chủ trương, điều kiện, tiêu chí ưu tiên hỗ trợ trở về quê, chủ động đăng ký.
3. Công tác giám sát y tế
Đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trong suốt quá trình người dân tập trung tại điểm tập kết để chuyển giao cho đoàn tiếp nhận của các địa phương khác.
4. Công tác hậu cần
Bố trí địa điểm tập trung người dân để các tỉnh, thành phố tiếp nhận đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Đảm bảo chế độ và các điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân khi tổ chức các hoạt động hỗ trợ, phối hợp.
Thực hiện các điều kiện hậu cần khác có liên quan.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quyết định thành lập Tổ thường trực hỗ trợ, phối hợp với các tỉnh, thành phố đưa công dân các tỉnh về quê.
- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan để nắm bắt và thống nhất nội dung Kế hoạch của các tỉnh, thành phố về việc đón các công dân đang tạm trú tại Bình Dương; kết nối dữ liệu về thông tin dân có nguyện vọng về quê và danh sách người dân được phê duyệt tiếp nhận.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ các địa phương khác đón người dân của tỉnh mình về quê theo kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Bố trí địa điểm tập trung và bố trí lực lượng hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở thống nhất phương án tiếp nhận với các tỉnh, thành phố;
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện việc thông tin đến người dân ngoài tỉnh đang cư trú, làm việc tại địa phương (thuộc đối tượng ưu tiên) nếu có nguyện vọng về lại địa phương thì đăng ký nhu cầu (kênh đăng ký được thông báo theo kế hoạch của tỉnh tiếp đón).
3. Sở Y tế
- Đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trong suốt quá trình người dân tập trung tại điểm tập trung để chuyển giao cho đoàn tiếp nhận của các tỉnh, thành phố.
- Chủ động trao đổi, quản lý thông tin với Sở Y tế các tỉnh để tạo cơ chế thông tin, kiểm soát, theo dõi những người từ Bình Dương về các tỉnh trong suốt quá trình tổ chức vận chuyển cho đến khi được tiếp nhận, cách ly tại địa phương theo quy định;
- Hỗ trợ thông tin, kết nối các đơn vị có chức năng xét nghiệm kháng nguyên để người dân thực hiện xét nghiệm khi có nhu cầu (hoặc các tỉnh có đề nghị hỗ trợ).
4. Sở Giao thông vận tải
- Là cơ quan đầu mối phối hợp với cơ quan/đơn vị thực hiện đưa người dân về quê trong quá trình vận chuyển trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức cấp giấy nhận diện cho các xe tham gia hỗ trợ vận chuyển theo danh sách đề nghị của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng ô tô và cơ quan/đơn vị thực hiện đưa người dân về quê;
- Hỗ trợ thông tin, kết nối các đơn vị vận tải hành khách (khi các tỉnh, thành phố có đề nghị hỗ trợ).
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo cho người dân các tỉnh hiểu rõ về chủ trương, điều kiện, tiêu chí ưu tiên hỗ trợ trở về quê; có nguyện vọng thì chủ động đăng ký.
- Vận động người dân thực hiện nghiêm Công điện số 1063/CĐ-TTg. Chính quyền các cấp sẽ có trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.
- Thông tin, tuyên truyền về chính sách tiếp nhận, tổ chức cách ly công dân khi trở về địa phương (cụ thể theo kế hoạch của từng tỉnh, thành phố).
6. Sở Tài chính
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương lập dự toán chi phí phát sinh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Hướng dẫn các đơn vị có liên quan trong việc sử dụng và thanh quyết toán theo quy định.
7. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong quá trình lưu thông trên địa bàn tỉnh;
- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa điểm tập trung người dân để các tỉnh, thành phố thực hiện đón (khi có phương án bố trí các địa điểm đón).
8. Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Thông báo cho người lao động được về quê theo danh sách của các tỉnh đã được phê duyệt. Ngoài ra yêu cầu người lao động thực hiện theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1063/CĐ-TTg, trong đó yêu cầu tuyên truyền, vận động người dân “ai ở đâu ở đấy”.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về tổ chức đưa công dân có hoàn cảnh khó khăn trở về quê theo yêu cầu tiếp nhận của các địa phương để phòng, chống dịch Covid - 19, đề nghị các Sở, ban, ngành có liên quan phối hợp thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh để tháo gỡ và triển khai kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 về đón người dân Bạc Liêu đang lưu trú tại các tỉnh, thành phố đang có dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp có nguyện vọng trở về địa phương do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2021 về tiếp nhận người Kiên Giang trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2021 về tiếp nhận công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn từ nước ngoài trở về nước thực hiện cách ly tại tỉnh Tuyên Quang
- 4Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2021 về đón người dân Cần Thơ đang sinh sống, làm việc, học tập tại tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trở về quê hương Cần Thơ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Kế hoạch 1585/KH-UBND năm 2021 về đón con em quê hương tỉnh Quảng Bình đang lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Kế hoạch 9384/KH-UBND năm 2021 hỗ trợ công dân của các tỉnh/thành phố đang cư trú tại Đồng Nai có nhu cầu trở về địa phương nơi thường trú và đón công dân tỉnh Đồng Nai tại các vùng dịch của tỉnh/thành phố khác trở về tỉnh Đồng Nai
- 7Kế hoạch 5251/KH-UBND năm 2021 về tổ chức đón bà con Quảng Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng không có chỗ ở ổn định, đang gặp khó khăn, có nguyện vọng về quê do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện 1063/CĐ-TTg năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 về đón người dân Bạc Liêu đang lưu trú tại các tỉnh, thành phố đang có dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp có nguyện vọng trở về địa phương do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2021 về tiếp nhận người Kiên Giang trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2021 về tiếp nhận công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn từ nước ngoài trở về nước thực hiện cách ly tại tỉnh Tuyên Quang
- 6Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2021 về đón người dân Cần Thơ đang sinh sống, làm việc, học tập tại tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trở về quê hương Cần Thơ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Kế hoạch 1585/KH-UBND năm 2021 về đón con em quê hương tỉnh Quảng Bình đang lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Kế hoạch 9384/KH-UBND năm 2021 hỗ trợ công dân của các tỉnh/thành phố đang cư trú tại Đồng Nai có nhu cầu trở về địa phương nơi thường trú và đón công dân tỉnh Đồng Nai tại các vùng dịch của tỉnh/thành phố khác trở về tỉnh Đồng Nai
- 9Kế hoạch 5251/KH-UBND năm 2021 về tổ chức đón bà con Quảng Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng không có chỗ ở ổn định, đang gặp khó khăn, có nguyện vọng về quê do tỉnh Quảng Nam ban hành
Kế hoạch 3886/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ tổ chức đưa công dân có hoàn cảnh khó khăn trở về quê theo yêu cầu tiếp nhận của các địa phương để phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 3886/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Lộc Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra